Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai lá đỏ (gymnocladus angustifolia (gagn ) j e vid ) tại tỉnh tuyên quang (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.4.1.Điều kiện tự nhiên

1.4. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

1.4.1.Điều kiện tự nhiên

1.4.4.1. Vị trí địa lý

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 21029' đến 22042' vĩ độ Bắc và từ 104050' đến 105036' kinh độ Đơng

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Cao Bằng - Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc

- Phía Đơng giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên - Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái

Tỉnh Tuyên Quang có tổng diện tích tự nhiên là 586.790 ha, chiếm 1,77% diện tích của cả nước, là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn thứ 24 so với cả nước và lớn thứ 7 trong tổng số 11 tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang gồm 07 đơn vị hành chính cấp huyện (Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm n, n Sơn, Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang) với 138 đơn vị hành chính cấp xã (122) xã, 10 phường và 06 thị trấn).

Trong đó, huyện Chiêm Hóa với tổng diện tích tự nhiên là 127.882,10 ha, bao gồm 26 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 25 xã). Huyện Na Hang có tổng diện tích tự nhiên là 86.353,7 ha, bao gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 11 xã).

1.4.1.2. Địa hình

Tỉnh Tuyên Quang có địa hình tương đối đa dạng và phức tạp với trên 70% diện tích là đồi núi. Phần lớn địa hình có hướng nghiêng từ Bắc - Tây Bắc xuống Nam - Đơng Nam.

* Địa hình:

Huyện Chiêm Hóa có địa hình mang đặc trưng của khu vực miền núi phía Bắc và chủ yếu là đồi núi trung bình với độ cao bình quân 120 m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20-250, địa hình bị chia cắt nhiều bởi các dãy núi cao, hệ thống sông, suối lớn. Đồi, núi thấp dần theo hướng Đông - Nam, xen kẽ đồi bát úp tạo điều kiện cho việc trồng cây nguyên liệu giấy và các cánh đồng phù sa nhỏ ven sơng.

Na Hang có địa hình bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông, suối, núi, đồi trùng điệp và những thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Nhìn chung địa hình của huyện có 3 dạng chính: Địa hình núi cao hiểm trở; địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng nhỏ hẹp.

Đặc điểm địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ cao phổ biến từ 200 - 600 mét; độ dốc trung bình khoảng 20 – 250.

* Địa mạo: địa mạo Casto là dạng địa mạo đặc trưng cho vùng núi đá vôi, tập trung ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện Chiêm Hóa.

Đặc điểm chung của các sơng suối trong huyện là có độ dốc lớn, lưu lượng dịng chảy phân bố khơng đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa lũ (chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm), nên việc khai thác sử dụng gặp khó khăn, địi hỏi đầu tư lớn.

1.4.1.3. Khí hậu

Khí hậu Tuyên Quang vừa mang tính đa dạng của chế độ hồn lưu gió mùa nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa, vừa mang tính chất của khí hậu vùng núi cao có địa hình bị phân chia mạnh. Trong năm, ở khắp nơi trong tỉnh đều có thể thấy sự thay phiên nhau tác động của các khối khơng khí.

Huyện Chiêm Hóa:

Khí hậu của huyện Chiêm Hóa có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9.

Nhiệt độ dao động từ 15,1 - 29,80C; biên độ dao động nhiệt độ trung bình nhiều năm từ 23,2 - 24,30C. Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất là tháng 12, tháng 01và tháng 02, cao nhất là các tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ trung bình năm phù hợp để phát triển các thảm thực vật, cây công nghiệp, cây sản xuất nông nghiệp và là môi trường tốt cho các động vật nuôi, động vật hoang dã. Tuy nhiên các tháng đầu mùa hạ thường xuất hiện dông và mưa đá ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1.504 mm. Số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm. Mưa nhiều nhất tập trung vào các tháng mùa Hè (tháng 7; 8), có tháng lượng mưa đạt trên 300 mm/tháng. Lượng mưa các tháng mùa Đông (tháng 1; 2) thấp, chỉ đạt 10 - 25 mm/tháng; lượng mưa phân bố và biến động không đều theo không gian và thời gian, phù hợp với điều

kiện địa hình địa phương và hồn lưu gió mùa ở Bắc Việt Nam. Chế độ mưa bị phân hóa thành hai mùa: Mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.435 giờ. Trong đó từ tháng 5 đến tháng 10 là thời gian có nắng nhiều nhất, với khoảng 170 - 274 giờ/tháng; từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau là thời gian có nắng ít, khoảng 72 - 148 giờ/tháng.

Độ ẩm khơng khí: độ ẩm khơng khí trung bình hàng năm từ 80 - 82%. Biến động về độ ẩm khơng khí khơng lớn giữa các tháng trong năm (từ 76 - 82%).

Tóm lại, với tổng số giờ nắng lớn, lượng mưa tương đối dồi dào, chế độ nhiệt phong phú, huyện Chiêm Hóa có thể phát triển hệ thực vật tự nhiên và cơ cấu cây trồng đa dạng từ ôn đới đến á nhiệt đới, nhiệt đới. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt có một số mặt tác động xấu nhưng mức độ không lớn.

Huyện Na Hang:

Na Hang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc á - Trung Hoa và chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông lạnh, khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu huyện Na Hang năm 2020 cụ thể như sau:

Nhiệt độ: Trung bình năm là 23,90C, trong năm nhiệt độ trong khoảng từ 21,30C đến 28,40C. Tổng tích ơn năm khoảng 8.2000 C - 8.400 0C.

Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.327 mm, số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm. Mùa mưa trùng với thời gian mùa hè, trong các tháng 7 và 8 có lượng mưa lớn nhất. Tháng 1 và tháng 12 có lượng mưa trung bình thấp nhất.

Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình là 40,1 giờ. Trong năm từ tháng 5 đến tháng 9 là thời gian nhiều nắng, từ tháng 01 đến tháng 3 thời gian nắng ít.

Gió: Là một đặc trưng khí hậu phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa hình của từng địa phương. Trong các thung lũng, hướng gió thường trùng với hướng thung lũng. Ở những nơi thống, hướng gió thịnh hành phù hợp với hướng gió

chung trong mùa, mùa đông là hướng Đông Bắc hay Bắc, mùa hạ là hướng Đông Nam hay Nam. Tốc độ gió trung bình chỉ đạt 1m/s. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ ẩm khơng khí: Khơng có sự khác biệt rõ rệt theo mùa. Trong năm độ ẩm thường là 87% ở phía Bắc. Lượng bốc hơi là 15,1 mm.

Với tổng số giờ nắng lớn, lượng mưa dồi dào, chế độ nhiệt phong phú, tỉnh Tuyên Quang có điều kiện thuận lợi phát triển hệ thực vật tự nhiên và cơ cấu cây trồng đa dạng.

1.4.1.4. Thuỷ văn

Mạng lưới sơng ngịi của tỉnh Tuyên Quang tương đối dày đặc và phân bố tương đối đồng đều. Các sông lớn chảy trên địa bàn tỉnh có một số phụ lưu.

Chiêm Hố có nhiều sông, suối lớn, độ dốc cao, hướng chảy khá tập trung, các con suối đều đổ dồn về sông Gâm, là nguồn thuỷ năng rất tốt cho phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ.

Các suối lớn như Ngòi Đài, Ngòi Quẵng cùng nhiều khe suối nhỏ khác với tổng chiều dài khoảng 317 km, tạo thành một nguồn thuỷ sinh phong phú, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ đời sống cho nhân dân...

Chế độ thủy văn của huyện Na Hang trước khi xây dựng Thủy điện Tuyên Quang phụ thuộc vào lưu vực 2 sông lớn là sông Năng bắt nguồn từ hồ Ba Bể – Bắc Kạn chảy qua địa bàn huyện dài 25 km hợp với sông Gâm ở giữa huyện (tại chân núi Pắc Tạ), hướng sông chảy từ Đông Bắc sang Tây Nam và sông Gâm bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy qua địa bàn huyện dài 53 km, hướng sông chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Sau khi xây dựng Thủy điện Tuyên Quang chế độ thủy văn phụ thuộc nhiều vào sự điều tiết và vận hành của nhà máy.

Ngồi ra, cịn có suối Nặm Mường cùng nhiều suối nhỏ khác, các sơng, suối đều có tốc độ dịng chảy lớn nhưng đã được hạn chế bởi lưu vực lịng hồ thủy điện Tun Quang với diện tích trên 8.000 ha.

Hệ thống sông, suối, hồ, đập huyện Na Hang là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thủy điện, nuôi trồng thủy sản.

1.4.1.5. Rừng và thực vật rừng

Tuyên Quang là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất rừng lớn so với diện tích tự nhiên (chiếm trên 75%), đất đai phù hợp với nhiều loại cây có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hố có giá trị cao.

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2019 trên địa bàn tồn huyện Chiêm Hóa có 103.564,71 ha đất lâm nghiệp, chiếm 80,89 % diện tích đất tự nhiên tồn huyện trong đó:

+ Rừng sản xuất có 67.922,69 ha chiếm 53,11% tổng diện tích tự nhiên; + Rừng phịng hộ có 26.423,49 ha chiếm 20,66 % tổng diện tích tự nhiên;

+ Rừng đặc dụng có 9.218,53 ha chiếm 7,21% tổng diện tích tự nhiên. Vốn rừng và quỹ đất rừng của Chiêm Hóa rất lớn, ngồi giá trị về kinh tế cịn có ý nghĩa phịng hộ, bảo vệ mơi trường sinh thái khơng chỉ với Chiêm Hóa mà cho cả vùng. Thực vật rừng của huyện đa dạng, nhiều loại cây như thông, tuế, thông đất, dương xỉ,..trong đó có nhiều loại thực vật quý hiếm như: đinh, lim, nghiến, lát... đặc biệt trên địa bàn huyện có các khu vực rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học phục vụ di lịch sinh thái trong tương lai. Các loại động vật sống trong rừng khá phong phú tập trung chủ yếu tại khu vực rừng nguyên sinh, xa khu dân cư.

Huyện Na Hang có 75.877,57 ha đất lâm nghiệp, chiếm 87,86% diện tích đất tự nhiên tồn huyện trong đó: Rừng sản xuất có 32.334,17 ha chiếm 37,44% tổng diện tích tự nhiên; Rừng phịng hộ có 21.927,09 ha chiếm 25,39% tổng diện tích tự nhiên; Rừng đặc dụng có 21.616,31 ha chiếm 25,03% tổng diện tích tự nhiên.

Huyện Na Hang có quỹ đất rừng rất lớn, ngoài việc mang lại giá trị về kinh tế cao cịn có ý nghĩa trong việc phịng hộ, bảo vệ mơi trường sinh thái khơng chỉ với Na Hang mà cho cả vùng. Hệ thực vật: Đa dạng và phong phú,

có trên 2.000 lồi, đó là: Hạt kín, thơng, tuế, thơng đất, khuyết lá thơng, cỏ tháp bát, dương xỉ, dây gắm... Ngoài ra, huyện cịn có những lồi thực vật q hiếm như: Trầm hương, nghiến, lát hoa, tuế đá vơi, hồng đàn, mun, pơ mu... Hệ động vật: là một huyện vùng cao với đa dạng các loài thực vật nên động vật cũng rất phong phú với những lồi thú lớn có vùng hoạt động rộng như gấu thường sống ở các khu rừng xa dân cư. Các loài khỉ, nai, hoẵng... thường hoạt động ở những khu rừng gần các điểm dân cư, nương bãi dọc theo bờ hồ Thủy điện Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai lá đỏ (gymnocladus angustifolia (gagn ) j e vid ) tại tỉnh tuyên quang (Trang 25 - 31)