2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu hiện trạng bệnh tua mực hại cây Quế tại huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, trong đó đánh giá hiện trạng gây hại và xác định nguyên nhân gây bệnh.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều tra tình hình gây hại và phân bố của bệnh tua mực hại cây Quế tại tỉnh Quảng Nam
- Điều tra tỷ lệ và mức độ bị bệnh của bệnh tua mực hại cây Quế ở các cấp tuổi khác nhau và mật độ khác nhau: Cấp tuổi 1: 1 - 5 năm tuổi (10.000 - 12.000 cây/ha); cấp tuổi 2: 6 - 10 năm tuổi (6.000 - 8.000 cây/ha) và cấp tuổi 3: trên 10 năm tuổi 2.000 - 4.000 cây/ha).
- Điều tra theo tuyến: Tổng số tuyến điều tra là 36km (3 km/cấp tuổi x 3 cấp tuổi/huyện x 4 huyện = 36km).
- Điều tra trên ô tiêu chuẩn: Tại mỗi địa điểm nghiên cứu thiết lập 09 ô tiêu chuẩn với 03 cấp tuổi (3 ÔTC/cấp tuổi). Tổng số ô tiêu chuẩn: 36 ÔTC (3 ÔTC/cấp tuổi x 3 cấp tuổi/huyện x 4 huyện). Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn: 1.000m2 (40m x 25m).
- Điều tra trên ô tiêu chuẩn tại vườn ươm:
2.2.2. Nghiên cứu xác định các nguyên nhân gây bệnh tua mực hại cây Quế Quế
- Thu mẫu: Trong các ô tiêu chuẩn đã được lập trong quá trình điều tra tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh của bệnh tua mực hại Quế, tiến hành thu thập mẫu bệnh tua mực Quế (Dự kiến tiến hành với 3 loại đối tượng gây bệnh khác nhau:
Nấm, vi khuẩn, dịch khuẩn bào Phytoplasma). - Phân lập mẫu tua mực.
- Giám định tên khoa học tác nhân gây bệnh tua mực.