Bản chất của cuộc đấu tranh dân chủ Việt Nam hôm nay là sự xung đột giữa thiểu số độc tài thống trị và đa số lầm than bị trị, mức độ đã dần chuyển đến ngưỡng một mất một còn. Trong lúc thời cơ hành động chưa chắn muồi, phải bảo toàn lực lượng luôn là mục tiêu thiết thực được đề ra, việc xuất hiện công khai chưa phải là yêu cầu cấp bách. Công cuộc đấu tranh dân chủ nước nhà trong giai đoạn hiện nay chưa phát triển đến hình thức đấu tranh nghị trường, cho nên, tình trạng nhân sự cần ẩn danh hoạt động bắ mật là hoàn toàn hợp lý. Sách lược bảo toàn lực lượng này thắch ứng để đương đầu cùng một chế độ phi chắnh thống - hoàn toàn không do dân cử, điên cuồng bám giữ sự tồn tại bằng các bằng các phương tiện bạo lực (công an, mật vụ, lao tù). Trong bầu không khắ chắnh trị kh¡c nghiệt đó, có quá ắt chỗ cho việc tồn tại những quan điểm độc lập phi cộng sản, do đó việc phải bảo vệ sự tồn tại những chắnh kiến bất đồng bằng phương án đấu tranh ẩn danh là hoàn toàn hợp lý.
Quá trình tranh đấu cho dân chủ không hề giống việc nhìn cây sung, để ngày qua ngày há miệng đợi quả rụng mà là một quá trình làm việc cật lực nhiều năm tháng. Kết quả thành bại trong cuộc đối đầu công khai giữa lực lượng cách mạng dân chủ với nhà cầm quyền độc tài là dựa vào thực lực, hoàn toàn không giống một trận đấu võ mồm đầy hoang tưởng. Trong tình hình đặc thù Việt Nam hiện nay cũng cần xác định rằng, biểu tình không phải là hình thức đấu tranh ôn hòa thuần túy, chiến tranh biểu tình là một hình thức đấu tranh bạo lực chắnh trị. Khi cuộc chi ến biểu tình đã phát động, lực lượng cách mạng đã chắnh thức chuyển sang đấu tranh công khai trực diện cùng nhà cầm quyền, lúc ấy, sẽ không có đất để lực lượng cách mạng rút lui hoặc thỏa hiệp.
Mặt khác, mục tiêu đấu tranh của dân chủ là xây dựng một xã hội đa nguyên về chắnh kiến. Do đó, hiện tượng xuất hiện các ý kiến khác nhau trong xu hướng chung dân chủ là một tất yếu. Chẳng có lý do gì cần phải nhân danh để xóa bỏ hay dập t¡t sự dị biệt giữa các ý kiến, trừ phi muốn tạo một hình thức đoàn kết có tắnh mị dân hoặc cổ xúy cho một định chế độc tài mới.
Đang ở trong nước, người viết muốn đặt vấn đề từ góc độ này. Ở đây thuần tuý là một sự trao đổi, hòng mong qua đó, chúng ta rút ra những đóng góp nhất định cho phong trào chung. Tất nhiên, đối đầu cùng một chế độ độc tài chuyên nghiệp không thể chỉ bằng một lực lượng cách mạng nghiệp dư. Việc chú tâm đào tạo lực lượng cán bộ dân chủ có kỹ năng cao là một mục tiêu sanh tử của các tập thể chắnh trị dân chủ hôm nay. Nếu trong kinh tế, một trong những vũ khắ quyết định thành bại trong nền kinh tế cạnh tranh thế kỷ XXI là kỹ năng của lực lượng lao động thì trong chắnh trị, kỹ năng làm việc của các cán bộ đấu tranh chắnh trị sẽ quyết định sự thành bại của cách mạng dân chủ.
Sài gòn, ngày 26/07/2005
(1) Nhà hoạt động dân chủ Vương Bắnh Chương (Wang Bingzhang) thường trú nhân Hoa Kỳ bị an ninh Trung quốc b¡t trên lãnh thổ Việt Nam hồi tháng 07/2002, tòa Thẩm Quyến tuyên án tù chung thân. Theo BBC và RFA ngày 22/01 và 10/02/2003.
Riêng ở hải ngoại, mới đây nhất có lời kêu gọi của phong trào Cửu Bình (www.9binh.com) mời người Việt tự do tham gia tập hội ở Washington DC vào trưa ngày 22/07/2005, kỷ niệm 3 triệu người thoái đảng ở Trung quốc.
(2) Tắnh đến thời điểm tháng 06/2005, gần 100% các cuộc đình công đã và đang xảy ra đều vi phạm pháp luật nhà nước XHCN; toàn thể những người lao động tham gia đình công đều có nguy cơ bị sa thải hợp pháp, thậm chắ bị truy tố trách nhiệm hình sự - nếu giới chủ căn cứ vào bộ Luật Lao động nhà nước XHCN ở các điều 173, 174 và 178.
Tài liệu tham khảo:
- "Political Change in Vietnam: in search of the middle class challenge to the state", tạp chắ Asian Survey, 2002. Của Martin Gainsborough.
- Tiểu luận "Điều kiện hình thành chắnh thể Dân Chủ tại Việt Nam"; "Quyền Vi Chắnh", 2004 & 2005. Của Việt Bào Phạm Văn Bản.
- Tiểu luận "Thử phán đoán cho một lộ trình dân chủ hóa nước nhà", tháng 03/2005.
Của Vân Việt Hà.
- Tiểu luận "Dân chủ hóa Việt Nam - hiện thực và khả năng", Mùa Xuân 2004. Của
Lê Tùng Minh.
- "Tiểu luận số 1: Bảy hạn chế lớn của bất đồng chắnh kiến ở Việt Nam" tháng 07/2005. Của Lâm Yến.
=END=
6- Đời Sống Quanh Ta