Tiềm năng tiêu thụ của thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Quan hệ thương mại và đầu tư Pháp-Việt ppt (Trang 35 - 38)

IV. NĂM LĨNH VỰC HỢP TÁC CẦN ĐƯỢC CHÚ TRỌNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC PHÁP-VIỆT.

e. Tiềm năng tiêu thụ của thị trường Việt Nam

Với dân số hơn 80 triệu người, thu nhập đầu người lại đang gia tăng, Việt Nam là một thị trường rất lớn của Pháp. Theo đáng giá của Ngân Hàng thế giới, sức tiêu thụ của người dân Việt Nam là khoảng 2000 USD/năm, đồng thời, nhu cầu và thị hiếu của người Việt Nam đang dần thích ứng với các sản phẩm chất lượng cao của Pháp như mỹ phẩm, rượu, thực phẩm, thuốc men... Đây là một thuận lợi rất lớn đối với quan hệ thương mại giữa hai nước.

Với một thị trường rộng lớn như Việt Nam cùng với nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú, môi trường chính trị ổn định thì Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư Pháp

2. Khó khăn

Thứ nhất là hai nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau. Sau thất bại của Pháp năm 1954 tại Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung, Việt Nam trở thành nước tuyến đầu của hệ thống xã hội chủ nghĩa đi ngược lại hệ thống tư bản chủ nghĩa do đó quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Pháp trước năm 1975 hầu như rất hạn chế. Sau năm 1975 quan hệ kinh tế giữa hai nước mới từng bước được phát triển song rất chậm chạp. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước rất nhỏ so với kim ngạch buôn bán của Pháp với các nước trong khu vực do Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu chỉ trao đổi buôn bán với các nước trong khối SEV theo hiệp định kinh tế ký kết hàng năm giữa cácnước trong khối ngoài ra còn do hàng hoá sản xuất không đủ tiêu chuẩn, thanh toán chậm do thiếu ngoại tệ... về phía Pháp chưa chú ý buôn bán thực sự với Việt Nam.

Thứ hai là do chủ nghĩa bá quyền công nghệ của Pháp. Cũng như một số nước tư bản công nghiệp hàng đầu khác, các tập đoàn tư bản Pháp thực hiện chính sách bá quyền công nghệ, tức là họ giữ độc quyền các thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất để phục vụ lợi ích và duy trì địa vị độc tôn của họ. Pháp chỉ chuyển giao cho các nước đang phát triển những công nghệ thứ yếu-công nghệ loại hai, những công nghệ sử dụng nhiều nhân công, thậm chí là những công nghệ gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Thứ ba là do hai nước có khoảng cách địa lý rất xa nhau nên việc vận chuyển hàng hoá gặp nhiều khó khăn nên chi phí vận chuyển và bảo hiểm cao. Thực tế khi vận chuyển hàng hoá từ Việt Nam sang Pháp và ngược lại bằng đường biển phải mất 1 tháng. Do đó việc hàng hoá bị hư hao, tổn thất, gặp các sự

cố dọc đường là không thể tránh khỏi. Điều này làm cho giá thành hàng hoá tăng cao, khó cạnh tranh. Mặt khác vận chuyển hàng hoá thông thường lại không thể dùng đường hàng không vì chi phí quá đắt trong khi đó các phương thức vận chuyển khác như đường sắt thì lại không có. Đây có thể nói là một trở ngại lớn nhất trong buôn bán của hai nước Việt Pháp.

Thứ tư là, đối với phía Việt Nam, một trở ngại cũng rất lớn đó chính là sự cạnh tranh gay gắt của các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Bởi vì các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Pháp hầu hết đều trùng với các sản phẩm của các nước trên. Do đó việc tranh giành thị trường và khách hàng là không thể tránh khỏi. Chất lượng hàng hoá của Việt Nam những năm qua đã có nhiều cải thiện đáng kể, hàng trăm doanh nghiệp được nhận các chứng chỉ về quản lí chất lượng hàng hoá nhưng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn chưa được nâng lên. Vì vậy các doanh nghiệp của chúng ta cần phải nỗ lực rất nhiều để có thể chiếm lĩnh được thị trường Pháp.

Một trở ngại nữa đối với Việt Nam là Việt Nam mới bước vào nền kinh tế thị trường chưa được bao lâu, thị trường Việt Nam còn rất nhỏ bé và hàng hoá có chất lượng chưa cao. Mặt khác thị trường Pháp cũng là một thị trường tương đối khó tính. Yêu cầu về chất lượng hàng hoá của người dân Pháp khá cao so với một số nước khác. Hơn nữa hiện nayEU (trong đó có Pháp) đang có nhiều chính sách bảo hộ chặt chẽ nền nông nghiệp trong nước. Họ đặt ra nhiều hàng rào cản thương mại và phi thương mại như chính sách thuế quan nhập khẩu, chính sách kiểm dịch thực vật, các qui định về nhãn mác hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm, đo lường… để hạn chế nhập khẩu từ các nước có cơ cấu sản xuất giống họ. Đây cũng là một trở ngại khá lớn đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam.

Một trở ngại khác nữa cũng cần phải kể đến là cơ cấu xuất khẩu của ta

còn khá bất cập. Hiện nay chúng ta vẫn chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm, giày dép, dệt may, khoáng sản, than đá…Các sản phẩm này chủ yếu dựa vào lợi thế có sẵn của Việt Nam như tài nguyên thiên nhiên, sức lao động rẻ mạt mà các lợi thế này sẽ có lúc cạn kiệt. Do đó chúng ta cần phải có chiến lược lâu dài cho xuất khẩu. Cần phải đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chất lượng cao, chứa nhiều chất xám hơn nữa.

Cuối cùng phải nói đến một trở ngại luôn làm nản lòng các nhà đầu tư

là thủ tục hành chính của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn bị kêu là rườm rà. Vì vậy cải cách thủ tục hành chính cho thông thoáng hơn là một việc làm cần thiết của Chính phủ.

II. THỰC TRẠNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI PHÁP-VIỆT

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Quan hệ thương mại và đầu tư Pháp-Việt ppt (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)