0
Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Chương 3: Tổng quan các nghiệp vụ trong ngành chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE (Trang 30 -79 )

II. Phân tích và hoạch định chiến lược cho dịch vụ chăm sóc sức

khỏe cộng đồng:

1. Phân tích các số liệu cộng đồng – Các thông tin sức khỏe – Bệnh tật:

1.1.Sự gia tăng dân số Việt Nam

Tỉ lệ sinh thô ở Việt Nam qua các thời kỳ. Các thời kỳ này tỉ lệ sinh ở Việt Nam cao, trung bình vì dân số nước ta thường là nông dân sống ở nông thôn, nghèo, tỉ lệ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn.

Nguồn UBDS và KHHGD, 1996.

Tỉ lệ sinh > 30 0/00 : Cao.

20 0/00 < Tỉ lệ sinh < 30 0/00: Trung bình.

Tỉ lệ sinh < 20 0/00: Thấp.

1.1.2. Tỉ lệ chết

Là tỉ lệ chết thô (Crude Death Rate - CDR): tình theo 0/00 là số người chết hàng năm trên 1000.

Tháp dân số Việt Nam

1.2.Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam

Ung thư vú.

Ung Thư vú là loại Ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới. Ở Mỹ ước tính mỗi năm có khoảng hơn 212.930 trường hợp mới mắc và 40.870 phụ nữ chết vì căn bệnh này. Tại VN, theo thống kê giai đoạn 2004 – 2005, tỷ lệ mắc ở các tỉnh phía Bắc là 19,6/100.000 dân, đứng đầu trong các loại ung thư ở nữ và ở phía nam tỷ lệ này là 16,3%/100.000 dân, đứng hàng thứ hai sau Ung thư cổ tử cung. Bệnh đang có xu hướng ngày một gia tăng. Đặc biệt, trước đây Ung thư vú vẫn được xem là rất hiếm gặp ở lứa tuổi dưới 30 (bệnh thường gặp ở tuổi trung niên 45 – 50 hoặc người già) nhưng gần đây, Ung thư vú dưới 30 tuổi không còn là hiếm gặp nữa, tăng cao trong giới trẻ chưa lập gia đình. Theo ghi nhận tại bệnh

viện K, mỗi tháng có khoảng 200 bệnh nhân Ung thư vú được khám và điều trị, trong số đó có khoảng gần chục bệnh nhân dưới 30 tuổi.

Ung thư buồng trứng.

U buồng trứng chiếm 5% trong các loại Ung thư ở nữ nhưng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư phụ khoa. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc chiếm khoảng 3,6 - 3,9/100.000 người dân. Bệnh thường diễn biến âm thầm với triệu chứng không đặc hiệu hoặc không có triệu chứng. BS Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng Khoa Ngoại - Phụ khoa, bệnh viện K cho biết, ông đã mổ cho nhiều bệnh nhân có khối u buồng trứng to 1 vài kg, nhưng cũng có không ít người có những khối u kỷ lục 10 – 18, thậm chí khối u to nhất đạt 27 kg. U có thể thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ dậy thì và những phụ nữ trên 60 tuổi. Trong số này, phụ nữ chưa có con lại chiếm tỉ lệ rất lớn, xuất hiện nhiều ở phụ nữ dưới 30 tuổi. Phần lớn ung buồng trứng là dạng u nang lành tính (chiếm trên 90%). Chỉ có một số ít trường hợp là u ác tính (hay còn gọi là ung thư buồng trứng), nhưng cũng có một số trường hợp mới đầu là u lành tính, nhưng do không chữa trị sớm có thể dẫn đến u ác tính và dễ gây tử vong (đặc biệt ở hai nhóm tuổi: tuổi trẻ (10 - 12 tuổi) tuổi sau mãn kinh...Đặc biệt, đối với các u lành tính, bình thường thì không nguy hiểm nhưng khi xảy ra biến chứng (vỡ nang, xoắn nang, hoại tử...) rất dễ gây tử vong.

Ung thư phổi.

Đây là loại Ung thư phổ biến nhất toàn cầu. Ở Mỹ nó là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả hai giới với tỷ lệ mắc mới mỗi năm là 174.470 ca và khoảng

162.467 ca tử vong. Tại VN, tỷ lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi ở nam là 29,6%/100.000 dân, đứng đầu trong các loại ung thư ở nam, ở nữ là 7,3/100.000 dân đứng hàng thứ 5 sau Ung thư cổ tử cung, vú, dạ dày và đại trực tràng. Tỷ lệ tử vong là 27,4/100.000 dân ở nam và 6,7/100.000 dân ở nữ.

Ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày là một trong năm loại Ung thư thường gặp tại VN. Tại Hà Nội, Ung thư dạ dày đứng hàng thứ nhì trong mười loại Ung thư ở cả hai giới nam và nữ; còn tại TPHCM, Ung thư dạ dày xếp hàng thứ ba ở nam và đứng thứ năm ở nữ. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở Hà Nội là 30,3 ở nam, 15,0 ở nữ. Có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này: tuổi càng cao càng dễ mắc, hút thuốc lá, ăn nhiều thức ăn nướng, hun khói, dùng nhiều gia vị, viêm dạ dày mạn tính...

Ung thư đại trực tràng là một trong những loại Ung thư thường gặp ở các nước phát triển, là Ung thư gây tử vong thứ hai sau Ung thư phổi. Đặc biệt, ở nước ta loại Ung thư này đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Thống kê cho thấy, nó đứng hàng thứ 5 ở cả hai giới tronng các loại Ung thư thường gặp, với tỷ lệ mắc chúng là 7,5/100.000 dân. Nguyên nhân, chế độ ăn không hợp lý, nhiều chất béo, ít chất xơ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

1.3.Tình hình bệnh thường gặp ở Việt Nam

Bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp (THA) là một bệnh rất thường gặp và ngày nay đã trở thành một vấn đề xã hội. Theo thống kê ở Việt Nam những năm cuối thập kỷ 80, tỷ lệ người lớn bị THA là 11% và theo điều tra năm 2008 của Viện Tim mạch Quốc gia tại 8 tỉnh/thành phố trên cả nước, tỷ lệ này là 25,1%. THA có thể gây nguy hiểm ngay cho bệnh nhân nhưng cũng có thể âm thầm ảnh hưởng đến các cơ quan đích như tim, não, thận, mắt, gây ra những di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi là THA khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg.

Bệnh lao

Ước tính gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu do lao năm 2009 như sau: 9,4 triệu trường hợp mới mắc (khoảng 8,9-9,9 triệu người), 14 triệu trường hợp hiện mắc (khoảng 12-16 triệu người), 1,3 triệu trường hợp tử vong ở người có HIV(-) (khoảng 1,2-1,5 triệu người) và 0,38 triệu trường hợp tử vong ở người có HIV(+) (khoảng 0,32-0,45 triệu người). Hầu hết các trường hợp là ở Đông Nam Á, các vùng thuộc châu Phi và Tây Thái Bình Dương (tương ứng là 35%, 30% và 20%). Ước tính 11-13% trường hợp mới mắc lao có HIV(+); khu vực châu Phi chiếm khoảng 80% số trường hợp.

400 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh viêm gan B mãn tính-280 triệu người là người Á châu/Đảo thái bình dương (API) và 130 triệu người là người Hoa. Người ta ước lượng là có 2 triệu người bị bệnh viêm gan B mãn tính ở Bệnh viêm gan B gây ra 60%-80% các trường hợp ung thư gan trên toàn thế giới, và là

nguyên nhân đứng hàng thứ sáu dẫn tới việc phải ghép gan.

Bệnh viêm gan B dễ lây hơn HIV (siêu vi gây bệnh AIDS) từ 50 tới 100 lần.

1.4.Chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng


Con người là nguồn tài nguyên quí báu nhất của xã hội, con người quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Vì vậy đầu tư cho sức khỏe để mọi người đều được chǎm sóc sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và mỗi gia đình.

Bản chất nhân đạo và định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự công bằng và hiệu quả trong chǎm sóc sức khỏe. Thực hiện công bằng là đảm bảo cho mọi người đều được chǎm sóc sức khỏe cơ bản và từng bước được nâng cao, phù hợp với khả nǎng kinh tế của xã hội. Đồng thời Nhà nước có chính sách khám chữa bệnh miễn phí và giảm phí đối với người có công với nước, người nghèo, người sống ở các vùng có nhiều khó khǎn và đồng bào các dân tộc thiểu số. Tǎng cường việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện tốt chiến lược công bằng trong chǎm sóc y tế.

Dự phòng tích cực và chủ động là quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển của nền y tế Việt Nam. Quan điểm dự phòng tích cực phải được nhận thức sâu sắc và vận dụng trong việc tạo ra lối sống lành mạnh và vǎn minh, đảm bảo môi trường sống, lao động và học tập có lợi cho việc phòng bệnh và tǎng cường sức khỏe, chủ động phòng chống các tác nhân có hại cho sức khỏe trong quá trình phát triển nông thôn và công nghiệp hóa.

Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền dân tộc. Y học cổ truyền là một di sản quí báu của dân tộc cần được bảo vệ, phát huy và phát triển. Triển khai mạnh mẽ việc

nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hóa y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại, nhưng không làm mất đi bản sắc của y học cổ truyền Việt Nam.

Xã hội hóa sự nghiệp chǎm sóc sức khỏe nhân dân. Chǎm sóc sức khỏe nhân dân là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng; của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; các Ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức chǎm sóc sức khỏe trong đó y tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Khuyến khích, hướng dẫn và quản lý tốt các hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân, bán công và liên doanh. Chống mọi biểu hiện tiêu cực trong các dịch vụ chǎm sóc sức khỏe.

2. Quản lý ngân sách:

Công việc quản lý ngân sách bao gồm 5 nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát.

+ Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tương lai (ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm sau, trong 5 năm sau...) và lên các kế hoạch để chuẩn bị ngân sách tránh tình trạng thiếu hụt ngân sách.

+ Tổ chức: sử dụng một cách tối ưu ngân sách để thực hiện kế hoạch.

+ Bố trí ngân sách: phân tích công việc, phân chi ngân sách cho từng địa phương từng khu vực một cách thích hợp.

+ Lãnh đạo/Động viên: Giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn để đạt được các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn lòng làm việc cho tổ chức).

+ Kiểm soát: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra).

Hiện tại ngân sách dành cho chăm sóc sức khỏe công cộng còn rất thiếu thốn. Không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Các chính sách viện phí, bảo hiểm y tế chậm đổi mới. Kinh phí chi cho hoạt động khám chữa bệnh tuy đã tăng nhưng còn thấp so với nhu cầu hoạt động của các bệnh viện.

Ví dụ: Tỷ lệ giường bệnh chưa đáp ứng được nhu cầu về khám chữa bệnh. Hiện nay, cả nước có 1.063 bệnh viện với tổng số 144.129 giường bệnh, tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân là 17.3. Qua báo cáo của 731 bệnh viện năm 2007 cho thấy tình hình quá tải trong khu vực nội trú của các tuyến bệnh viện so sánh với năm 2006 như sau: Công suất sử dụng giường bệnh chung các tuyến năm 2007 là 122.4%. Cao nhất ở các bệnh viện Trung ương (139.2%), bệnh viện tỉnh (125.1%), công suất của các bệnh viện huyện cũng rất cao (118.8%).

Ngân sách cho việc tuyển nhân lực bệnh viện cũng còn thiếu rất nhiều. Nhân lực bệnh viện thiếu cả về số lượng và chất lượng.

Ví dụ: Số điều dưỡng viên mới đạt 60 – 70% so với chỉ tiêu đề ra nên chưa bố trí làm ca ở các khoa trọng điểm, thiếu dược sỹ đại học. Tỷ lệ chung 1 bác sỹ/3.6 giường bệnh, tỷ lệ chung 1 điều dưỡng viên/2.5 giường bệnh, tỷ lệ chung 1 bác sỹ/1.42 điều dưỡng viên, tỷ lệ bác sỹ/dược sỹ trung học và đại học là 4.4:1.

Qua đó cho ta thấy hiện trạng ngân sách dành cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng còn rất thiếu thốn. Nên việc quản lý ngân sách phải chặt chẽ, tránh lãng phí ngân sách, tránh tình trạng nơi cần ngân sách nhiều thì lại cung cấp ít và ngược lại. Sau đây là 4 vấn đề cần tránh trong công tác quản lý, điều hành ngân sách:

- Tính hình thức trong việc quyết định dự toán, phân bổ và phê chuẩn quyết toán ngân sách ở các địa phương còn khá nhiều.

- Việc vi phạm các qui định pháp luật trong lĩnh vực này khá phổ biến, đặc biệt nhiều địa phương đã tự ý chuyển một phần kế hoạch vốn đầu tư để chi thường xuyên.

- Hoạt động kiểm tra, giám sát việc chấp hành ngân sách địa phương còn chồng chéo theo kiểu “ai cũng chịu trách nhiệm nhưng không ai chịu trách nhiệm gì cả”.

- Các biện pháp khắc phục chưa có tác dụng mạnh đến việc ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật có nguy cơ xảy ra.

3. Quản trị mối quan hệ đối tác – Bạn hàng trong công tác điều trị:

3.1. Quản trị mối quan hệ đối tác:

Nếu như các doanh nghiệp Việt Nam ít nhiều đã quen với khái niệm quản lý quan hệ khách hàng hay quản lý chuỗi cung cấp thì khái niệm quản lý quan hệ đối tác vẫn còn khá mới. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đang đối đầu với áp lực phải quản lý rủi ro tốt hơn để cạnh tranh, thì việc quản lý đối tác ngày càng quan trọng.

Quá trình quản lý quan hệ đối tác đòi hỏi một kế hoạch tập trung và thực hành có hệ thống, có phương pháp và phải nhất quán trong toàn doanh nghiệp. Nhiều công ty nước ngoài sử dụng một công cụ, gọi là kế hoạch quản lý đối tác. Bản kế hoạch này liệt kê các đối tác chủ chốt của doanh nghiệp, xác định vai trò, ảnh hưởng của họ đối với doanh nghiệp, cũng như “sách lược” mà doanh nghiệp dành cho họ.

Bản kế hoạch quản lý đối tác do tổng giám đốc phê duyệt, và việc thực hiện phải được ủy quyền tùy theo mức độ cho các trưởng bộ phận.

Một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch quản lý quan hệ đối tác chính là kế hoạch giao tiếp với các đối tác, tức là xác định những thông tin cần trao đổi, mức độ tiếp xúc, cách truyền đạt thông tin sao cho hiệu quả nhất.

Việc lập kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở hiểu rõ vai trò, nhu cầu và mong đợi của các đối tác khác nhau.

Thực tế cho thấy hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ áp dụng quản lý quan hệ đối tác theo cách truyền thống. Các đối tác của họ chỉ giới hạn ở khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên. Dưới đây là một vài gợi ý tham khảo để ý thức rõ về vai trò và ảnh hưởng của các đối tác.

+ Lập kế hoạch quản lý quan hệ đối tác và kế hoạch giao tiếp với đối tác. Đây là những công cụ đơn giản nhằm thống nhất trong nội bộ doanh nghiệp về cách quản lý quan hệ đối tác.

+ Tổ chức tiếp xúc với các đối tác một cách hệ thống và có kế hoạch. Các doanh nghiệp có thể lên lịch làm việc định kỳ với các đối tác để thu thập ý kiến đánh giá, nhu cầu của họ. Nhiều khi doanh nghiệp chỉ cần thể hiện sự quan tâm và tôn trọng ý kiến của đối tác cũng đã làm tăng đáng kể mức độ hài lòng của họ.

+ Thực hiện phân công và ủy quyền trong quản lý quan hệ đối tác.

+ Tăng cường chất lượng hệ thống thông tin quản trị. Các thông tin quản trị về đối tác nên được thiết kế, tổ chức thu thập một cách khoa học trong hệ thống thông tin quản trị của doanh nghiệp.

3.2. Bạn hàng trong công tác điều trị:

Là những bệnh nhân khám tại trung tâm thường xuyên hoặc là những bệnh nhân đăng ký tại trung tâm. Những bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tại trung tâm giống như thuê bác sỹ tư. Mọi vấn đề về sức khỏe của bệnh nhân gia

đình bệnh nhân sẽ được trung tâm theo dõi định kỳ và tư vấn cho bệnh nhân các phương pháp tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mình và gia đình.

III. Quản trị nguồn nhân lực và công tác hậu cần:

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE (Trang 30 -79 )

×