Xác định hàm lượng acid của kẹo 1 Nguyên tắc

Một phần của tài liệu KCS đường, bánh kẹo GVHD: nguyễn thị cúc (Trang 25 - 28)

- Do dung dịch mẫu lấylà 10ml nên:

2. Xác định hàm lượng acid của kẹo 1 Nguyên tắc

2.1. Nguyên tắc

- Dùng dung dịch NaOH 0,1N trung hòa lượng acid có trong mẫu kẹo với chỉ thị phenolphtalein 1%.

2.2. Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị, dụng cụ:A. Nguyên liệu: 20g kẹo mềm và 20g kẹo cứng. A. Nguyên liệu: 20g kẹo mềm và 20g kẹo cứng.

B. HÓA CHẤT

STT Tên hóa chất Quy cách Đ/v tính Số lượng Ghi chú

1 phenolphtalein

1% Giọt 3

2 NaOH 0,1N ml

C. DỤNG CỤ

STT Tên dụng cụ Quy cách Đ/v tính Số lượng Ghi chú

1 Bình tam giác 250ml cái 3 Mỗi nhóm

2 Phễu lọc cái 3 Mỗi nhóm

2 Burette cái 1 Mỗi nhóm

3 Bình tia cái 1 Mỗi nhóm

4 Ống đong cái 1 Mỗi nhóm

5 Nhiệt kế cái 1 Mỗi nhóm

6 Bình định mức 250ml cái 1 Mỗi nhóm

STT Tên thiết bị Quy cách Đ/v tính Số lượng Ghi chú

1 Cân phân tích cái 1 Dùng chung

2.3. Cách tiến hành

- Cân 20g kẹo đã được nghiền nhỏ cho vào cốc thủy tinh 250ml. Thêm 100ml nước cất nóng (60-700C) vào.

- Dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho kẹo tan hết.

- Cho toàn bộ dung dịch vào bình định mức 250ml. Định mức đến vạch, lắc đều. - Lọc dung dịch. Với kẹo cứng thì lọc bằng giấy lọc. Riêng kẹo mềm ta lọc qua

bông do kẹo mềm có độ nhớt cao. Những ml đầu của dịch lọc ta dùng tráng bình tam giác hứng.

- Hút 25ml dịch lọc cho vào bình tam giác 250ml, thêm 100ml nước cất và 3 giọt P.P 1%.

- Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng nhạt bền trong 30 giây.

2.4. Kết quả:

- Khối lượng kẹo đã cân:

 Kẹo cứng: 20,001g.

 Kẹo mềm: 20.003g.

- Thể tích NaOH 0,1N tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ:

Kẹo cứng Kẹo mềm Thành viên chuẩn

Lần 1 2,3 0,45 Thùy Vân

Lần 2 2,35 0,4 Kim Cương

N: nồng độ đương lượng dung dịch NaOH, N = 0,1N. M: đương lượng gam của acid citric, tính bằng g. M = 64(g). V1: thể tích NaOH tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ,tính bằng ml. V: thể tích dịch lọc lấy chuẩn độ, tính bằng ml.

M: khối lượng mẫu thử, tính bằng g. - Kết quả tính:  Kẹo cứng: Lần 1: X = N . M .V1.V2 m.V.1000 .100 % = 20,001.25.10000,1.64 .250.2,3 .100 %=¿0,736% Lần 2: X = N . M .V1.V2 m.V.1000 .100 % = 0,1.64 .250.2,3520,001.25.1000.100% = 0,752% Lần 3: X = N . M .V1.V2 m.V.1000 .100 % = 0,1.64 .250 .2,3520,001.25.1000.100 %=¿ 0,752%  Kẹo mềm: Lần 1: X = N . M .V1.V2 m.V.1000 .100 % = 0,1.64 .250 .0,4520,003.25.1000.100 %=¿ 0,144% Lần 2: X = N . M .V1.V2 m.V.1000 .100 % = 20,003.25.10000,1.64 .250 .0,4 .100 %=¿ 0,128% Lần 3: X = N . M .V1.V2 .100 % = 0,1.64 .250 .0,4 .100 % = 0,128%

2.5. Nhận xét:

- Trong cùng 1 mẫu kẹo độ acid khác nhau. Nguyên nhân có thể do:

 Khối lượng kẹo cân không chính xác.

 Thao tác trong quá trình chuẩn độ chưa chính xác.

- Độ acid trong kẹo cứng lớn hơn trong kẹo mềm. Do kẹo cứng ta phân tích là kẹo me và kẹo mềm là kẹo sữa.

- Qua các lần kết quả ta có thể thấy hàm lượng acid trong kẹo là tương đối thấp, thường dưới 1%. Hàm lượng acid trong kẹo làm cho các loại kẹo có vị chua. Trong mẫu kẹo mềm cũng có 1 lượng acid tuy nhiên hàm lượng chưa đủ lớn để gây ra hậu vị chua đối với người sử dụng, tuy nhiên kết quả phân tích cho thấy trong kẹo sữa vẫn tồn tại 1 hàm lượng acid nhất định.

Một phần của tài liệu KCS đường, bánh kẹo GVHD: nguyễn thị cúc (Trang 25 - 28)