Trường PTTH Gang Thép (Thái Nguyên) 55 năm một chặng đường

Một phần của tài liệu 16112020 Ban tin Thai Nguyen (Trang 42)

III. Văn hóa – xã hội

17. Trường PTTH Gang Thép (Thái Nguyên) 55 năm một chặng đường

(Doanhnghieptiepthi.vn 15/11, Quang Hưng)

Hoà chung trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 – 20/11/2020 thầy và trò trường PTTH Gang Thép (Thái Nguyên) năm nay có thêm niềm vui khi lịch sử nhà trường bước sang tuổi 55. Trường được thành lập ngày 10/10/1965 giữa lúc giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc ác liệt. Trải qua 55 năm xây dựng, trưởng thành, trong mọi hoàn cảnh cán bộ, giáo viên nhà trường luôn đoàn kết, vượt qua khó khăn, tất cả vì học sinh thân yêu.

Với những kết quả, thành tích đạt được trong giáo dục, đào tạo của các thế hệ, thầy và trò nhà trường đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng những phần thưởng xứng đáng cho nhà trường: Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba (năm 1996), Huân chương lao động hạng Nhì (năm 2003), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2014) và nhiều giấy khen, bằng khen, cờ thi đua của các cấp, các ngành khen tặng. Trường được công nhận chuẩn Quốc gia năm 2010 và công nhận lại năm 2015.

Từ khi thành lập đến nay với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của tập thể CBGV, NV và HS, Trường PTTH Gang Thép đã từng bước đáp ứng và khẳng định được uy tín, chất lượng giáo dục. Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ giáo viên có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ lãnh đạo, giáo viên và nhân viên có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, tâm huyết với nghề dạy học, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, có năng lực chuyên môn vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao, có bề dày kinh nghiệm, đoàn kết gắn bó, thống nhất.

Đa số các em học sinh của trường chăm ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập, trong những năm qua trường có nhiều học sinh đạt học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia. Tỷ lệ học sinh khá giỏi hàng năm đều chiếm trên 80%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT luôn đạt trên 95%, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trên 80%...

Đảng bộ nhà trường có 42 đảng viên với 03 Chi bộ. Đảng bộ nhà trường nhiều năm liên tục đạt Đảng bộ trong sạch vững mạnh, vững mạnh tiêu biểu. Đảng bộ lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của nhà trường, các tổ chức khác như: Công đoàn nhà trường và Đoàn thanh niên nhiều năm đạt 42

danh hiệu vững mạnh xuất sắc,. Ban đại diện CMHS hoạt động tích cực, góp phần cùng với nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nhiều năm qua, nhà trường luôn tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn như Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ chính trị về đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; Phong trào thi đua "đổi mới, sáng tạo trong dạy và học"; phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Trường THPT Gang Thép đã quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, ứng dụng CNTT, nhằm đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị, đồ dùng dạy học để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Thực hiện nghiêm túc chương trình kế hoạch giảng dạy, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, các phong trào văn hoá - văn nghệ, TDTT, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 100% giáo viên áp dụng và thực hiện có hiệu quả cao các bài giảng điện tử và các hình thức dạy học trực tuyến qua zoom, video, truyền hình…

Được sự quan tâm của UBND tỉnh Thái Nguyên và các cấp trong những năm qua cơ sở vật chất của nhà trường đã được đầu tư khang trang, hiện đại, đáp ứng được điều kiện cơ bản thực hiện đổi mới giáo dục. Hiện tại Trường PTTH Gang Thép có 02 dãy nhà 3 tầng gồm 32 phòng học và 06 phòng bộ môn trong đó có: 01 phòng Vật lý- Công nghệ, 01 phòng Hóa, 01 phòng Sinh học, 01 phòng học Ngoại ngữ, 02 phòng học Tin học; các phòng chức năng gồm: 01 phòng truyền thống, 02 phòng thư viện, 01 phòng y tế trường học, 01 phòng Đoàn, 01 phòng Đảng- Công đoàn. Trường có đầy đủ phòng làm việc của Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn; có sân chơi, bãi tập; môi trường học tập an toàn, xanh-sạch-đẹp.

Với những thành tích đã đạt được qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với tinh thần đoàn kết, gương mẫu, nêu cao bản lĩnh chính trị. Tập thể cán bộ, giáo viên, người lao động Trường PTTH Gang Thép phấn đấu xây dựng nhà trường luôn là điểm sáng trong ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên. Về đầu trang

https://doanhnghieptiepthi.vn/truong-ptth-gang-thep-thai-nguyen-55-nam-mot-chang-duong- 161201115163730587.htm

18. Thái Nguyên: Diệu kỳ tình đoàn kết

(Vanhien.vn 16/11, Huệ Dinh)

Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ cha đã dạy chị em chúng tôi phải luôn thuận hòa, đoàn kết. Mẹ bảo: Trong nhà, trên dưới hòa thuận; bên ngoài, nhà nhà đoàn kết thì cuộc sống mới hạnh phúc, ấm no. Hồi ấy, trong suy nghĩ của lũ trẻ chúng tôi, đoàn kết chỉ đơn giản là chị em không cãi vã nhau; mỗi khi đi ra ngoài gặp cụ già thì phải biết giúp đỡ… Sau này, trưởng thành, đi và cảm nhận, tôi đã hiểu được ý nghĩa rất to lớn của tình đoàn kết. Và càng thấm thía hơn tinh thần “lá 43

lành đùm lá rách”; tượng trợ lẫn nhau của người dân Việt Nam nói chung, người dân Thái Nguyên nói riêng. Cũng từ tình đoàn kết, bao con người gặp khó khăn, hoạn nạn được cộng đồng bao bọc, chở che, giúp đỡ để có cuộc sống “hồi sinh”…

Theo con đường uốn lượn, chúng tôi tìm đến gia đình bà Hà Thị Thơm, 73 tuổi ở xóm Khe Mo 1, xã Khe Mo (Đồng Hỷ). Điều khiến chúng tôi thấy bất ngờ là chỉ sau một thời gian ngắn, ngôi nhà xây chắc chắn còn nồng thơm mùi vữa đã “mọc” lên thay thế cho căn nhà “xập xệ”. Chúng tôi rất vui khi nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của người phụ nữ có cảnh đời bất hạnh này. Bà bảo: Nếu không có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng, bà con chòm xóm, thì dù có đi hết cuộc đời này, tôi cũng không bao giờ có được ngôi nhà xây vững chãi như thế.

Bà Thơm là một trong những hộ nghèo, đặc biệt khó khăn ở xã Khe Mo. Tuổi cao, sức yếu, ruộng vườn không có nên bà quanh năm đi làm thuê mà thu nhập cũng chẳng được là bao. Đáng thương hơn khi người mẹ già này vẫn đang phải “đèo bòng” thêm cô con gái bị bệnh tâm thần. Đã bước sang tuổi 32 nhưng nhận thức của con gái bà Thơm chỉ như đứa trẻ lên 3. Những hôm phát bệnh, con gái làm “loạn”, bà phải ở nhà trông con nên không có thu nhập, cuộc sống vì thế đã khó càng thêm khó. Khi mà mọi nhà đều có cơm ăn ngày hai bữa thì mẹ con bà Thơm có những hôm hết gạo, phải nấu cháo loãng ăn qua ngày.

Thương cảm cho hoàn cảnh của mẹ con bà, Ban Công tác Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xóm, Ủy ban MTTQ xã đã đề nghị Ủy ban MTTQ huyện hỗ trợ gia đình bà xây ngôi nhà đại đoàn kết. Chị Trần Thanh Thủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Khe Mo cho biết: Khác với những hộ dân khác (khi được nhận hỗ trợ sẽ chủ động xây dựng nhà), việc xây nhà của bà Thơm hoàn toàn do các tổ chức đoàn thể của xóm thực hiện, từ thuê nhân công, mua vật liệu xây dựng và vận động người dân trong giúp bà ngày công lao động. Với sự tương trợ giúp đỡ ấy, ngôi nhà đã hoàn thành vào tháng 10 vừa qua với tổng trị giá 81 triệu đồng (giá trị thực tế lớn hơn), trong đó có 57 triệu đồng được trích từ Quỹ Vì người nghèo, sự đóng góp của doanh nghiệp, giúp đỡ của người dân trong xã; số còn lại do bà Thơm đối ứng.

Một câu chuyện khác về sự tương trợ, đùm bọc lẫn nhau cũng khiến chúng tôi cảm động là trường hợp của bà Dương Thị Bún ở xóm Minh Lý, xã Minh Lập (Đồng Hỷ), là 1 trong 39 hộ được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà trong năm nay của Đồng Hỷ. Đây cũng là gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khi bà Bún đã ở cái tuổi gần đất xa trời (88 tuổi) mà vẫn mang gánh nặng bởi người con gái 64 tuổi của bà mắc bệnh tim. Anh Nguyễn Thanh Phương, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đồng Hỷ nói: Đến khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy ngôi nhà của bà Bún đã có nền cứng, tường cứng nhưng mái nhà thì đã xuống cấp nghiêm trọng. Bởi vậy, chúng tôi quyết định trích 10 triệu đồng từ Quỹ vì người nghèo hỗ trợ gia đình sửa nhà. Sau khi quay lại nghiệm thu, chúng tôi rất bất ngờ khi ngôi nhà không chỉ được sửa sang mà mái nhà được lợp ngói đỏ tươi, chắc chắn. Đây là thành quả của tình đoàn kết, thể hiện sức mạnh của cộng đồng bởi số tiền hỗ trợ chỉ là “cái cớ” để bà con trong xã có dịp huy động nhau giúp đỡ người láng giềng của mình. Mỗi người một công, một việc, họ cùng nhau đến hộ 44

gia chủ, trưa về nhà mình ăn cơm. Có người còn hỗ trợ thêm cả vật chất nữa nên ngôi nhà được sửa chữa có giá trị cao hơn gấp đôi số tiền được hỗ trợ.

Cũng từ sức mạnh của tình đoàn kết như thế, năm nay, hơn 300 hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh như ông Trần Văn Luyện, xóm Nhất Tâm và ông Ma Văn Anh, xóm Thành Long, xã Phúc Lương (Đại Từ)… cũng đã thực hiện được giấc mơ có ngôi nhà xây chắc chắn để yên tâm lao động, sản xuất, vươn lên trong cuộc sống…

Sức mạnh cộng đồng, tinh thần đoàn còn được thể hiện rõ nét khi người dân Thái Nguyên đã chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ (đến hết 30-10 đã ủng hộ tiền mặt, hàng hóa trị giá hơn 14,6 tỷ đồng); ủng hộ những người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 trong cả nước (khoảng 16 tỷ đồng).

Sáng chớm đông, khi sương giá vẫn vương vít trên những hoa, những lá, chúng tôi đã có mặt ở Thượng Nung (Võ Nhai) để được hòa mình trong khung cảnh thiên nhiên đậm chất vùng cao và tận hưởng hương lúa chín dịu nhẹ ở nơi đây. Điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất là tấm lòng nhiệt thành giúp đỡ nhau của những người dân nơi rẻo cao Thượng Nung. Đang vào vụ gặt rộ, nhà nhà đều phải tập trung thu hoạch lúa nhưng nhân công thì chỉ có hạn. Vì thế, giải pháp để thu hoạch lúa kịp thời là các hộ dân đổi công cho nhau. Chị Lý Thị Thao, xóm Trung Thành, xã Thượng Nung nói: Vào vụ gặt lúa, người dân ở đây chủ yếu gặt thủ công nên nếu không giúp đỡ nhau thì rất khó có thể thu hoạch lúa đúng thời vụ.

Hay ở những vùng chè lớn của tỉnh như Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân (T.P Thái Nguyên); La Bằng, Tân Linh, Quân Chu (Đại Từ); Minh Lập, Hòa Bình (Đồng Hỷ)…, vào chính vụ, bà con cũng thường hỗ trợ nhau thu hái, chế biến chè. Ông Phạm Ngọc Năm, xóm 10, xã Tân Linh cho hay: Nhà tôi có 2 mẫu chè nên nhu cầu nhân công phục vụ cho sản xuất rất lớn. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ, đổi công của các hộ dân trong xóm nên chè luôn được thu hoạch, chế biến kịp thời, đảm bảo chất lượng sản phẩm…

Trong hoạn nạn, khó khăn, sự sẻ chia, giúp đỡ của bà con xóm giềng thật đáng quý. Minh chứng sống động nhất là khi người dân vùng bán ngập ở xã Vạn Thọ chạy đua với nước hồ Núi Cốc, những hộ không bị ảnh hưởng đã không quên giúp đỡ hàng xóm của mình. Ông Vũ Đức Thanh, người dân xóm 9 nói: Khi mưa lớn, nước hồ càng dâng cao hơn, đồ đạc trong nhà phải vận chuyển lên tầng trên để tránh nước, tôi rất lo lắng vì đang sống một mình. Rất may là dân quân, bà con hàng xóm đi thuyền đến hỗ trợ vận chuyển đồ đạc nên gia đình tôi không bị thiệt hại nhiều.

Kể cả khi hàng xóm có việc hiếu, người dân của trên 2.500 thôn, xóm, bản, làng trong toàn tỉnh cũng không quên đến chia buồn, giúp đỡ gia chủ hoàn tất các phần việc để đưa người thân về nơi an nghỉ cuối cùng. Theo ông Hà Thanh Tĩnh, một người dân ở xã Ôn Lương (Phú Lương):

Ở quê tôi, mỗi khi gia đình hàng xóm có việc hiếu, mọi người đều đến giúp đỡ nhưng khi đến bữa ăn cơm thì ai về nhà nấy để tránh mang lại gánh nặng cho gia đình tang chủ…

Thế mới thấy, tình làng, nghĩa xóm ấm áp biết bao nhiêu khi người dân luôn giúp đỡ nhau trong sản xuất; đùm bọc, tương trợ nhau khi khó khăn, hoạn nạn, lúc buồn, vui. Và tình đoàn kết chính là sự diệu kỳ nhất để mọi người, mọi nhà xích lại gần nhau hơn, cùng nhau vượt qua khó khăn, vun đắp xây dựng quê hương, đất nước ngày thêm đẹp giàu. Về đầu trang

https://vanhien.vn/news/thai-nguyen-dieu-ky-tinh-doan-ket-80585

19. Người dân Bản Tồng mong muốn có một cây cầu

(Nhân dân 16/10, tr7)

Mục Thông tin nhanh qua đường dây nóng báo Nhân dân phản ánh, Khu Bản Tồng, xóm Văn La 2, xa Lam Vỹ, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) vẫn chưa có cầu bắc qua suối Văn La, người dân đi lại khó khăn.

Theo đó, báo đề nghị chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan đến vụ việc kiểm tra, xử lý và hồi âm cho báo để báo thông tin tới bạn đọc. Về đầu trang

20. Nghiệp mã chí tình lưu trang sử

(Nông nghiệp Việt Nam 16/11, tr12, Nguyễn Văn Đại)

Vùng thôn trong điền giữ giờ còn là điểm đến của những nam thanh nữ tú, của những nhiếp ảnh gia chọn thời khắc Sóm tối khi bình minh ló rạng, đàn gia súc tràn ra đồng cỏ. Ngược lại với chút lãng mạn đời thường ấy, nơi đây là một tập thể lao động cống hiến với 60 năm tồn tại. Tên của đơn vị được đặt khi hình thành là Trại Nhân giống ngựa Bá Vân xã Bình Sơn, TP Sông Công. Hiện nay, đơn vị này có tên là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi Viện Chăn nuôi, Bộ NN - PTNT.

Giai đoạn đầu khi mới thành lập, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đơn vị là con ngựa nhằm phục vụ cho các tỉnh thuộc khu tự trị Việt Bắc và các tỉnh miền núi trong do phía Bắc. Trong chiến tranh gian khổ, được sự sẻ chia, đùm bọc của cán bộ, nhân dân các địa phương vùng với sự miệt mài sản xuất và chiến đấu. Hàng trăm ngựa giống mới hạt nhân từ Trung tâm đã được chuyển giao vào sản xuất để sản sinh ra hàng chục nghìn ngỤg lại phục vụ sản xuất dân sinh của đồng bào các dân tộc miền núi trung du phía Bắc.

Tháng 5/1994, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quyết định bổ sung nhiệm vụ và đổi tên thành Trại Nghiên cứu ngựa và trâu Bá Vân. Khi Trung tâm Nghiên cứu Sông Bé được giao cho Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam quản lý, một phần trâu Murrah được chuyển ra nuôi tại Trại Thí nghiệm ngỤg Bá Vân và đơn vị được Bộ giao bổ Sơng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chăn nuôi trâu. Cũng từ đó Trại Thí nghiệm ngựa Bá Vân được

đổi tên thành Trại Nghiên cứu ngựa và trâu Bá Vân. Từ đây, gia súc nghiên cứu là 2 loài khó khăn nhất trong ngành chăn nuôi, nhưng lại là thế mạnh, là vật nuôi truyền thống ở miền núi. Tháng 1/998, Bộ NN - PTNT quyết định chuyển đổi Trại Nghiên cứu ngựa và trâu Bá Vân thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi.

Năm 2009, Viện Chăn nuôi đã có quyết định bổ sung thêm nhiệm vụ “ Xây dụng mô hình giáo

Một phần của tài liệu 16112020 Ban tin Thai Nguyen (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w