II. Thời sự Chính trị
7. Xã Hưng Thủy (Lệ Thủy): Hướng tới vùng trồng rau, quả an toàn
(Baoquangbinh.vn 29/8, Thanh Hoa)
Trước thực trạng báo động về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tìm kiếm nguồn thực phẩm an toàn. Vì vậy, cùng với chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị trên một diện tích đất canh tác, UBND xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy đã khuyến khích người dân trên địa bàn phát triển các loại rau, quả theo hướng sản xuất an toàn.
Trên cơ sở nắm bắt chủ trương và xu hướng chung, UBND xã Hưng Thủy đã chỉ đạo và khuyến khích người dân canh tác rau, quả an toàn, áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác, tạo sự chuyển biến đáng kể trong nhận thức của người dân về sản xuất an toàn.
Hiện nay, toàn xã Hưng Thủy có hơn 85ha chuyên canh các loại rau, quả, trong đó, cây mướp đắng chiếm gần 50% diện tích, còn lại là các loại rau màu khác, như: nén, cải, xà lách… Toàn xã có khoảng 40ha rau, quả được người dân trồng theo hướng an toàn.
Anh Nguyễn Quang Vinh, thôn Hòa Đông quyết tâm chọn hướng đi khác biệt so với các hộ trồng rau lâu năm trên địa bàn xã, đó là trồng rau, quả sạch, an toàn.
hướng chuẩn VietGAP. Anh đã đầu tư hệ thống nhà màng trên diện tích 900m2 tại gia đình, chủ yếu trồng các loại: cây dưa lưới, các loại rau cải, hoa cúc…
Qua gần 4 năm triển khai, sản phẩm của gia đình anh ngày càng được nhiều người biết đến và tạo được lòng tin của người mua nên giá bán cao hơn, đầu ra luôn ổn định so với rau trồng truyền thống. Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình thu về hơn 200 triệu đồng.
Hiện gia đình đang mở thêm một mô hình ở xã Tân Thủy (Lệ Thủy) để trồng rau, quả an toàn nhằm nâng cao thu nhập.
Nhằm thay đổi tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của người dân, áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau, quả sạch, an toàn, tăng hiệu quả kinh tế cao, thời gian qua, địa phương đã tổ chức nhiều lớp tập huấn tập huấn quy trình kỹ thuật trồng rau, quả an toàn; khuyến khích bà con không sử dụng các loại phân hóa học vô cơ, không phun thuốc bảo vệ thực vật các loại, chỉ bón phân bón hữu cơ theo kỹ thuật ủ phân và quy trình chăm sóc đã được tập huấn.
Chị Đặng Thị Tình, thôn Thắng Lợi, một trong những hộ gia đình được tập huấn kiến thức trồng rau an toàn cho biết: “Trước đây, trên mảnh đất vườn của gia đình, tôi cũng đã trồng rau, nhưng do chưa nắm được kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế không cao. Sau khi được tập huấn về quy trình sản xuất rau sạch, gia đình tôi đã áp dụng và thấy hiệu quả gấp đôi so với cách trồng rau truyền thống. Với hơn 2,5 sào đất vườn nhưng nhờ được chăm sóc theo đúng kỹ thuật, nên rau luôn sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị sâu bệnh và cho năng suất cao, mỗi năm cho thu về khoảng 40 triệu đồng".
Ngoài rau xanh các loại, Hưng Thủy còn là địa phương có diện tích trồng mướp đắng tương đối lớn (43ha). Những năm gần đây, sản phẩm mướp đắng của Hưng Thủy được người dân, thương lái trong tỉnh và các tỉnh lân cận thu mua.
Địa phương khuyến khích người dân trồng mướp đắng theo hướng an toàn, không sử dụng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; dùng các hộp bẫy để nhử và tiêu diệt ong, bướm chích hút gây hại cho cây và trái mướp.
Đến nay, sản phẩm mướp đắng Hưng Thủy đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, đang hướng tới xây dựng thương hiệu nhằm đưa sản phẩm mướp đắng tiếp cận các thị trường tiềm năng.
Chủ tịch UBND xã Hưng Thủy Võ Danh Thuấn cho biết: "Việc chuyển đổi cơ cấu
niềm tin cho người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương. Tuy nhiên, diện tích các loại rau còn mang tính tự phát, manh mún, chủ yếu được trồng trong vườn nhà; đầu ra của sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại các thị trường nhỏ lẻ. Đặc biệt, các sản phẩm rau, quả phần lớn sản xuất chính vụ nên giá thành còn thấp, bị thương lái ép giá, khó tiêu thụ; mô hình công nghệ cao đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng do vốn đầu tư lớn nên khó nhân rộng trên địa bàn. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn sản xuất rau, quả an toàn đến người dân; đồng thời, khuyến khích việc đầu tư áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất hóa học, nhất là thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác".
Để sản xuất rau an toàn bền vững, người dân địa phương hiện đang rất cần có chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, giống cho sản xuất rau an toàn, xây dựng vùng chuyên canh rau an toàn gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Đặc biệt, bà con cần sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để bao tiêu sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm mướp đắng. Về đầu trang
https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202108/xa-hung-thuy-le-thuy-huong-toi-vung- trong-rau-qua-an-toan-2192881/