Tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con tại trang trại chăn nuôi an hưng, xã danh thắng, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 36 - 39)

Bảng 4.6 Kết quả thực hiện công tác khác

2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Chăn ni lợn được coi là quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Ngành chăn nuôi lợn đã phát triển nhanh trong những thập kỷ qua, đã tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa với quy mô tương đối lớn, cho hiệu quả kinh tế và có chiều hướng tăng theo xu hướng phát triển kinh tế của xã hội hiện nay. Thịt lợn lại được tiêu thụ nhiều nhất trong các loại thịt, chiếm tới khoảng 75 - 80%.

Theo Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) [24], các loại lợn nái khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu số con đẻ ra, số con để nuôi, tỷ lệ nuôi sống tới cai sữa, khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa.

Theo Dương Mạnh Hùng (2012) [12], trong chăn nuôi lợn khả năng sinh trưởng của lợn liên quan tới khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng, ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và hiệu quả chăn nuôi.

Theo Lê Xuân Cường (1986) [3], lợn nái chậm sinh sản do nhiều ngun nhân, trong đó tổn thương bệnh lí sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể. Đặc biệt các lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa thì niêm mạc đường sinh dục rất dễ bị tổn thương và dẫn tới viêm tử cung.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2010) [26], tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là tương đối cao, bệnh thường tập trung ở đàn lợn nái đẻ lứa đầu hoặc đã đẻ nhiều lứa.

Lợn con ở giai đoạn theo mẹ có khả năng sinh trưởng, phát dục rất nhanh. So với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [22]. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng, trong khi đó sữa mẹ sau 3 tuần tuổi giảm đi rõ rệt. Việc xác định thời gian cai sữa cho lợn con có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng tới số lứa đẻ/năm, mặt khác có liên quan đến sức khoẻ của lợn mẹ và sự phát triển của đàn con sau khi cai sữa. Nếu cai sữa ở 3 tuần tuổi có thể nâng số lứa đẻ/năm lên 2,5 so với ở 8 tuần là 1,8 - 2 lứa. Tuỳ theo tập qn chăn ni và điều kiện cụ thể, có thể cai sữa ở 19 ngày (Mỹ), 23 - 28 ngày (Australia), tốt nhất nên cai sữa cho lợn con ở 21 - 28 ngày tuổi. Nguyễn Thiện và Hoàng Kim Giao (1996) [29] cho biết: bộ máy tiêu hóa ở lợn con phát triển nhanh, song khả năng chống đỡ bệnh tật ở đường ruột và dạ dày cịn yếu, do đó, cần chú ý vệ sinh, chuồng trại, máng ăn, máng uống và áp dụng các biện pháp phịng chống bệnh đường tiêu hóa cao hơn.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển. Các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này.

Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao. Viêm tử cung thường xảy ra trong lúc sinh do nhiễm vi khuẩn E. coli gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương. Theo Urban V.P và cs., (1983) [36], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E. coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung

mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó, theo Smiths B.B. và cs. (1995) [34], Taylor D.J. (1995) [35], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh, các tác giả đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%; lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vịi tử cung có mủ.

Để điều tra nguyên nhân gây nhiễm trùng của bệnh sinh sản cần có hồ sơ điều trị bệnh, triệu chứng lâm sàng, trật tự xuất hiện các triệu chứng. Kết hợp của các xét nghiệm chẩn đoán thích hợp là cần thiết. Gửi tất cả các mẫu lấy từ lợn con bị hủy bỏ, chết non và nhau thai đến phòng thí nghiệm hoặc gửi ít nhất một lít huyết thanh từ các con lợn bị tiêu hủy. Các phân tích từ phòng thí nghiệm là rất cần thiết để có biện pháp hạn chế sự bùng phát của dịch.

Andrew Gresham (2003) [31], điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố managemental, dinh dưỡng hay môi trường. Tuy nhiên, bệnh enzootic và bệnh dịch sinh sản truyền nhiễm kéo dài có thể gây thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản ở Anh thương là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, parvovirus, leptospires (đặc biệt là leptospira interrogans serovar bratislava)

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con tại trang trại chăn nuôi an hưng, xã danh thắng, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)