Nếp sống của cư dân Thăng Long – Kẻ Chợ thời kỳ Lý –Trần

Một phần của tài liệu Nhóm 3 - BTL Hà Nội học (Trang 30 - 32)

Trần.

Đây là thời kỳ đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng cùng phát triển, trong đó đạo Phật có vai trò lớn hơn một chút trong chế độ chính trị bấy giờ. Về cơ sở kinh tế xã hội, thì Thăng Long thời bấy giờ đã hình thành những khu phố thị sầm uất, là kinh đô của cả một nước nên đây cũng là nơi ở của nhà vua và tầng lớp quý tộc, quan lại triều đình. Trong xã hội cũng đã có sự phân biệt đẳng cấp, trên có vua, quan, dưới có sĩ, nông, công, thương. Cách ăn mặc của người Hà Nội thời kỳ này cũng theo đó mà phân ra các phong cách và kiểu dáng, chất liệu khác nhau.

Nếp sống của người dân Kinh thành Thăng Long thời Lý – Trần có thể chấm phá ở một số nét. Về quần áo và trang sức: “Vua mặt áo long cổn, quần tía, răng đen, búi tóc cài trâm vàng, cung điện sơn son thếp vàng. Quan lại, sĩ tử mặc áo dài thâm, cổ áo vòng khít, áo 4 vạt (tứ thân), quần thâm, búi tóc, cài trâm sắt. Chân đi dép da hoặc guốc hoặc chân đất, đầu quấn khăn. Đàn ông

31

dân thường hay đóng khố cởi trần, quân sĩ cũng vậy, chân tay đều có xăm hình giao long (rồng) và các hình khác, ai cũng biết chèo thuyền và bơi lội. Nữ mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực bó sát vào người, phía trong mặc yếm che kín. Yếm tròn sát cổ, có trang trí những hình hạt gạo, ngoài ra cũng có một loại áo cánh ngắn, cổ vuông, để hở một phần vai và ngực hoặc kín ngực hở một phần vai và lưng”.

Qua những đặc điểm trên có thể thấy nếp sống của dân kinh thành thời Lý – Trần là nhân hậu, hòa bình, vẫn mang nhiều nét văn hóa xóm làng và chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Đó là cái tình nghĩa hồn nhiên, chất phác của văn hóa cư dân trồng lúa nước bản địa. Nếp sống cung đình phong kiến đã tách khỏi văn hóa dân gian nhưng chưa xa cách nhiều mà vẫn mang yếu tố dân gian. Tục xăm mình chẳng hạn, từ vua đến dân đều có (đến cuối triều Trần mới bãi bỏ). Các qui định ứng xử giữa tầng lớp quan lại, quý tộc chưa chặt chẽ như các thời kỳ sau. Vua tôi quan hệ thân mật như anh em, thường cùng nhau bày tiệc rượu, trong tiệc rượu thì cười đùa vui vẻ không kể đạo quân thần. Tuy nhiên trong nếp sinh hoạt của Thăng Long thời bấy giờ cũng bắt đầu manh nha những yếu tố văn hóa đặc trưng riêng. Một biểu hiện của đời sống thị dân Thăng Long là sinh hoạt ban đêm như buôn bán đêm, thú ăn đêm và đi chơi đêm. Uống trà trở thành nếp phổ biến từ vua quan cho đến thứ dân. Những lễ hội và sinh hoạt văn hóa lành mạnh diễn ra khá phổ biến quanh năm và cả vào ban đêm như hát ả đào, đánh cờ, chèo, tuồng, ngắm trăng…

Nhìn chung thời Lý – Trần, nếp sống người Thăng Long vẫn mang đậm tính dân gian, hài hòa với thiên nhiên và tạo vật. Nhiều hội lễ, đình đám, món ăn còn tồn tại đến ngày nay. Nếu cho rằng nét hào hoa thanh lịch người Thăng Long – Hà Nội đã có từ thời gian này thì e hơi khiên cưỡng. Tâm hồn con người kinh kỳ thời

32

này không khác mấy tâm hồn con người thôn quê chất phác mộc mạc, lối sống tiểu nông của cư dân nông nghiệp lúa nước có lẽ là nếp sống chủ đạo của Thăng Long thời kỳ này.

Một phần của tài liệu Nhóm 3 - BTL Hà Nội học (Trang 30 - 32)