Nghiệp mã chí tình lưu trang sử

Một phần của tài liệu 16112020 Ban tin Thai Nguyen (Trang 46 - 48)

III. Văn hóa – xã hội

20.Nghiệp mã chí tình lưu trang sử

(Nông nghiệp Việt Nam 16/11, tr12, Nguyễn Văn Đại)

Vùng thôn trong điền giữ giờ còn là điểm đến của những nam thanh nữ tú, của những nhiếp ảnh gia chọn thời khắc Sóm tối khi bình minh ló rạng, đàn gia súc tràn ra đồng cỏ. Ngược lại với chút lãng mạn đời thường ấy, nơi đây là một tập thể lao động cống hiến với 60 năm tồn tại. Tên của đơn vị được đặt khi hình thành là Trại Nhân giống ngựa Bá Vân xã Bình Sơn, TP Sông Công. Hiện nay, đơn vị này có tên là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi Viện Chăn nuôi, Bộ NN - PTNT.

Giai đoạn đầu khi mới thành lập, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đơn vị là con ngựa nhằm phục vụ cho các tỉnh thuộc khu tự trị Việt Bắc và các tỉnh miền núi trong do phía Bắc. Trong chiến tranh gian khổ, được sự sẻ chia, đùm bọc của cán bộ, nhân dân các địa phương vùng với sự miệt mài sản xuất và chiến đấu. Hàng trăm ngựa giống mới hạt nhân từ Trung tâm đã được chuyển giao vào sản xuất để sản sinh ra hàng chục nghìn ngỤg lại phục vụ sản xuất dân sinh của đồng bào các dân tộc miền núi trung du phía Bắc.

Tháng 5/1994, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quyết định bổ sung nhiệm vụ và đổi tên thành Trại Nghiên cứu ngựa và trâu Bá Vân. Khi Trung tâm Nghiên cứu Sông Bé được giao cho Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam quản lý, một phần trâu Murrah được chuyển ra nuôi tại Trại Thí nghiệm ngỤg Bá Vân và đơn vị được Bộ giao bổ Sơng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chăn nuôi trâu. Cũng từ đó Trại Thí nghiệm ngựa Bá Vân được

đổi tên thành Trại Nghiên cứu ngựa và trâu Bá Vân. Từ đây, gia súc nghiên cứu là 2 loài khó khăn nhất trong ngành chăn nuôi, nhưng lại là thế mạnh, là vật nuôi truyền thống ở miền núi. Tháng 1/998, Bộ NN - PTNT quyết định chuyển đổi Trại Nghiên cứu ngựa và trâu Bá Vân thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi.

Năm 2009, Viện Chăn nuôi đã có quyết định bổ sung thêm nhiệm vụ “ Xây dụng mô hình giáo dục thực nghiệm về chăn nuôi thú y cho học sinh, sinh viên, các tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước ”. Đây là tiền đề để Trung tâm mở ra hướng đi mới, chăn nuôi miền núi kết hợp giữa giáo dục học nghiệm và du lịch động vật nông nghiệp.

Trải qua các thời kỳ, Trung tâm đã phối hợp và chủ trì thục hiện 15 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, 39 đề tài nghiên cứu cấp Bộ, tỉnh và 50 đề tài cấp cơ sở. Từ những đề tài nghiên cứu cũng như tờ học tiễn hoạt động, các mô hình trình diễn chăn nuôi trong sản xuất được xây dụng, hỗ trợ đào tạo hơn 10.000 học sinh, sinh viên, 20.000 nông dân ; 5.000 cán bộ cơ sở, hướng dẫn và tham gia hướng dẫn 15 thạc sỹ, 6 tiến sỹ, hợp tác nghiên cứu khoa học với 5 trường đại học và trung học, 8 viện nghiên cứu trong và ngoài ngành, 15 Sở KH - CN, Sở NN - PTNT các tỉnh. Đến nay, Trung tâm đã cung cấp các sản phẩm phục vụ chăn nuôi với khoảng 10.000 ngựa bạch, ngựa lai. Hàng chục ngàn ngựa thồ, kéo dân sinh và phục vụ tuần tra tại biên giới. Năm 2020, Trung tâm đã được Bộ NN - PTNT giao nhiệm vụ chuyển giao kỹ thuật giúp đoàn kỵ binh nhập, nuôi thích nghi, chăm sóc ngựa phục vụ công tác của ngành công an.

Trung tâm cũng đã thành công trong việc giữ quỹ gen giống trâu Murrah, tạo trâu lai F1 F2 có năng suất, chất lượng thịt cao hơn trâu nội từ 20-25 %. Từ 2003 đến nay, Trung tâm thực hiện Dự án giống trâu quốc gia, chuyên sản xuất những trâu giống đầu dòng phục vụ cải tạo các vùng trao trọng điểm của cả nước. Là đơn vị nuôi giữ giống gốc trâu, cũng là chuyển giao công nghệ về phát triển chăn nuôi trâu trong chương trình nông thôn miền núi.

Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ trong nghiên cứu, Trung tâm đã tập họp giữ quỹ gen 36 giống cỏ... Trung tâm cũng thảo luận và lập đề tại song phương với Thái Lan về nghiên cứu nâng cao hiệu quả thụ tinh nhân tạo cho trâu. Hai bên đã thực hiện các chuyến tham quan mô hình của hai nước và thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về khai thác, sản xuất, bảo quản và nâng cao chất luợng tinh trâu; Thực hiện dự án nghiên cứu “ Gia cầm một sức khỏe ” cho Trường Đại học Thú y Hoàng Gia Anh làm chủ trì giai đoạn 2020 2025. Hiện dự án đã tiến hành khảo sát các chuỗi chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam, đánh giá tác động của các mắt xích đến lây truyền dịch bệnh và an toàn thục phẩm.

Xứng tầm với chiều dài lịch sử, là một đơn vị nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi sẽ tiếp tục phát huy các giá trị lao động để kết nối giữa trại thực nghiệm với đời sống sản xuất của nhân dân cũng như sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Về đầu trang 47

Một phần của tài liệu 16112020 Ban tin Thai Nguyen (Trang 46 - 48)