5.1. Khái niệm
Các hiện tượng kinh tế - xã hội luôn luôn biến động qua thời gian. Để nghiên cứu sự biến động này người ta dùng phương pháp dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các giá trị của chỉ tiêu kinh tế - xã hội biến động theo thời gian.
5.2. Phân loại
Căn cứ vào đặc điểm về mặt thời gian, người ta thường chia dãy số thời gian thành 2 loại
+ Dãy số thời kỳ là dãy số biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng qua từng thời kỳ nhất định
+ Dãy số thời điểm là dãy số biểu hiện mặt lượng của hiện tượng vào một thời điểm nhất định
Một cách chi tiết hơn, dãy số thời điểm còn có thể được chia thành dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau và dãy số thời điểm có khoảng cách không bằng nhau.
5.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dãy số thời gian
Phương pháp phân tích một dãy số thời gian dựa trên một giá trị căn bản là: sự biến động trong tương lai của hiện tượng nói chung sẽ giống với sự biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tượng xét về mặt đặc điểm và cường độ biến động. Nói một cách khác đã ảnh hưởng đến biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tượng được giả định trong tương lai sẽ tiếp tục tác động đến hiện tượng theo xu hướng và cường độ giống hoặc gần giống như trước.
Do vậy, mục tiêu chính của phân tích dãy số thời gian là chia ra và tách biệt các yếu tố đã ảnh hưởng tới dãy số thời gian. Điều đó có nghĩa trong việc dự đoán cũng như nghiên cứu quy luật biến động của hiện tượng. Tất nhiên, giả định nói trên có nhược điểm, nó thường bị phê bình là quá ngây thơ và máy móc vì đã không xem xét đến sự thay đổi về kỹ thuật, thói quen, nhu cầu hoặc sự tích lũy kinh nghiệm trong kinh doanh… Vì vậy phương pháp phân tích dãy số thời gian cung cấp những thông tin hữu ích các nhà quản lý trong việc dự đoán và xem xét chu kỳ biến động của hiện tượng. Đây là công cụ đắc lực cho họ trong việc ra quyết định.
5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dãy số thời gian
Biến động của một dãy số thời gian: X1, X2,..., Xn thường được xem như là kết quả hợp thành của các yếu tố sau đây:
-Tính xu hướng: Quan sát số liệu thực tế của hiện tượng trong một thời gian dài (thường là nhiều năm), ta thấy biến động của hiện tượng theo một chiều hướng (tăng hoặc) giảm rõ rệt. Nguyên nhân của ² loại biến động này là sự biến đổi trong công nghệ sản xuất, gia tăng dân số, biến động về tài sản.
-Tính chu kỳ: biến động của hiện tượng được lặp lại với một chu kỳ nhất định, thường kéo dài 2-10 năm, trải qua 4 giai đoạn: phục hồi, phát triển, thịnh vượng, suy thoái và đình trệ. Biến động theo chu kỳ là do biến động tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như trong kỳ kinh doanh thì chu kỳ đời sống sản phẩm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty qua 4 giai đoạn đó.
-Tính thời vụ: biến động của một số hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính thời vụ nghĩa là hằng năm, vào thời điểm nhất định (tháng hoặc quý) biến động của hiện tượng lặp đi lặp lại. Nguyên nhân của biến động hiện tượng là do các điều kiện thời tiết khí hậu tập quán xã hội, tín ngưỡng của dân cư.
-Tính ngẫu nhiên hay bất thường: là những biến động không có quy luật và hầu như không thể dự đoán được. Loại biến động này thường xảy ra trong một thời gian ngắn và không lặp lại. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các biến cố chính trị, thiên tai, chiến tranh…
Giá trị X trong dãy số X1, X2,..., Xn có thể được diễn tả bằng công thức sau:
= ...
: Giá trị thứ i trong dãy số thời gian : Giá trị của yếu tố xu hướng
: Giá trị của yếu tố thời vụ
: Giá trị của yếu tố ngẫu nhiên(bất thường)
5.5. Các chỉ tiêu cơ bản dùng để phân tích biến động dãy số thời gian5.5.1. Mức độ trung bình theo thời gian 5.5.1. Mức độ trung bình theo thời gian
Là số trung bình của các mức độ trong dãy số. Chỉ tiêu này biểu hiện mức độ chung nhất của hiện tượng trong thời kỳ nghiên cứu.
Ký hiệu: , ,…, : Dãy số thời gian
: Mức độ trung bình Mức độ trung bình của dãy số thời kỳ = =
Mức độ trung bình của dãy số thời điểm
Khoảng cách thời gian giữa các thời điểm bằng nhau =
Nếu khoảng cách giữa các điểm thời gian không bằng nhau =
: Mức độ thứ i
: Độ dài thời gian có mức độ thứ i Giá trị trung bình thứ i
5.5.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
Là chỉ tiêu biểu hiện sự thay đổi về giá trị tuyệt đối của hiện tượng giữa 2 thời kỳ hoặc thời điểm nghiên cứu.
Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có: