Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng

Một phần của tài liệu Phân tích BCTC cty thép Khang Thịnh (Trang 70 - 73)

a. Cơ cấu theo giới tính

2.4Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng

dựng Nhà thép Khang Thịnh

Nhìn chung tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty trong 3 năm có xu hướng tăng nhưng ở mức bình thường không có nhiều biến động lớn, việc gia tăng của tài sản đến từ việc tăng lên của hàng tồn kho và việc tăng lên của nguồn vốn đến từ việc công ty có khoản phải trả ngắn hạn.

Tình hình doanh thu của công ty có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018-2020, nguyên nhân đến từ các đối thủ cạnh tranh và do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng công ty đã thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lợi nhuận. Tính đến cuối năm 2020, các chỉ số tài chính của Công ty cơ bản thể hiện được tính hiệu quả và lành mạnh trong hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn- tài sản, khả năng thanh toán và hiệu quả hoạt động đều thể hiện Công ty có tình hình tài chính tốt, vốn đầu tư của cổ đông được bảo toàn và phát triển.

Ưu điểm:

Nguồn VCSH tăng dần qua các năm do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng lên, cho thấy công ty kinh doanh có lợi nhuận trong các năm. Tuy nhiên tỷ lệ VCSH còn thấp so với tổng nguồn vốn chưa đủ để tài trợ cho TSNH và TSDH nên công ty cần tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng VCSH để chủ động hơn về mặt tài chính.

khoản nợ vay của công ty đang tốt dần lên. Tuy hiện tại các khả năng thanh toán lớn hơn 1, tức là doanh nghiệp vẫn đảm bảo cho khả năng chi trả hiện tại nhưng khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời vẫn còn nhỏ hơn 1 và ở mức rất thấp (năm 2019 khả năng thanh toán nhanh là 0,47 lần giảm 0,26 lần so với năm 2018; năm 2019 khả năng thanh toán tức thời là 0,02 lần, là một con số rất thấp) vì vậy công ty nên quan tâm nhiều hơn nữa đến các chỉ tiêu này để đảm bảo tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai.

Tỷ số hoạt động của công ty, vòng quay vốn lưu động tăng trong giai đoạn 2018- 2019 đó là 1 tín hiệu đáng mừng, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cao nhưng giai đoạn 2019-2020 lại giảm xuống chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chưa được tốt. Trong 3 năm vòng quay hàng tồn kho tăng giai đoạn 2018-2019 chứng tỏ số ngày lưu kho giảm, khả năng thu hồi vốn tốt nhưng lại giảm giai đoạn 2019-2020 làm cho số ngày lưu kho tăng, khả năng thu hồi vốn kém hiệu quả. Kỳ thu tiền bình quân tăng cho thấy công tác thu hồi các khoản phải thu của công ty chưa hiệu quả, công ty đưa ra các giải pháp để công tác thu hồi các khoản phải thu trở nên tốt hơn.

Hạn chế:

Cơ cấu tài sản, giá trị của TSNH lớn hơn so với giá trị của TSDH, điều đó có nghĩa là hiện nay đa số máy móc, phương tiện vận chuyển của công ty đều được thuê để thi công các công trình, chính vì vậy công ty cần chú trọng hơn vào đầu tư TSCĐ để tạo ra phần TSDH có giá trị lớn hơn.

Hàng tồn kho có xu hướng tăng nhưng về mặt giá trị và chiếm một tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn của công ty (đạt mức từ từ 46 >54%). Nguyên nhân là do đặc thù kinh doanh của công ty là sản xuất và lắp dựng và thiết kế nên trữ lượng hàng tồn kho lớn để cung cấp vật tư cho việc thực hiện các dự án công trình và đảm bảo cho việc giao hàng đúng hạn. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao làm ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận của công ty do chi phí lưu kho tăng, vì thế công ty cần có những biện pháp hợp lý để điều chỉnh lượng hàng tồn kho một cách phù hợp.

Nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao, trên 50% tổng nguồn vốn; cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty còn thấp nhưng đến năm 2020 thì tỷ trọng đã giảm xuống so với tổng nguồn vốn cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty đã cao lên. Vốn hoạt động của công ty còn phụ thuộc nhiều từ vào sự tài trợ từ bên ngoài.

Việc huy động quá nhiều nợ khiến công ty có thể vay thêm các khoản vay mới nếu cần đầu tư thêm vào các khoản mục khác. Mức độ quá cao của các khoản nợ khiến cho độ an toàn của công ty trong kinh doanh kém hơn. Vì vậy công ty phải có những chiến lược để kiểm soát tốt phần nợ, làm giảm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn để chủ động hơn về mặt tài chính. Nợ phải trả ngắn hạn tăng năm 2019 do công ty tiếp tục thực hiện các dự án mở rộng thị trường đến năm 2020 thì khoản nợ phải trả đã giảm xuống do ảnh hưởng kinh tế từ dịch bệnh số lượng đơn hàng cũng giảm hơn so với năm 2019 trong khi nguồn vốn chủ sở hữu không đủ nên công ty đã tiến hành các khoản vay bên ngoài cho mục tiêu này. Việc vay tiền mở rộng thị trường sản xuất và chi trả các khoản phí là cần thiết trong sự phát triển của công ty tuy nhiên công ty cần thận trọng trong việc ra quyết định vay bao nhiêu là đủ mở rộng sản xuất và khả năng thanh toán của công ty trong thời gian tới.

Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ bằng tiền mặt năm 2019 vì tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty đều nhỏ hơn 1 đồng nghĩa là lượng tiền mặt dự trữ tại công ty không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nhưng đến năm 2020 tỷ số này đã lớn hơn 1 chứng tỏ lượng tiền mặt dự trữ của công ty về cơ bản có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán. Nguyên nhân do sự tăng lớn của khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho quá lớn trong TSNH. Công ty cần có chính sách để giảm bớt nguồn vay và gia tăng VCSH để giảm bớt rủi ro thanh toán. Đồng thời cần xây dựng một lượng dự trữ tiền mặt tối ưu để có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán khi công ty cần thiết.

Tỷ suất sinh lời của công ty tăng ở năm 2019 và có xu hướng giảm ở năm 2020 điều này cho thấy năm 2019 công ty kinh doanh có hiệu quả hơn năm 2018, nhưng đến cuối năm 2020 do đang trong quá trình tiếp tục mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh của công ty khi các nguồn lực đang được đổ dồn cho việc quản lý và chiếm lĩnh thị trường mới và bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nền kinh tế không ổn định đã dẫn đến lợi nhuận thu về không cao như năm trước. Công ty cần có các biện pháp khắc phục nhanh chóng tránh để tình trạng này kéo dài ảnh hưởng tới các hoạt động của công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các tài liệu của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nhà thép Khang Thịnh: Bảng lương (lưu hành nội bộ), danh sách CB_CNV năm 2018-2020.

2. Báo cáo tài chính Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nhà thép Khang Thịnh năm 2018-2020.

3. Website của công ty: nhathepkhangthinh.vn

4. Giáo trình Quản trị học của TS Nguyễn Hữu Thân (2010). 5. Giáo trình Quản trị tài chính của NXB Kinh Tế TPHCM.

Một phần của tài liệu Phân tích BCTC cty thép Khang Thịnh (Trang 70 - 73)