Phân tích biến động nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích BCTC cty thép Khang Thịnh (Trang 43 - 70)

a. Cơ cấu theo giới tính

2.1.1.2.Phân tích biến động nguồn vốn

Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2018-2020

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

2019/2018 2020/2019

Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối Tương đối

(%)

I. Nợ phải trả 45.540 60.973 43.464 15.433 33,89 (17.508) (28,72)

1. Nợ ngắn hạn 45.540 60.973 43.464 15.433 33,89 (17.508) (28,72)

2. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0

II. Nguồn vốn chủ sở hữu 40.979 54.023 69.184 13.043 31,83 15.161 28,06

1. Vốn chủ sở hữu 40.979 54.023 69.184 13.043 31,83 15.161 28,06

_Vốn góp của chủ sở hữu 20.000 20.000 20.000 0 0 0 0

_Thặng dư vốn cổ phần 0 0 0 0 0 0 0

_Quỹ đầu tư phát triển 0 0 0 0 0 0 0

_Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối 20.979 34.023 49.184 13.043 62,17 15.161 44,56

III. Tổng nguồn vốn 86.520 114.996 112.648 28.476 32,91 (2.347) (2,04)

Nguồn Phòng Tài chính-Kế toán Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nhà thép Khang Thịnh Đơn vị: Triệu đồng

Qua bảng 2.3 phân tích cân đối kế toán trên ta thấy giá trị nguồn vốn của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nhà thép Khang Thịnh:

Hình 2.3: Biến động về tổng nguồn vốn giai đoạn 2018-2020

Năm 2019 tổng nguồn vốn của công ty so với năm 2018 tăng 28.476 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 32,91% và năm 2020 tổng nguồn vốn giảm 2.347 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,04% so với năm 2019, chứng tỏ công ty đã tích cực trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

- Nợ phải trả: năm 2019 so với năm 2018 tăng 15.433 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 33,89%, song năm 2020 nợ phải trả giảm 17.508 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 28,72% so với năm 2019. Công ty không có nợ dài hạn nên mức biến động của nợ ngắn hạn cũng là mức biến động của nợ phải trả.

Qua phân tích nợ phải trả có thể thấy công ty có khả năng chiếm dụng vốn, tuy nhiên nếu công ty không có khả năng thanh toán thì công ty sẽ bị ràng buộc hoặc bị sức ép từ các khoản nợ vay. Ví như năm 2018 doanh nghiệp tăng các khoản nợ ngắn hạn trong khi đó lại giảm các khoản nợ dài hạn điều này có thể dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp.

- Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty liên tục tăng trong các năm: năm 2019 tăng 13.043 triệu đồng tương ứng tăng 31,83%. Trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 13.043 triệu đồng tương ứng tăng 62,17% so với năm 2018. Năm 2018 nguồn vốn chủ sở

86.520.305 114.996.726 112.648.742 0 20.000.000 40.000.000 60.000.000 80.000.000 100.000.000 120.000.000 140.000.000

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng nguồn vốn

hữu tăng 15.161 triệu đồng tương ứng tăng 28,06% trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 15.161 triệu đồng tương ứng tăng 44,56% so với năm 2019. Việc bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu giúp cho tính tự chủ về tài chính của công ty tăng lên, công ty cần bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu ở những năm sau để có khả năng tài chính vững vàng.

Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2018-2020

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Theo quy mô chung Chênh lệch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019 I. Nợ phải trả 45.540 60.973 43.464 52,64 53,02 38,58 33,89 (28,72) 1. Nợ ngắn hạn 45.540 60.973 43.464 52,64 53,02 38,58 33,89 (28,72) 2. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0

II. Nguồn vốn chủ sở hữu 40.979 54.023 69.184 47,36 46,98 61,42 31,83 28,06

1. Vốn chủ sở hữu 40.979 54.023 69.184 47,36 46,98 61,42 31,83 28,06

_Vốn góp của chủ sở hữu 20.000 20.000 20.000 23,12 17,39 17,75 0 0

_Thặng dư vốn cổ phần 0 0 0 0 0 0 0 0

_Quỹ đầu tư phát triển 0 0 0 0 0 0 0 0

_Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối 20.979 34.023 49.184 24,25 29,59 43,66 62,17 44,56

III. Tổng nguồn vốn 86.520 114.996 112.648 100 100 100 32,91 (2,04)

Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nhà thép Khang Thịnh Đơn vị: Triệu đồng

Theo bảng 2.4 đánh giá khái quát về nguồn vốn thì ta thấy tổng nguồn vốn cả 3 năm 2018, 2019 và 2020 đều có sự thay đổi. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động trên ta cần đi sâu vào phân tích từng khoản mục trên bảng kết cấu nguồn vốn. Qua biểu đồ dưới đây, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2018, 2019 và 2020.

Hình 2.4: Nợ phải trả so với nguồn vốn chủ sở hữu giai đoạn 2018-2020

Năm 2018 vốn chủ sở hữu là 40.979 triệu đồng chiếm tỷ trọng 47,36% trong tổng nguồn vốn. Năm 2019 giá trị vốn chủ sở hữu là 54.023 triệu đồng chiếm tỷ trọng 46,98% trong tổng nguồn vốn, và năm 2020 vốn chủ sở hữu là 69.184 triệu đồng chiếm tỷ trọng 61,42%. Vốn chủ sở hữu tăng là do khoản lợi nhuận chưa phân phối tăng. Năm 2020 tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng lên là do cơ cấu nợ phải trả giảm xuống. Nợ phải trả trong giai đoạn 2018 – 2019 luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nhưng giai đoạn 2019- 2020 thì nguồn vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng cao hơn. Năm 2019 nợ phải trả chiếm 53,02% trong tổng nguồn vốn so với năm 2018 tỷ trọng giảm 33,89%. Nhưng đến năm 2020 so với năm 2019tỷ trọng giảm 38,58%, đặc biệt nợ ngắn hạn giảm xuống chiếm tỷ trọng 33,58% tương ứng giảm 28,72% so với năm 2019, trong khi đó nợ dài hạn lại không có. Công ty cần có điều chỉnh giữa khoản vay ngắn hạn và khoản vay dài hạn sao cho hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hạn chế được rủi ro.

45.540.363 60.973.671 43.464.673 40.979.941 54.023.054 69.184.069 0 10.000.000 20.000.000 30.000.000 40.000.000 50.000.000 60.000.000 70.000.000 80.000.000

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Kết luận:

Phân tích tình hình tài chính thông qua phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nhà thép Khang Thịnh ta thấy:

• Các khoản phải thu ngắn hạn tăng giai đoạn 2018-2019 nhưng ngay sau đó có xu hướng giảm giai đoạn 2019-2020, điều đó phản ánh nguồn vốn của công ty không bị khách hàng chiếm dụng, do công ty đang có công tác thu hồi công nợ hợp lý và cần phát huy.

• Vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên qua các năm thể hiện công ty có nhiều cố gắng huy động vốn để kinh doanh.

• Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao cũng làm ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận của công ty do chi phí lưu kho tăng, vì thế công ty cần có những biện pháp hợp lý để điều chỉnh lượng hàng tồn kho một cách phù hợp.

Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ cân đối này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lí giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lí, hiệu quả hay không. Mối quan hệ cân đối này được thể hiện qua các bảng phân tích sau:

Bảng 2.5: Bảng cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2018

Tài sản Nguồn vốn

Tài sản ngắn hạn=83.790.837.998 Nợ ngắn hạn=45.540.363.787 Tài sản dài hạn=2.729.467.380 Nợ dài hạn=40.979.941.591

Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nhà thép Khang Thịnh Đơn vị: Đồng

Bảng 2.6: Bảng cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2019

Tài sản Nguồn vốn

Tài sản ngắn hạn= 98.657.034.340 Nợ ngắn hạn= 60.973.670.102

Tài sản dài hạn= 16.339.691.761 Nợ dài hạn và VCSH= 54.023.054.999 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nhà thép Khang Thịnh

Bảng 2.7: Bảng cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2020

Tài sản Nguồn vốn

Tài sản ngắn hạn= 96.459.988.019 Nợ ngắn hạn= 43.464.673.672

Tài sản dài hạn= 16.188.754.770 Nợ dài hạn và VCSH= 69.184.069.117

Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nhà thép Khang Thịnh

❖ Cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn:

- Năm 2018: 83.790.837.998 đồng > 45.540.363.787 đồng - Năm 2019: 98.657.034.340 đồng >60.973.670.102 đồng - Năm 2020: 96.459.988.019 đồng > 43.464.673.672 đồng

Cả 3 năm 2018, 2019 và 2020 tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, điều này hợp lý vì dấu hiệu này thể hiện doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu hoàn trả nợ ngắn.

❖ Cân đối giữa tài sản dài hạn với nợ dài hạn và VCSH: - Năm 2018: 2.729.467.380 đồng < 40.979.941.591 đồng - Năm 2019: 16.339.691.761 đồng < 54.023.054.999 đồng - Năm 2020: 16.188.754.770 đồng < 69.184.069.117 đồng

Đơn vị: Đồng

Cả 3 năm 2018, 2019 và 2020 tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu. Vậy nợ dài hạn ngoài việc đầu tư cho tài sản dài hạn thì đã có một phần đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Điều này đảm bảo tính an toàn về mặt tài chính nhưng không đảm bảo về mặt hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì gây ra sự lãng phí trong kinh doanh. Khi sử dụng nguồn vốn vay dài hạn sẽ an toàn nhưng tốn nhiều chi phí hơn so với nguồn vốn vay ngắn hạn.

Bảng 2.8: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2020

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

2019/2018 2020/2019

Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối Tương đối

(%)

Tổng doanh thu 146.494 181.271 134.564 34.776 23,74 (46.706) (25,77)

Tổng chi phí 131.469 158.767 115.613 27.297 20,76 (43.153) (27,18)

Tổng lợi nhuận trước thuế 15.024 22.504 18.951 7.479 49,78 (3.552) (15,79)

Thuế thu nhập doanh

nghiệp 3.004 4.500 3.790 1.495 49,78 (710) (15,79)

Tổng lợi nhuận sau thuế 12.019 18.003 15.161 5.983 49,78 (2.842) (15,79)

Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nhà thép Khang Thịnh Đơn vị: Triệu đồng

Sự tồn tại và phát triển của công ty gắn liền với hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta có thể nắm được hiệu quả sử dụng vốn, trình độ quản lý cũng như khả năng tồn tại và phát triển của công ty.

Phân tích doanh thu

Hình 2.5: Tổng doanh thu của Công ty giai đoạn 2018-2020

Doanh thu thuần năm 2019 đạt 181.271 triệu đồng tăng 23,74% (34.776 triệu đồng) so với doanh thu thuần năm 2018. Trong năm 2019, tuy thị trường tiêu thụ và kinh doanh có nhiều biến động khá bất lợi nhưng về cơ bản hoạt động kinh doanh của công ty vẫn đang phát triển tương đối ổn định.

Doanh thu thuần năm 2020 đạt 134.564 triệu đồng giảm 25,77% ( 46.706 triệu đồng) so với doanh thu thuần năm 2019. Trong năm 2020, công ty đã thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lợi nhuận. Tính đến cuối năm 2018, các chỉ số tài chính của công ty cơ bản thể hiện được tính hiệu quả và lành mạnh trong hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn - tài sản, khả năng thanh toán và hiệu quả hoạt động đều thể hiện Công ty có tình hình tài chính tốt, vốn đầu tư của cổ đông được bảo toàn và phát triển. 146.494.569 181.271.334 134.564.898 100.000.000 120.000.000 140.000.000 160.000.000 180.000.000 200.000.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Phân tích chi phí

Hình 2.6: Tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2018-2020

Trong khoảng thời gian 3 năm gần đây (2018-2020) chi phí của công ty cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư giảm dần theo từng năm. Cuối năm 2018, chi phí của công ty đạt 131.469 triệu đồng. Đến năm 2019, con số này đã tăng lên 158.767 triệu đồng tương ứng với mức tăng 20,76%. Và đến năm 2020 thì lại giảm đi 27,18% với tổng chi phí lúc này là 115.613 triệu đồng. Nắm bắt được tình hình về nhu cầu thị trường, các biến động có thể xảy ra sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, Công ty đã có những điều chỉnh về chi phí nhằm thu được nguồn lợi nhuận mong muốn, giảm tối thiểu những lãng phí không đáng có.

Phân tích lợi nhuận

Hình 2.7: Tổng lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2018-2020

131.469.902 158.767.183 115.613.630 100.000.000 120.000.000 140.000.000 160.000.000 180.000.000

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng chi phí 12.019.733 18.003.321 15.161.014 10.000.000 13.000.000 16.000.000 19.000.000

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng lợi nhuận

Qua bảng đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2018-2020 có sự biến động rõ rệt, năm 2019 là hơn 18.003 triệu đồng tăng 49,78% so với năm 2018, nhưng đến năm 2020 tổng lợi nhuận sau thuế thu được là 15.161 triệu đồng giảm 15,79 % so với năm 2018. Với những số liệu đó ta có thể thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh kết hợp với các hoạt động đầu tư đã được công ty thực hiện một cách hiệu quả đem lại khoản lợi nhuận lớn trong giai đoạn năm 2018-2019. Tuy nhiên gần cuối năm 2019 đầu năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid 19 đã tác động mạnh đến việc kinh doanh cả nước nói chung và sản xuất, lắp dựng nhà thép của Khang Thịnh nói riêng. Điều đó đã dẫn đến việc doanh thu giảm, vật tư tồn đọng lớn, lãi vay ngày càng tăng, tỷ lệ quay vòng vốn thấp dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm. Trong thời gian tới ban lãnh đạo công ty cần có các biện pháp khắc phục nhanh chóng tránh để tình trạng này kéo dài ảnh hưởng tới các hoạt động của công ty.

2.3Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng

Để đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp các nhà phân tích tài chính còn sử dụng các chỉ tiêu tài chính đặc trưng để giải thích thêm về các mối quan hệ tài chính. Do đó các chỉ tiêu tài chính được coi là biểu hiện đặc trưng nhất về tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định .

2.3.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để tài trợ cho các tài sản của mình, các doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu mà còn cần đến nguồn tài trợ khác là vay nợ. Việc vay nợ này được thực hiện cho nhiều đối tượng và dưới nhiều hình thức khác nhau. Với bất kỳ một đối tượng nào thì mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất khi cho vay là người cho vay sẽ xem xét xem doanh nghiệp có khả năng hoàn trả khoản vay không tức là khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mức độ nào.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ đồng thời thể hiện rõ nét chất lượng công tác tài chính. Tại một thời điểm nếu doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên của khó khăn tài chính, còn nếu nghiêm trọng hơn có thể đưa doanh nghiệp đến phá sản. Vì vậy, khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiêp, nó sẽ phản ánh rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp cho doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp thông thường được xem xét trong ngắn hạn.

Các chỉ số về khả năng thanh toán được xem xét là: - Khả năng thanh toán tổng quát.

- Khả năng thanh toán chung. - Khả năng thanh toán nhanh. - Khả năng thanh toán tức thời. - Khả năng thanh toán lãi vay.

Một phần của tài liệu Phân tích BCTC cty thép Khang Thịnh (Trang 43 - 70)