II. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁP – VIỆT.
2. Những giải pháp mang tính vi mô
Các doanh nghiệp nên đẩy mạnh xúc tiến bán hàng sang thị trường Pháp
Các ngành sản xuất của Việt Nam cần phải đi vào đầu tư theo chiều sâu, hoàn chỉnh công nghệ, có chính sách đào tạo lao động lành nghề, đãi ngộ nhân tài, tăng cường quy mô sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm và luôn có phương án điều chỉnh để có thể đáp ứng nhu cầu thường xuyên biến đổi của người tiêu dùng Pháp.
Đối với ngành dệt may, hạn ngạch phải được nhanh chóng phân bổ sao cho các doanh nghiệp có đơn đặt hàng ngay từ đầu năm để có kế hoạch triển khai sản xuất.
Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu thẳng cho khách hàng Pháp không qua trung gian.
Các doanh nghiệp phải chú ý tới sự thay đổi trong việc tiêu dùng của người Pháp để có kế hoạch cho việc sản xuất của mình, để sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ
Các doanh nghiệp phải đảm bảo việc sản xuất và giao hàng đầy đủ và đúng thời hạn đã thoả thuận.
Một vấn đề rất quan trọng nữa là việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến mặt hàng nông sản thực phẩm để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường Pháp.
Chúng ta phải biết lựa chọn kênh phân phối phù hợp như tìm cách ký kết những hợp đồng tiêu thụ với những hãng phân phối lớn của Pháp và dành ưu tiên cho các doanh nghiệp Việt Kiều.
Nâng cao hiệu quả hàng nhập khẩu từ Pháp
Như đã giới thiệu, Pháp có những thế mạnh mà Việt Nam có thể khai thác như những mặt hàng công nghệ cao, hoá dược, xi măng, sắt thép...
Công nghệ của Pháp có thể coi là công nghệ nguồn, ta cần nghiên cứu nguồn máy móc này để có thể nhập từ Pháp các loại thiết bị cho công nghiệp nặng như khai thác dầu, lọc dầu; thiết bị y tế; máy móc công cụ phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp; thiết bị viễn thông, truyền hình, thiết bị hàng không.
Về nguyên vật liệu cho sản xuất trong các ngành như sản xuất bột mỳ, men làm bia, sữa bột..., chúng ta có thể giảm dần việc nhập nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ bằng cách tăng cường nghiên cứu sản xuất bằng công nghệ trong nước.
Về tân dược và mỹ phẩm của Pháp, đây là các sản phẩm Pháp nổi tiếng nên giá thường đắt hơn các nước khác. Chúng ta nên hạn chế nhập khẩu vì trong nước các liên doanh cũng đã sản xuất được với chất lượng không thua kém, vừa là nhằm kích thích sản xuất trong nước vừa giảm được một phần đáng kể ngoại tệ dùng vào việc nhập khẩu những mặt hàng này.
Nhà nước nên quản lý bằng việc chỉ cấp hạn ngạch vừa đủ cho một số công ty chuyên nhập khẩu cung cấp thiết bị cao cấp cho các khách sạn, nhà
hàng. Việc tuyên truyền dùng các sản phẩm nội địa mà các liên doanh Pháp – Việt đã sản xuất được với chất lượng khá cao là hết sức quan trọng.
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ
Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ nói chung, cán bộ làm kinh tế đối ngoại nói riêng vừa mang tính chiến lược vừa có nội dung cấp thiết bởi vì, muốn làm chủ được công nghệ, nắm bắt được xu thế phát triển của thế giới và hội nhập được tốt thì phải có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực. Đội ngũ cán bộ hiện đang làm kinh tế đối ngoại của ta số đông là được đào tạo cơ bản, trải qua nhiều năm công tác, có kinh nghiệm chuyên môn. Song, bước vào thời kỳ đổi mới, với nhu cầu phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại cả về chiều rộng và chiều sâu đồng thời đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đội ngũ này bộc lộ nhiều điểm yếu.
Đối với những cán bộ phụ trách quan hệ kinh tế Việt Nam – Pháp, họ cần:
- Được bồi dưỡng hoặc cập nhật kiến thức nhằm nâng cao hiểu biết về nước Pháp và Châu Âu, đặc biệt về các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính đồng thời trau dồi ngoại ngữ tiếng Pháp nhằm có đủ khả năng làm việc độc lập trong các lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
- Cập nhật những kiến thức về luật và kinh tế quốc tế, bổ sung những kiến thức mới.
- Nâng cao khả năng chuyên môn, thực hành cụ thể như trình độ lập và triển khai dự án đầu tư, soạn thảo, thực thi những hợp đồng thương mại có giá trị lớn.
Để công tác bồi dưỡng cán bộ có hiệu quả, ta cần:
- Thống kê đội ngũ cán bộ công tác trong từng lĩnh vực của kinh tế đối ngoại nói chung về Châu Âu và về Pháp nói riêng.
- Kê khai ngành học được đào tạo ban đầu, thâm niên công tác trong kinh tế đối ngoại.
- Xác định nội dung chương trình cần bồi dưỡng cho từng đối tượng.
- Tận dụng mọi cơ hội và khả năng gửi cán bộ đi thực tập, tham quan thực tế tại Pháp và Châu Âu.
Nội dung đào tạo cần phải tính đến:
- Những kiến thức kinh điển có tính chất quy luật về kinh tế đối ngoại.
- Những đặc điểm của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế của Pháp nói riêng ở thời kỳ toàn cầu hoá.
- Trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng nghiệp vụ.
- Kinh nghiệm thực tiễn trong quan hệ với Pháp nói riêng và với Châu Âu nói chung.
- Chương trình và nội dung đào tạo phải thường xuyên được cập nhật và sửa đổi nhằm theo kịp những biến đổi ngày càng nhanh trong kinh tế đối ngoại.
Quan hệ hợp tác chặt chẽ với Phòng Thương Mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam
Thường xuyên liên lạc với Phòng Thương Mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFV) để có thể tiếp cận với các doanh nghiệp, địa phương của Pháp có nguyện vọng đầu tư vào Việt Nam và từ đó tìm được cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp mình.
Nên mở rộng hơn nữa môi trường Pháp ngữ nhằm rút ngắn khoảng cách giữa hai nước thông qua đó việc đầu tư và kinh doanh cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
KẾT LUẬN
Quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Pháp là mối quan hệ đã có từ lâu đời, một mối quan hệ mang tính lịch sử. Mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai bên được phát triển dựa trên cơ sở và nền tảng là mối quan hệ chính trị đã có từ lâu đời đó. Chính vì lý do này mà việc phân tích mối quan hệ thương mại và đầu tư Pháp – Việt chỉ trong phạm vi khoá luận này có lẽ là chưa đủ chi tiết và sâu sát so với mối quan hệ thực tế giữa hai bên.
Tuy nhiên, trong phạm vi khoá luận này em đã đi vào phân tích mối quan hệ thương mại và đầu tư Pháp – Việt trên hai khía cạnh là thương mại và đầu tư ở cả hai phương diện thành tựu và hạn chế. Quan hệ thương mại và đầu tư Pháp – Việt những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp rất nhiều cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước chúng ta. Nhưng bên cạnh đó, mối quan hệ này còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Với mục tiêu là duy trì và phát triển mối quan hệ thương mại và đầu tư với nước Pháp, trong quá trình nghiên cứu khoá luận này, em cũng đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Em rất mong muốn rằng những kiến nghị của em sẽ góp phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước phát
triển hơn và Việt Nam chúng ta sẽ thực hiện được những giải pháp đó để có thể phát triển mối quan hệ với Pháp nói riêng và với các nước khác trên thế giới nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo về quan hệ kinh tế Việt Nam với một số nước trong khu vực Tây Bắc Âu, Vụ Châu Âu 2 – Bộ Ngoại Giao – Việt Nam, 15/11/1999.
2. Báo cáo tổng kết thị trường Pháp 10 năm: 1991-2000, Thương vụ Việt Nam tại Pháp – 8/10/1999.
3. Nguyễn Mạnh Cầm, Bài phát biểu tại hội nghị các nhà tư vấn lần thứ năm tại Tokyo 11/12/1997.
4. Trần Đức Lương, Diễn văn đọc tại buổi chiêu đãi hoan nghênh Tổng Thống Pháp J. Chirac, Phủ Chủ Tịch Hà Nội – 12/11/1997.
5. Hà Lê, Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam – Tổng quan năm 1999 và giải pháp để thu hút vốn, Tạp chí thương mại số 1 năm 2000.
6. Nguyễn Huyền Minh, Những điểm mạnh trong thu hút đầu tư nước ngoài của Pháp, tạp chí Những vấn đề kinh tế ngoại thương số 2/1998 Đại Học Ngoại Thương Hà Nội.
7. Tổng quan về tình hình kinh tế của Việt Nam và Pháp - Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội năm 2002.
8. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới – tháng 12/1999. 9. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới – tháng 2/1998. 10.Tạp chí Thương mại số 35 năm 2003.
12.Đặc san tuần báo quốc tế chuyên đề Hợp tác Pháp – Việt năm 2000.
13.“Hướng dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” – Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2003. (Sách do Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với văn phòng luật sư Flécheux, Ngo & Associes thực hiện).
14.Cuốn “Kinh doanh với thị trường Châu Âu” do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm thông tin thương mại Châu Âu tại Việt Nam thực hiện năm 2002.
15.Báo cáo thống kê chi tiết hàng Việt Nam xuất khẩu sang Pháp từ năm 1995 đến 6 tháng đầu năm 2003, Bộ Thương mại Việt Nam.
16.Báo cáo thống kê chi tiết hàng nhập khẩu từ Pháp từ năm 1995 đến 6 tháng đầu năm 2003, Bộ Thương mại Việt Nam.
17.Báo cáo về tình hình phân bổ nguồn vốn FDI của Pháp tại Việt Nam năm 2001, Vụ quản lý dự án – Bộ kế hoạch và đầu tư .
18.Báo cáo thống kê đầu tư của Pháp tại Việt Nam năm 2001 và năm 2002 do Thương vụ Pháp tại Việt Nam thực hiện.
Web: http://www.dree.org/vietnam
19.Commerce extérieur, http://www.insee.fr/vf/chiffres
20.Minc Alain, La France de l’an 2000, Odile Jacob – Paris.
21.http://www.vir.com.vn
22.http://www.laodong.com.vn