1.1. Quảng cáo trên Internet giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được với các hình thức quảng cáo hiện đại nhất trên thế giới.
Bước sang thời kỳđổi mới và mở cửa nền kinh tế, cơ chế thị trường và xu thế hội nhập đã buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tựđổi mới cách thức làm ăn của mình. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngày nay, doanh nghiệp nào dành được nhiều khách hàng hơn doanh nghiệp đó sẽ thắng. Giờđây, có một sản phẩm tốt chưa đủ, muốn thành công, sản phẩm của doanh nghiệp phải
được thị trường biết đến. Vì thế, các hoạt động marketing, quảng cáo ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Con đường nhanh nhất để
khách hàng biết đến doanh nghiệp đó là quảng cáo. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ quảng cáo khác nhau trên thế giới, trong đó có quảng cáo trên Internet.
Internet đã cung cấp cho ngành công nghiệp quảng cáo non trẻ của Việt Nam một phương tiện để tiếp cận với công nghệ quảng cáo hiện đại nhất trên thế giới trong khi chi phí lại không quá tốn kém và công nghệ cũng không quá phức tạp và các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện được. Đó có thể coi là một bước đi tắt đón đầu về mặt công nghệ của Việt Nam trong ngành công nghiệp quảng cáo, đảm bảo cho các doanh nghiệp Việt Nam
được tiếp cận với các công nghệ tốt nhất của quảng cáo trên thế giới. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của các hoạt động kinh doanh trên mạng khác, việc phát triển các hình thức quảng cáo trên Internet là một xu thế tất yếu của thời đại mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thếđó. Mặc dù, ngành công nghệ thông tin trong nước cũng mới trong giai đoạn phát triển ban đầu, hạ tầng cơ sở thông tin còn nhiều hạn chế và cước phí truy cập Inernet còn cao, ngay từ bây giờ chúng ta phải xác định phát triển quảng cáo trên mạng nói riêng và phát triển các hoạt động kinh doanh trên mạng nói chung để không bị tụt hậu so với xu thế chung của khu vực và thế giới.
1.2. Quảng cáo trên mạng giúp phát triển TMĐT ở Việt Nam
Việc phát triển thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành một đòi hỏi khách quan và vô cùng cấp thiết trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng như để giúp cho Việt Nam không bị tụt hậu so với các nước khác. TMĐT trên thếđang phát triển với tốc độ rất cao. Vì vậy, Việt Nam phải thật nhanh chóng nếu muốn được chia sẻ
một phần của “chiếc bánh” hấp dẫn này. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hợp tác APEC, Việt Nam đã thoả thuận tham gia vào “Chương trình hành động chung” nhằm phấn đấu thực hiện “thương mại phi giấy tờ” vào năm 2010. Ngày 24/11/2000, Thủ tướng Phan Văn Khải
đã thay mặt các chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ký Hiệp định khung e- Asean. Đây là hiệp định giữa các nước Asean nhằm đẩy mạnh việc hợp tác giữa các nước Asean trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông và thương mại điện tử.
Thời gian không còn dài cho Việt Nam và các doanh nghiệp để thực hiện các cam kết của mình. Kinh nghiệm của các nước phát triển đã cho thấy, TMĐT phát triển theo các giai
đoạn từ thấp đến cao. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp thường tham gia TMĐT bằng cách xây dựng các trang Web của mình để giới thiệu, cung cấp thông tin và tiến hành giao dịch qua mạng Internet. Việc phát triển các hoạt động quảng cáo sẽ góp phần thúc đẩy các ứng dụng TMĐT, đặc biệt là hoạt động bán hàng qua mạng và xuất bản thông tin điện tử trên mạng. Giống như các hình thức quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng cũng có chức năng thúc đẩy việc mua và bán sản phẩm. Bên cạnh đó, quảng cáo trên mạng không đơn thuần chỉ có chức năng quảng bá sản phẩm và cung cấp thông tin cho khách hàng, quảng cáo trên mạng còn đồng thời là nơi khách hàng có thể thực hiện việc mua hàng của mình. Mặc dù hiện nay, phân ngành quảng cáo trên Internetcủa Việt Nam hiện nay còn rất nhỏ bé, hầu như chưa đáng kể, nhưng chính tiềm năng phát triển của nó đã góp phần thúc đẩy sự ra đời nhiều trang Web hữu ích. Quảng cáo chính là nguồn tài trợ chính cho các trang Web tin tức hay các trang Yellow page cung cấp các tra cứu điện thoại vô cùng tiện dụng hiện nay. Trên thế giới hiện nay, các trang báo trực tuyến, và mở rộng ra là hình thức cung cấp nội dung trực tuyến, đa phần không thu phí từđộc giả mà thu phí gián tiếp qua quảng cáo, dù rằng nguồn thu này chưa phải là lớn lắm. Một số trang báo điện tử Việt Nam cũng đã có được nguồn thu nhất định từ quảng cáo trực tuyến, chẳng hạn như thu từ quảng cáo của Vnexpress đảm bảo hoạt động của tờ báo, dự kiến 6 tháng đầu năm 2002 đạt 2 tỷ
đồng Việt Nam. Cuối cùng, bản thân quảng cáo trên mạng cũng chính là một ứng dụng của TMĐT. Việc đầu tư cho phát triển quảng cáo trên mạng cũng chính là đầu tư cho phát triển thương mại điện tử.
1.3. Internet là con đường nhanh nhất và ít tốn kém nhất để quảng bá cho nhãn hiệu và sản phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới
Như chúng ta đã phân tích trong chương I, quảng cáo trên mạng mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng tiếp cận toàn cầu của mạng Internet. Điều này
đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Xu thế hội nhập quốc tế và khu vực
đã mở ra các cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp của chúng ta. Việt Nam mới bắt đầu đi vào kinh doanh theo cơ chế thị trường nên chưa đủ thời gian để nắm bắt được các quy luật cũng như tạo dựng được uy tín trên thị trường quốc tế. Vì vậy, việc quảng cáo và xúc tiến thương mại có một vai trò hết sức quan trọng đểđưa sản phẩm của Việt Nam giới thiệu với các khách hàng trên thế giới. Một số hàng hoá của Việt Nam có chất lượng không thua kém gì các nước trong khu vực, chẳng hạn như Trung Quốc, nhưng lại phải chịu lép vế
hơn do họđã tiến hành tốt các biện pháp xúc tiến thương mại. Trong khi đó, các công ty xúc tiến thương mại của Việt Nam còn quá nghèo nàn, không tập trung nên chưa làm cho các doanh nghiệp nước ngoài biết đến hàng hoá Việt Nam. Việc giới thiệu các công ty trong nước với thị trường thế giới sẽ là bước đi hợp lý đầu tiên, và thiết kế trang chủ chính là phương pháp giải quyết tốt nhất. 90% các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy rất ít nhà kinh doanh có tiền để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ
của mình ra nước ngoài. Trang chủ là một phương tiện quảng cáo rẻ tiền hơn. Việc xây dựng các văn phòng đại diện và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường ở nước ngoài còn vượt qúa khả năng của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Chẳng hạn như chi phí ban đầu để thành lập một văn phòng đại diện ở Mỹ là 3000- 4000 USD, đó là chưa kể các chi phí cho việc thuê nhân công và các khoản chi khác để văn phòng có thể hoạt động được còn tốn kém hơn rất nhiều, tất cảđều phải trả bằng ngoại tệ mạnh. Trong khi đó, việc thành lập một trang Web
để tiến hành quảng cáo và tạo sự hiện diện cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường mạng toàn cầu lại rẻ hơn rất nhiều. Chi phí để tạo lập một trang Web trên mạng không quá 500- 600 USD. Một trang Web sẽ giúp doanh nghiệp tiến hành quảng cáo, giao dịch với các
Nếu biết cách giới thiệu về công ty mình, doanh nghiệp có thể có được những hợp đồng mua bán tốt, những đề nghị hợp tác có lợi. Website của doanh nghiệp được ví như là một trung tâm thông tin, văn phòng đại diện và cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp đóở mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện.
Ngoài ra, việc tạo lập một trang Web riêng của doanh nghiệp trên mạng sẽ giúp nâng cao hình ảnh của công ty trong con mắt của các khách hàng trong nước cũng như nước ngoài. Đặc biệt trong tình trạng hiện nay số lượng các doanh nghiệp có Website riêng ở Việt Nam chưa nhiều. Việc nhanh chóng tạo lập một trang Web để giao dịch với các khách hàng nước ngoài sẽ tạo cho doanh nghiệp có một lợi thế rất lớn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành ở trong nước khi tham gia vào thị trường thế giới. Khi quy mô và nguồn vốn tăng lên, các doanh nghiệp có thể tiến hành quảng cáo trên các site phù hợp của nước ngoài, chẳng hạn như các site được nhiều người ưa chuộng ở nước ngoài. Đây cũng là một cách rất hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được với các khách hàng trên thế giới. Một số doanh nghiệp đã gặt hái được thành công nhờ việc xây dựng trang Web để giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm của mình với hách hàng trong nước và quốc tế. Chẳng hạn như
công ty trách nhiệm hữu hạn Phát Thành ở thành phố Hồ Chí Minh đã xuất sang Hà Lan 2 công- ten- nơ sản phẩm nhựa trị giá 100.000 USD chỉ nhờ một khách hàng tham quan trang Web của công ty này. Một nông dân ởĐà Lạt đã giới thiệu quảng bá với khách hàng trong và ngoài nước về hoa của Đà Lạt qua địa chỉ http://www.vnn.vn/antuong2000/langbian và chỉ sau 100 ngày lên mạng đã có hơn 1000 lượt người truy cập địa chỉ này. Chủ trang trại Lang Bian đã có những thu hoạch đáng kể từ việc đưa thông tin của trang trại mình lên mạng, đặc biệt là việc các khách hàng nước ngoài tìm hiểu và đặt mua sản phẩm hoa của trang trại. Như vậy, có thể nói, Internet là phương tiện nhanh nhất và rẻ nhất để tiến hành quảng bá, xây dựng hình ảnh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.