Liên tiếp từ cuối năm 1996 sang đầu năm 1997, công nhân Sài gòn đã phát động 8 cuộc đình công từ quy mô nhỏ (150 tài xế taxi Vina) đến mức độ lớn (800 công nhân xắ nghiệp may Khánh Hội, 1.000 công nhân khu chế xuất Tân
Thuận). Ngay trưởng phòng PA.15 vào thời gian này là đại tá Huỳnh Hạnh cũng nhận định: "Có sự chỉ đạo ngầm của nhóm kháng chiến cũ..."
Khái niệm "bất đồng chắnh kiến" ngày càng tỏ ra không còn thắch ứng trước thực tế đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. Bởi với những công việc mà các chiến sĩ dân chủ trong nước đã thực hiện được đến hôm nay, nếu gọi họ là những người "bất đồng chắnh kiến" e rằng không phản ánh hết được bình diện hoạt động trong xã hội của họ. Các hoạt động dân chủ trong nước không chỉ giới hạn trong việc đưa ra các kiến nghị, đề đạt trong lãnh vực chắnh trị; một khi những yêu cầu bảo vệ nhân quyền ngày trở nên cấp thiết hơn. Với thực chất thuần tuý là một tổ chức ngoại vi của chế độ, công đoàn nhà nước đã lẩn tránh vai trò đại diện cho người lao động thành thị. Trong các cuộc đình công, những thủ lãnh công nhân tự phát/tự giác đã khẳng định được vị trắ của mình trong hàng ngũ những người dân chủ hoạt động không công khai. Tuy nhiên cũng cần khẳng định rằng, bên cạnh các hạt nhân phong trào, yếu tố dẫn đến th¡ng lợi trong các cuộc đình công chắnh là tinh thần quật cường của anh chị em công nhân. Những người lao động này đã đem nồi cơm của mình ra đối đầu với sự bất công, dũng cảm đứng lên vạch trần chắnh sách pháp lý vô đạo đức của nhà nước XHCN (2).