Trịnh Thế Khiết TP Hà Nộ

Một phần của tài liệu BienBan7-11s (Trang 37 - 38)

Kính thưa Quốc hội, Kính thưa các vị đại biểu,

Tôi cũng rất đồng tình với Báo cáo của Chính phủ và Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường về 18 khu công nghiệp và hơn 34 nghìn làng nghề đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đã tạo hơn 11 triệu lao động có việc làm và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật cao, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn cả nước. Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước đáng kể, nhiều mặt hàng xuất khẩu đã có tín nhiệm, uy tín trên quốc tế. Nhà nước đã có nhiều văn bản về quản lý làng nghề và khu kinh tế trên địa bàn. Tuy nhiên, những tồn tại mà trong báo cáo cũng như các đại biểu trước đã nêu ở đây chúng tôi chỉ xin nêu thêm một ý như sau:

Thứ nhất, sản phẩm làng nghề và sản phẩm công nghiệp của chúng ta chưa được trở thành thương hiệu lớn trên địa bàn quốc tế.

Thứ hai, khu kinh tế chúng ta cao nhất mới đạt có 50% diện tích, có những nơi chỉ có 10-20%. Như thế trung bình của cả nước chúng ta chỉ vào khoảng trên dưới 30% diện tích khu công nghiệp mà trên 700 nghìn ha đất của cả nước chúng ta. Như vậy sự lấp đầy của các khu kinh tế còn rất thấp.

Một ý nữa, công nghệ nhập của chúng ta hiện nay rất lạc hậu, từ đó tạo ra môi trường trên địa bàn cả nước, nhất là các khu kinh tế, công nghiệp và những khu làng nghề. Trong báo cáo đánh giá về tác động của môi trường đến với sức khỏe và ảnh hưởng đến người dân của chúng ta cũng chưa đánh giá cụ thể, rõ ràng. Sự tác động này sẽ ảnh hưởng lâu dài đối với đất nước chúng ta và đối với con người. Vì vậy, trong những tồn tại và những nguyên nhân đề ra chúng tôi xin có một số đề nghị về giải pháp như sau.

Thứ nhất, các văn bản của Chính phủ, của Quốc hội đã đề ra, đặc biệt là luật chúng ta phải rà soát lại để xem những văn bản nào chưa phù hợp thì chúng ta sẽ tiếp tục hoàn chỉnh để thống nhất thực hiện quản lý nhà nước.

Thứ hai, về ngân sách đầu tư cho ô nhiễm môi trường, tôi xem ở trong Báo cáo của Chính phủ chúng ta gọi là 1% và các địa phương đề ra, nhưng chúng tôi

thấy chưa đồng đều. Cho nên các địa phương cần dành một nguồn ngân sách đáng kể cho công tác xử lý môi trường.

Thứ ba, công tác quản lý của Nhà nước phải thống nhất từ Trung ương đến địa phương, có một cơ quan chức năng, nơi thì là ngành nông nghiệp, nơi thì khoa học, nơi thì kế hoạch. Như thế không đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu.

Thứ tư, cần tăng cường công tác tuyên truyền làm sao để người dân thực sự tự giác thực hiện công tác bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ cho mình, bảo vệ sức khỏe của người dân.

Thứ năm, kiên quyết xử lý những vi phạm, đặc biệt những nơi gây ô nhiễm môi trường nặng thì chúng ta kiên quyết xử lý và không cho sản xuất, đặc biệt những khu làng nghề gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống của nhân dân tạo ra sức phát triển của làng nghề. Chúng tôi đề nghị trong quy hoạch đối với làng nghề tập trung làm sao đưa các khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, có phương pháp xử lý để đáp ứng yêu cầu.

Trên đây là một số giải pháp. Tôi xin hết ý kiến.

Một phần của tài liệu BienBan7-11s (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w