Nếp sống người Thăng Long – Hà Nội thời Lê – Nguyễn

Một phần của tài liệu Nhóm 3 - BTL Hà Nội học (Trang 32 - 34)

Nguyễn.

Thăng Long – Kẻ Chợ đến thời nhà Lê lấy tên là Đông Kinh, lúc này đã có lịch sử phát triển hơn 400 năm, với vị thế là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước (vai trò kinh tế thương mại của Thăng Long không phải là yếu tố quan trọng, mặc dù là nơi diễn ra nhiều hoạt động giao thương bởi do yếu tố tự cung tự cấp tương đối độc lập của hệ thống làng xã nước ta thời kỳ đó). Đến thời nhà Nguyễn, mặc dù đã mất đi vai trò trung tâm hành chính của cả nước do vị trí kinh đô đã được chuyển về Phú Xuân – Huế, Hà Nội vẫn đóng vai trò trung tâm hành chính đầu não của cả vùng đồng bằng Bắc Bộ với những phố thị sầm uất và một bề dày lịch sử văn hiến đầy tự hào.

Thời nhà Lê, Thăng Long đã có những thay đổi lớn lao về mọi mặt của đời sống chính trị xã hội. Đạo Khổng trở thành tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến. Nho học rất được chú trọng, được tôn là quốc học. Khoa cử thúc đẩy, hình thành tầng lớp nho sĩ trí thức đông đảo. Kinh đô có Quốc Tử giám, Thái học viện. Vua Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo, hầu hết các đạo ở đồng bằng đều lập trường công, ấn định quy chế thi cử 3 năm tổ chức thi hương một lần, ngoài ra còn tổ chức những kỳ thi ân khoa khác. Từ triều Lê, người thi đậu rất vẻ vang: có lễ xướng danh, lễ vinh quy, lễ khắc tên tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu. Nền nếp nho gia quy định rất chặt chẽ những cách thức ứng xử giữa các cá nhân, các nhóm xã hội với nhau. Đẳng cấp xã hội được xác tín qua quan niệm về tứ dân: sĩ, nông, công, thương.

33

Dưới chế độ phong kiến Lê – Nguyễn, nếp sống của người Thăng Long bắt đầu phân hóa thành hai dòng đối lập: lối sống của giai cấp thống trị: vua, quý tộc và tầng lớp quan lại lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo và lối sống dân gian của các nhóm xã hội bị cai trị thợ thủ công, người buôn bán và nông dân. Tuy nhiên, trong xã hội lúc này nổi lên một nhóm người đóng vai trò trung gian, là cầu nối giữa hai lực lượng xã hội mang tính chất đối kháng kia, đó là tầng lớp nho sĩ – những người về lý thuyết đi học để làm quan. Thoạt tiên lớp người này có cơ cấu không lớn lắm, năm 1463 có chừng 1400 người dự thi ở Thăng Long, năm 1475 tăng lên khoảng 3000 nho sinh. Theo thời gian, cùng với sự phát triển cường thịnh của Nho giáo, số nho sĩ đông dần lên: dưới triều Tự Đức, theo Đại Nam thực lục, có 17713 thí sinh dự thi năm 1870, trong đó lấy 8 người đỗ tiến sĩ. Vì mục đích mở các khoa thi thời bấy giờ không phải để khuyến khích dân chúng cắp sách đi học mà là để tuyển lựa người ra làm quan, nên số đỗ đạt là rất ít. Thời nhà Nguyễn, mặc dù không còn là kinh đô của một nước, song không vì thế mà đời sống văn hóa của Thăng Long – Hà Nội ở TK XIX kém hơn trước. Thiếu vắng đi kỳ thi hội trước kia do triều đình tổ chức 3 năm một lần, nhưng đây vẫn là nơi tụ hội của các nho sĩ, nho sinh tới trọ học ở các trường tư và đi thi hương. Văn Miếu vẫn một tháng đôi lần các danh nho, danh sĩ tới bình giảng sách như thời Lê – Trịnh. Điều này đã được phản ánh khá cụ thể và sinh động qua tác phẩm Lều chõng nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố.

Như vậy, thành phần chủ yếu của tầng lớp nho sĩ lại là những nhà nho không đỗ đạt, hoặc chỉ đỗ thấp như tú tài (không được làm quan nhưng cũng được miễn sưu thuế). Họ làm nhiều thứ nghề như thày địa lý, thày lang, nhưng đông hơn cả là làm ông đồ (dạy học), hoặc đơn giản là đi học để thi tiếp kỳ sau. Phần lớn nhà nho có nếp sống thanh bần, nếu có túng thiếu, nghèo khó thì

34

cũng cố giữ lấy cái danh. Nhiều người theo đuổi những thú vui tao nhã như chơi cờ, cây cảnh, chơi cổ vật… Là nơi đô hội phồn hoa, Thăng Long thu hút nhiều nho sĩ, những tao nhân mặc khách đến lưu lại, tầng lớp trí thức này, với lối sống thanh tao theo khuôn phép nho gia, có nhân, lễ, nghĩa, trí, tín là những đức tính mà họ theo đuổi, chắc chắn có ảnh hưởng sâu sắc đến các tầng lớp, nhóm xã hội thời đó. Quang Trung khi kéo quân ra Thăng Long còn lo làm sao thu phục được kẻ sĩ Bắc Hà, điều đó chứng tỏ vai trò và tầm ảnh hưởng của tầng lớp này lớn đến thế nào trong xã hội thời đó.

Tuy có địa vị chính trị xã hội cao hơn các nhóm xã hội khác trong tứ dân, nhưng khác với tầng lớp vua chúa, quan lại, tầng lớp nho sĩ lại có cuộc sống đời thường tương đối giản dị, gần gũi với các thứ dân khác (người thân trong gia đình như vợ, mẹ, hàng xóm, hàng phố có thể là nông dân hay buôn bán) vì thế có sự va chạm tiếp xúc thường xuyên, tạo nên sự giao thoa giữa các lối sống khác nhau. Những chuẩn mực đạo đức, lối ứng xử có lễ có nghĩa của tầng lớp nho sĩ đã tác động một cách tự nhiên đến lối sống của các nhóm xã hội khác, được các nhóm xã hội đó chắt lọc những chuẩn mực phù hợp, tạo ra một nếp sống mà mọi người trong cộng đồng đều chấp nhận như một tập quán, thói quen. Có thể nói rằng, nếp sống người Thăng Long – Hà Nội xưa thực sự được hình thành và phát triển trong các triều đại Lê – Nguyễn, thời kỳ mà nho giáo và tầng lớp nho sĩ có một ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Một bộ phận tinh hoa của lối sống tầng lớp trí thức này được cộng đồng dân cư Thăng Long – Hà Nội tiếp thu, chuyển hóa nó thành một nếp sống, một cách thức ứng xử thanh lịch và hào hoa.

Một phần của tài liệu Nhóm 3 - BTL Hà Nội học (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)