CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.4. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
1.4.2. Điều kiện kinh tế Xã hội
1.4.2.1. Dân tộc
Dân số thuộc dân tộc Kinh là 339.308 người, chiếm 43,23%. Trong 47 dân tộc thiểu số sống trên tồn tỉnh, 6 dân tộc có dân số trên 10 nghìn người là: Tày, Nùng, Mơng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu (trong đó dân tộc Tày có dân số đơng nhất với 205.624 người); 13 dân tộc có dân số dưới 5 người, trong đó Ơ Đu, Si La, Mảng, Lự, Chơ Ro, Xinh Mun, Hà Nhì, Chu Ru là những dân tộc có dân số thấp nhất. Trên địa bàn huyện Chiêm Hóa có 18 dân tộc sinh sống, dân tộc Tày chiếm 62,3%, dân tộc Dao chiếm 10,8%, dân tộc Kinh chiếm 20%, dân tộc Hoa chiếm 1,3% và dân tộc Mông chiếm 1,5%, còn lại là các dân tộc khác.
1.4.2.2. Dân số
Tổng số dân của tỉnh Tuyên Quang là 792.900 người, sau 5 năm, quy mô dân số Tuyên Quang tăng thêm 36.696 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2015 - 2020 là 0,84%/năm. Mật độ dân số của Tuyên Quang là 135 người/km2. Trong đó, huyện Chiêm Hóa có 128.592 người, mật độ dân số 100 người/km2, huyện Na Hang có 43.383 người, mật độ dân số 50 người/km2.
1.4.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt 6,45 %/năm. Năm 2020, tổng sản phẩm GRDP theo giá hiện hành đạt 34.624 tỷ đồng (tăng gấp 1,6 lần so với năm 2015). Tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) tăng bình quân 4,3 %/năm.
Kinh tế của tỉnh dịch chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa, bước đầu hình thành các khu, các cụm cơng nghiệp, dịch vụ và du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư và xây dựng, bộ mặt thành thị và nơng thơn có nhiều khởi sắc. Văn hóa xã hội phát triển mạnh, an ninh trật tự được giữ vững. Đời sống của người dân trong tỉnh từng bước được nâng cao.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU