Có chính sách hỗ trợ hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Quan hệ thương mại và đầu tư Pháp-Việt ppt (Trang 77 - 78)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁP – VIỆT.

1. Những giải pháp mang tính vĩ mô 1Thúc đẩy quan hệ chính trị

1.2 Có chính sách hỗ trợ hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp

 Chúng ta cần phải cải cách về thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu. Trong quản lý xuất nhập khẩu hai khâu quan trọng là quyền kinh doanh và phạm vi hàng hoá được phép xuất nhập khẩu. Trong những năm qua chúng ta đã tạo những điều kiện thuận lợi cả trong văn bản lẫn trên thực tế để cho mọi thành phần kinh tế tham gia trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhưng đến nay, nhìn chung lại, cơ chế điều

hành vẫn còn phần nào mang tính “xin-cho” mặc dù đã có rất nhiều sửa đổi. Do vậy, cần loại bỏ sớm có chế này và quản lý theo pháp luật. Điều gì mà pháp luật không cấm thì để tự do kinh doanh, không nên gây phiền hà dưới bất cứ hình thức gì. Chính tư duy:”tôi được làm tất cả những gì pháp luật không cấm” rất phù hợp với lối làm ăn của người Pháp.

 Để điều hành xuất nhập khẩu có hiệu quả cần bổ sung, sửa chữa các quy chế, quy định cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như các quy định về giá xuất nhập khẩu, điều kiện, phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng... Muốn vậy đương nhiên ta phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm quản lý, xây dựng cơ chế chính sách trung thực, am hiểu công việc và có kinh nghiệm nghề nghiệp. Chính họ sẽ là người tham mưu cho lãnh đạo và trực tiếp soạn thảo các chính sách cần thiết. Đồng thời ta cũng phải kiên quyết xoá bỏ các tầng nấc không cần thiết.

 Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới, ta cần nâng cao chất lượng hàng hoá, cải tiến mẫu mã, bao bì, giảm giá thành, nâng cao sự hiểu biết về thị trường, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng. Từ đó nghiên cứu tiềm năng sản xuất hàng xuất khẩu của cả nước, của từng địa phương, từng vùng và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tất cả các điểm trên cần phải được xây dựng thành chính sách lâu dài, nhất quán, tránh tình trạng “bỏ mặc” hoặc quản lý theo lối hành chính đơn thuần.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Quan hệ thương mại và đầu tư Pháp-Việt ppt (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)