4.1. Luật điều chỉnh việc cung cấp thông tin, thành lập Website và quảng cáo trên mạng
Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có luật riêng điều chỉnh các hoạt động quảng cáo trên mạng. Luật Thương Mại và Nghị định 32/1999/NĐ- CP ngày 5/5/1999 điều chỉnh hoạt
động quảng cáo và xúc tiến thương mại nói chung của các công ty, Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ quốc hội số 39/2002/PL- UBTVQH10 ngày 16/11/2001 về quảng cáo được áp dụng cho cả các hoạt động trên mạng và ngoài mạng.
Theo điều 9, Pháp lệnh số 39 của Uỷ ban thường vụ quốc hội thì mạng thông tin máy tính cũng được coi là một phương tiện quảng cáo được phép sử dụng tại Việt Nam và theo
điều 11 của pháp lệnh này thì việc quảng cáo trên mạng thông tin máy tính phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về luật quảng cáo, dịch vụ truy cập, dịch vụ kết nối và việc cung cấp các loại hình dịch vụ quảng cáo trên mạng thông tin máy tính; thực hiện các quy định về kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm đảm bảo bí mật nhà nước. Các yêu cầu về cấp phép, nội dung thông tin, phát quảng cáo và các vấn đề khác đều giống như các quy định đối với quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo khác.
Trong thời gian qua, chúng ta đã có những nỗ lực rất lớn nhằm xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đểđiều chỉnh các hoạt động quảng cáo, đưa thông tin lên mạng. Đáp ứng yêu
cầu hiện nay của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam muốn thực hiện việc cung cấp thông tin và đưa các trang tin điện tử (Web site) lên mạng, ngày 10/10/2002, Bộ Văn hoá- Thông tin
đã ban hành Quy chế quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử
trên Internet. Các tổ chức, cá nhân muốn thành lập Web site và cung cấp thông tin trên mạng phải được Bộ Văn hoá- Thông tin cấp giấy phép, phải xác định rõ loại hình cung cấp thông tin, nội dung, các chuyên mục, tần số cập nhật thông tin, phải có đủ thẩm quyền chịu trách nhiệm về nội dung thông tin và có đủ phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc cung cấp thông tin, có địa chỉ tên miền hợp lệ. Bộ Văn hoá - Thông tin cũng vừa trình Chính phủ bản dự
thảo Nghịđịnh quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo trong đó quy định việc đưa các quảng cáo lên mạng phải được sự cho phép của Bộ VH- TT.
Các văn bản pháp luật này ra đời đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết hiện nay của ngành quảng cáo trên mạng đang thiếu một hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh. Bên cạnh
đó, các văn bản này cũng có không ít những hạn chế mà cần nhanh chóng được giải quyết để
tạo điều kiện thuận lợi cho ngành quảng cáo trên mạng ở Việt Nam phát triển.
Trong Quy chế quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử
trên Internet quy định rõ việc cập nhật thông tin trên các Web site phải xin giấy phép của Sở
VH- TT địa phương và Bộ VH- TT. Quy định này một mặt góp phần vào việc quản lý thông tin trên Internet, mặt khác nó cản trở việc thành lập và cập nhật thông tin của các trang Web trên mạng, do các doanh nghiệp rất ngại phải xin phép cho mỗi lần cập nhật thông tin. Mà trang Web không được cập nhật thông tin thì sẽ không thểđáp ứng được yêu cầu luôn đổi mới thông tin của người xem, do đó vô tác dụng. Nó cũng có thể buộc các doanh nghiệp trong nước từ chối dịch vụ tải các trang Web của các công ty trong nước và chuyển các trang Web của họ ra nước ngoài nhờ truyền tải với giá rẻ hơn mà lại không phải chịu sự ràng buộc về phép tắc.
Dự thảo Nghịđịnh quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo cũng còn nhiều quy định cần phải xem xét và sửa đổi. Điển hình là điều 19 quy định các doanh nghiệp muốn
đăng quảng cáo trên mạng Internet phải gửi sản phẩm quảng cáo lên Bộ VH- TT trước khi thực hiện quảng cáo ít nhất 10 ngày làm việc; và trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được sản phẩm quảng cáo, nếu Bộ VH- TT hoặc Sở VH- TT không đồng ý với sản
văn bản trả lời thì đơn vịđược thực hiện sản phẩm quảng cáo mà mình đã gửi. Bản dự thảo cũng nêu rõ quy định này chỉ áp dụng đối với các công ty xin phép cung cấp thông tin trên mạng, không áp dụng đối với các Web site của các tờ báo, do những cơ quan này đã chịu sự
kiểm soát và điều chỉnh của Luật báo chí.
Một mặt biện pháp này giúp đảm bảo an ninh, an toàn và tránh những thông tin sai lệch được truyền tải trên Internet, mặt khác nó cản trở việc phát triển quảng cáo trên mạng, đi ngược lại chủ trương phát triển TMĐT và gây khó khăn cho chính các nhà quản lý. Việc quy
định tất cả các quảng cáo trên Internet phải được sự cho phép của Bộ Văn hoá- Thông tin sẽ
nảy sinh nhu cầu phải thành lập một bộ máy chuyên theo dõi quảng cáo không có giấy phép.
Đây là điều gây tốn kém không cần thiết và thực tế là không làm nổi. Thứ hai, liệu Bộ VH- TT có đảm bảo được rằng, sau khi ký xác nhận cho phép đăng tải quảng cáo trên Internet, nội dung đó không bị sai lệch. Chẳng hạn có một hacker tấn công Web site nào đó và làm sai lệch thông tin quảng cáo trên Internet thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm.
Trong bản dự thảo đã nêu rõ ràng: Sản phẩm quảng cáo thực hiện trên Internet do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được phép cung cấp dịch vụ thông tin Internet chịu trách nhiệm. Nhà quản lý chỉ nên dừng lại ở quy định này là đủ. Bởi vì các nhà quản lý Web site khi xin phép đưa thông tin lên mạng đã phải cam kết chịu trách nhiệm với những gì đăng tải trên trang Web của họ. Từ trước đến nay khi đăng tải các quảng cáo trên mạng, các nhà cung cấp dịch vụđều không chấp nhận những thông tin không thể kiểm soát bên ngoài Việt Nam và luôn tuân thủ theo pháp lệnh Quảng cáo. Bên cạnh đó, mạng Internet cũng chỉ là một phương tiện quảng cáo, trong khi các quảng cáo trên các báo in không cần phải xin phép thì tại sao quảng cáo trên Web site phải xin phép.
Yêu cầu nội dung quảng cáo phải có ý kiến của Bộ VH- TT không chỉ gây khó khăn
đối với các công ty quản lý Web site mà ngay cả các đơn vị muốn quảng cáo trên Internet cũng thấy rằng điều này không thực tế. Việc quy định như vậy sẽ gây ra tâm lý ngần ngại thực hiện việc quảng cáo trên mạng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các thương nhân nước ngoài muốn quảng cáo trên các Web site Việt Nam khi mà phải xin phép cho từng quảng cáo được đăng tải trên mạng. Trên thế giới hiện nay chưa hề có quốc gia nào đưa ra quy định kiểm soát quảng cáo như vậy. Thông tin đưa ra trên Web site hoàn toàn do các công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bên cạnh đó nó cũng sẽ là rào cản làm cho TMĐT Việt
Nam thụt lùi. Vì trong khi chúng ta đang khuyến khích các doanh nghiệp giới thiệu Web site, quảng bá sản phẩm của họ trên Internet thì nay lại làm công việc đó chậm lại với một yêu cầu hết sức bất cập là quảng cáo trên Internet phải chờ giấy xin phép đến 10 ngày. Chẳng hạn, nếu một doanh nghiệp muốn quảng cáo trên Internet với cùng một nội dung, khi quảng cáo trên báo Lao Động điện tử họ không phải xin ý kiến, nhưng nếu quảng cáo trên trang tin của công ty Netnam thì họ phải xin phép. Hay một tin quảng cáo rao vặt chẳng hạn , có nhiều người chỉ cần đăng tải 1 ngày, thậm chí 1 giờ, nếu họ phải chờ 10 ngày rồi mới được quảng cáo thì thực sự quá muộn đối với một tờ báo giấy chứ chưa nói đến trang thông tin
điện tử.
4.2. Vấn đề tính an toàn, bảo vệ số liệu và quyền riêng tư cá nhân
Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa hề có đạo luật nào điều chỉnh về việc xử lý dữ liệu và thông tin cá nhân, ngoại trừ một điều luật chung trong điều 34 Luật dân sự. Điều luật này nêu rõ việc thu thập, lưu giữ, sử dụng và tiết lộ thông tin cá nhân của một cá nhân phải được sự đồng ý của cá nhân đó, trừ phi cơ quan có thẩm quyền có quyết định khác theo quy định của pháp luật. Một nhà kinh doanh trên Internet (e- Vendor) không phải là một “cơ quan có thẩm quyền” (theo ý nghĩa được nêu trong điều 34, Luật Dân Sự), do đó nhà kinh doanh phải
được sựđồng ý của các khách hàng mà nhà kinh doanh đó thu thập, lưu giữ và cung cấp các thông tin cá nhân của họ. Thay vào đó, các nhà kinh doanh có thể sẽđưa ra khuyến cáo đối với các khách hàng trên Web site của mình rằng các thông tin về thẻ tín dụng và các thông tin mua hàng có thể sẽđược nhà kinh doanh sử dụng hoặc chỉ các thành viên của họ sử dụng cho mục đích thực hiện giao dịch.
Đối với vấn đề bí mật ngân hàng, các thông tin mua bán và thẻ tín dụng sẽ không
được cung cấp cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào không có mối liên hệ hợp đồng với người sở hữu thẻ. Do đó, nhà kinh doanh trên mạng sẽ không thể tiếp cận được tài khoản tín dụng của người sử hữu thẻ tín dụng đó mà không được sự cho phép của người sử hữu thẻ hoặc của cơ quan có thẩm quyền. Không có các yêu cầu đặc biệt nào về nơi lưu trữđiện tử các thông tin đó. Tuy nhiên, nếu thông tin được lưu trữ trên một Web site có tên miền “.vn”, việc lưu trữ và phân phối thông tin sẽ chịu sự quản lý của Bộ Văn hoá- Thông tin. Việc bảo vệ
quyền yêu cầu bên vi phạm hoặc yêu cầu toà án ra lệnh cho bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, công khai xin lỗi và bồi thường những tổn thất vật chất và tinh thần mà bên bị vi phạm phái chịu.
4.3. Vấn đề tên miền
Theo trung tâm thông tin mạng Việt Nam (VNNIC), nước ta hiện có hơn 70.000 doanh nghiệp nhưng chỉ có 5% doang nghiệp đăng ký tên miền.Tên miền được coi như
nhãn hiệu thương mại ở trên mạng của doanh nghiệp. Theo điều 6 của Quy chế quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên Internet ngày 10/10/2002 của Bộ Văn hoá- Thông tin thì các cơ quan tổ chức muốn được cấp giấy phép thành lập trang Web hoặc đưa thông tin lên mạng phải có địa chỉ tên miền hợp lệ.
Cũng giống như các doanh nghiệp trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng đang phải đối mặt với các vấn đề rắc rối liên quan đến tên miền. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang đau đầu với tình trạng tên công ty hoặc sản phẩm của mình vốn có uy tín trên thị trường của mình đã bị kẻ khác chiếm mất. Do việc đăng ký tên miền theo nguyên tắc ai đăng ký trước thì người đóđược quyền sở hữu nên các doanh nghiệp này buộc phải mua lại với cái giá cao hơn rất nhiều so với giá thực phải chi trả cho việc đăng ký một tên miền. Chẳng hạn như một khách sạn ở thành phố Hồ Chí Minh đã phải bỏ tới 3000 USD để mua lại tên của mình, trong khi các chủ sở hữu chỉ phải trả từ 40 đến 50 USD tiền
đăng ký và cũng ngần ấy số tiền duy trì tên miền trong một năm. Nhiều doanh nghiệp, tổ
chức chưa hềđưa trang Web của mình lên mạng nhưng ở trên mạng đã tồn tại một trang Web mạo danh doanh nghiệp. Vấn đề là các tổ chức, cá nhân “đánh cắp” tên miền có thể lợi dụng lợi dụng trang Web mang tên miền của một doanh nghiệp để thu lợi cho mình mà không được sự cho phép của doanh nghiệp hoặc tồi tệ hơn là đưa các thông tin gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xuất hiện đối với các doanh nghiệp đăng ký tên miền quốc tế hay còn gọi là các tên miền dùng chung như: .com, .net, .org . Các tên miền này không thuộc phạm vi quản lý của một quốc gia nào, mà do công ty tư nhân của Mỹ kinh doanh. Chính sách của tên miền dùng chung là đăng ký tự do, không có chính sách quản lý nên ai đăng ký trước thì sở hữu trước. Chính vì vậy hiện nay đã có nhiều công ty khiếu kiện
đến tổ chức sở hữu trí tuệđểđòi giải quyết. Tuy nhiên, tên miền quốc gia thì lại do các NIC của từng quốc gia quản lý, phân bổ chặt chẽ, không kinh doanh nên có chính sách riêng. Khi
đăng ký mà không sử dụng sẽ phải trả lại. Do vậy, nếu doanh nghiệp đăng ký tên miền quốc gia sẽđược bảo vệ bằng chính sách quản lý tên miền của quốc gia đó. Tên miền .vn của Việt Nam chưa có hiện tượng này.
Tâm lý của các doanh nghiệp muốn đăng ký tên miền dùng chung là để tham gia thị
trường thương mại quốc tế. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn trong nước cũng đăng ký tên miền quốc tế gây tắc nghẽn giả tạo đường truyền quốc tế. Bởi độc giả
phải truy cập một Website trong nước theo đường vòng như người ta gọi một cuộc điện thoại nội hạt nhưng lại thông qua tổng đài quốc tế rồi mới về nước. Vì vậy, chỉ các doanh nghiệp thực tế có nhu cầu quảng bá sản phẩm ra thị trường nước ngoài thì mới nên lựa chọn tên miền dùng chung. Đối với các doanh nghiệp này nên đăng ký tên miền càng sớm càng tốt đểđảm bảo cho tên miền của mình không bị kẻ khác “đánh cắp”. Còn nếu doanh nghiệp chỉ hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nước thì nên đăng ký tên miền quốc gia, vừa đảm bảo an toàn, tốc độ truy cập lại nhanh hơn. Vì bản chấtcủa Internetlà không có biên giới quốc gia, nếu tên miền của doanh nghiệp được khách hàng quốc tế biết tới thì họ vẫn có thể truy cập vào Web site của doanh nghiệp bất chấp tên miền đó là của quốc gia hay quốc tế. Hơn nữa, chi phí cho việc đăng ký và duy trì tên miền quốc gia rẻ hơn rất nhiều. Cước đăng ký tên miền cấp 3 và cấp 4 dưới tên miền vnn.vn là 250.0000 đồng/ lần; cước duy trì tên miền cấp 3 là 200.000 đồng/ năm và tên miền cấp 4 là 100.000 đồng/ năm.