Xà lách có độc

Một phần của tài liệu BAI_VO_VNN_07_05_28 (Trang 29 - 36)

Josie Glausiusz (Discover)

Minh Trang phỏng dịch (VNN)

Vi khuẩn E. coli tập trung trên lá xung quanh các lỗ thở gọi là stomala - chỉ một số lượng nhỏ nhưng chúng có thể tồn tại khá lâu dù lá cây có được rửa khử trùng b ằng nước chlorine.

Một con heo với một con sâu và cây rau bó xôi: Nghe chẳng khác nào một câu đố. Vào cuối mùa hè, một đàn heo rừng vượt qua hàng rào và băng vào cánh đồng cải bó xôi trong một thung lũng ở Salinas, California. Trong khi cày xới cánh đồng, chúng để lại trên cây một loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột tên là Escherichia coli - có nguồn gốc từ một trại chăn nuôi gần đó. Loại vi khuẩn E. coli này sinh sản rất nhanh. Chúng được gọi bằng mã số O157:H7, bình thường chúng sống vô hại trong ruột già của bò sữa. Nhưng trong trường hợp này, chúng ẩn náu trong các nhánh lá rau bó xôi, lẩn vào rau trong mùa thu hoạch và được chuyên chở đi kh¡p liên bang từ Oregon đến Maine. Đến tháng chắn và tháng mười vừa qua, gần 200 người ăn phải loại rau này đã bị m¡c bệnh tiêu chảy ra huyết. Ba mươi mốt người bị phát dịch và có ba người đã chết.

Các nhà khoa học của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã lần theo dấu vết của vi khuẩn E. coli đến trại chăn nuôi ở California sau khi tiến hành phân tắch lá rau bó xôi và so sánh với mẫu phân của một con heo rừng bị giết tại nông trại - đây là lần đầu tiên dịch ngộ độc E. coli từ thực phẩm được truy đến tận gốc. Trận dịch này chỉ là một trong ắt nhất ba trận dịch E. coli O.157 có liên quan đến thực phẩm bùng nổ trong năm 2006, gây ra một nỗi sợ hãi đối với rau xanh trên toàn liên bang. Từ tháng 11 đến tháng 12, 71 người ở 5 tiểu bang đã ngã bệnh sau khi dùng bữa tại nhà hàng Taco Bell, nguyên nhân là do một loại rau diếp đông lạnh, ngoài ra còn 81 người ở ba tiểu bang khác cũng ngã bệnh sau khi ăn rau di ếp tại một cửa hàng thức ăn nhanh thuộc dây chuyền cửa hàng Taco John.

Làn sóng bệnh dịch b¡t nguồn từ rau xanh như một hồi chuông báo động nh¡c lại một giai đoạn trong lịch sử khi bệnh dịch bùng phát vào năm 1982 và được đặt tên là "dịch hamburger". Giờ đây người ta đã biết rằng loại vi khuẩn thường ẩn

náu trong thịt bò chưa chắn đã chuyển sang cư ngụ trong các loài thực vật như rau diếp hay rau bó xôi. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại như vậy và làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này?

Tình trạng rau quả bị nhiễm khuẩn E. coli không phải là mới mẻ: Kể từ năm 1991, một đợt dịch bệnh nhỏ đã bùng phát trên dưa hấu, nho, cải xanh và nước táo. Đ ến năm 1998, những cảnh báo đối với các sản phẩm nước táo ép chưa được kiểm nghiệm đã góp phần làm giảm các dịch bệnh có liên quan đến đồ uống. Tuy nhiên, cùng lúc này, nhu cầu sử dụng rau xanh b¡t đầu bùng phát. Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005, doanh số bán rau xanh đóng gói sẵn đã tăng lên gần gấp ba lần, tạo ra một nền công nghiệp trị giá đến 3 tỉ USD mỗi năm.

Mạng lưới phân phối rau xanh toàn liên bang lại càng làm cho vi khuẩn E. coli có thể đi xa hơn khỏi nơi chúng b¡t đầu. Theo nhà vi sinh học James Kaper thuộc Đại học Y khoa Maryland ở Baltimore nhận xét: "Khi rau diếp được vận chuyển bằng đường hàng hải, vi khuẩn ở các kiện rau nhiễm bẩn chưa thể lây lan sang các kiện rau sạch, nhưng khi rau diếp được gom lại để rửa chung với nhau, chúng sẽ phát tán rất nhanh". Bất chấp quá trình rửa rau tự động qua ba bước trong nước khử trùng, chỉ cần một lượng rất nhỏ vi khuẩn còn sót lại, chỉ cần khoảng 50 đơn vị, là đủ để gây bệnh cho con người.

E. coli O157 có thể tấn công dữ dội như vậy vì nó chứa một loại độc tố được xem là mạnh nhất từ trước đến nay, chỉ thua độc tố của một loại vi khuẩn trong thịt hộp bị hư. Được gọi tên là shiga, chất độc này hoàn toàn vô hại đối với gia súc. Tuy nhiên, trong cơ thể người, nó tạo ra hàng loạt các triệu chứng b¡t đầu ngay sau khi vi khuẩn tấn công vào tế bào đường ruột. Những kẻ đột nhập đầu tiên sẽ tạo ra một loại protein giúp chúng bám chặt vào biểu mô ruột, sau đó chúng tung độc tố shiga ra ngoài, độc tố này có thể đi vào máu sau khi phá hủy các tế bào đường ruột. Trong quá trình lưu thông, chất độc này cũng tấn công luôn cả thận, não và trong một số trường hợp nguy hiểm nặng, chúng phá hủy hàng loạt cơ quan khác nhau dẫn đến chết người. Những ai sống sót phải gánh chịu các di căn như bị liệt, bị mù hoặc bị hư thận. Việc sử dụng kháng sinh chỉ làm cho tình hình trở nên tệ hại hơn vì kháng sinh bẻ gãy các tế bào của vi khuẩn và khiến cho chúng giải phóng ra càng nhiều độc tố.

Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh, E. coli O157 mỗi năm gây ra trung bình khoảng 73.000 trường hợp bị nhiễm khuẩn và 61 ca chết người tại Hoa Kỳ. Con số này lên đến đỉnh điểm vào năm 2000. Tuy vậy, theo như nhà vi sinh học John Fairbrother thuộc Đại học Montreal: "Đây là vấn đề mang tắnh toàn cầu và chưa tìm thấy một giải pháp nào lý tưởng nhất". Dù số lượng nhiễm khuẩn từ thịt đã giảm - nguyên nhân có thể là do điều kiện xử lý vệ sinh nghiêm kh¡c và các dây chuyền sản xuất thức ăn nhanh tiến hành đun nấu kỹ lưỡng, thế nhưng vi khuẩn b¡t đầu chuyển sang các loại thức ăn thường không được nấu chắn (do vậy cũng ắt được khử trùng) như trái cây hay rau xanh. Các tình trạng nhiễm khuẩn từ nhiều loại vi khuẩn khác như E. coli O26 và O111, cũng xảy ra thường xuyên hơn.

Theo Fairbrother, loại vi khuẩn này có khả năng tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau một cách đáng ngại. Những thắ nghiệm được tiến hành bởi Michael Doyle, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An toàn Thực phẩm của Đại học Georgia tại Griffin, cho thấy E. coli O157 có thể tồn tại ngoài đồng đến 77 ngày trên rau diếp, trên cà rốt ắt nhất 175 ngày, còn trên cây hành, chúng sống được ắt nhất 85 ngày. Vấn đề là tại sao một loại vi khuẩn chỉ sống trong dạ dày bò lại có thể xuất hiện ở cà rốt. Một cách hiển nhiên nhất chắnh là thông qua việc bón phân động vật hoặc

chất thải đã qua xử lý của con người. Caroline Smith DeWaal, giám đốc Trung tâm An toàn Thực phẩm ở thủ đô Washington nhìn nhận: "Không hề có lệnh cấm dùng phân bón thô đối với cây trồng, vì cây trồng không phải là chất hữu cơ. Chất thải qua xử lý có thể được sử dụng trong các hệ thống tưới tiêu dùng cho nông nghiệp. Ngay cả việc xử lý chất thải cũng không đủ sức loại trừ toàn bộ những liên quan đ ến E. coli". Các chất thải từ sản phẩm bơ sữa cũng có thể rò rỉ sang các khu vực k ế cận - đây có lẽ là nguyên nhân trong trường hợp Taco John năm 2006 - hoặc vào mùa hè, bụi từ các trang trại chăn nuôi bay sang cánh đồng trồng trọt. Ngoài ra nhiều loài động vật khác cũng có thể mang vi khuẩn.

Nếu như người ta tiếp tục tránh né rau xanh, nông dân trồng trọt sẽ phải giáp mặt với các r¡c rối về tài chắnh từng đe dọa những người chăn nuôi trong thập niên 1990. Một bài báo năm 2003 đánh giá doanh thu của họ đã hạ xuống so với một thập kỷ trước. May m¡n cho các nhà vườn, họ cũng được khoa học và những người chăn nuôi ủng hộ để tìm cách bảo vệ ngành công nghiệp này. Một trong số các công trình nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm ra một loại vaccine ngăn cản bò phát tán vi khuẩn E. coli trong phân của chúng. Bác sĩ thú y David Smith thuộc Đại học Nebraska ở Lincoln đã bỏ ra năm năm để thử nghiệm loại vaccine này, chúng có tác dụng tạo kháng thể chống lại các proteine mà vi khuẩn hình thành để bám vào ruột. Kết quả nghiên cứu của Smith cho thấy loại vaccine này đã giảm lượng độc tố của vi khuẩn E. coli trong gia súc xuống đến 65%. Vào tháng 12/2006, một công ty dược phẩm Canada tên là Bioniche Life Sciences đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm Canada cấp phép phân phối loại vaccine này đến các bác sĩ thú y. Song Hoa Kỳ vẫn chưa thông qua quyết định này.

Một số phương pháp khác vẫn còn đang dừng chân ở bước thắ nghiệm. Todd Callaway, một nhà vi khuẩn học tại trung tâm nghiên cứu nông nghiệp USDA thuộc trường College Station, Texas, đã khảo sát kỹ chất thải của gia súc và tìm ra mảng bacteriophages -loại vi khuẩn chỉ chuyên tấn công vi khuẩn E.O157. Trong một nghiên cứu mới đây, ông tiêm loại vi khuẩn này vào cơ thể một con cừu đang bị nhiễm khuẩn O157 và nhận thấy tỉ lệ E. coli trong ruột cừu giảm một cách đáng kể. Ông đang xem xét biện pháp phun vi khuẩn này ở các chuồng gia súc - một nguồn gây bệnh truyền nhiễm chắnh trong các trang trại - để xem có thể làm giảm bớt tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh hay không.

Dù các biện pháp phòng ngừa nói trên có hiệu quả nhưng chúng cũng không có độ tin cậy cao, vì vậy nên các nhà khoa học vẫn tìm cách tấn công vi khuẩn E. coli trong trường hợp chúng đã xâm nhập vào cơ thể người. Một phương pháp là tấn công thẳng vào các gene đã khiến E. coli O157 trở nên hung dữ như vậy. James Kaper khám phá ra rằng khi tỉ lệ vi khuẩn đạt đến một khối lượng đủ lớn, chúng sẽ hình thành một hỗn hợp tương tự như hormone. Loại hỗn hợp này sẽ kắch hoạt các gene mà vi khuẩn đang chiếm đóng và làm phát tán độc tố. Việc phá vỡ các nhóm này có thể là một giải pháp ngăn chặn cuộc tấn công của vi khuẩn. Vanessa Sperandio, cựu nghiên cứu sinh của Kaper, hiện đang điều hành một phòng thắ nghiệm riêng ở Trung tâm Y tế Southwestern thuộc Đại học Texas tại Dallas, cũng phát hiện ra ba loại phân tử có khả năng ngăn chặn tắn hiệu giữa các vi khuẩn E. coli. Bà cũng dự định sẽ b¡t đầu tiến hành thử nghiệm một loại thuốc phát triển từ ba loại phân tử này trên cơ thể động vật.

Một giải pháp khác nh¡m vào độc tố shiga là của nhà vi khuẩn học Alison O'Brien thuộc Đại học Uniformed Services University ở Bethesda, Maryland. Bà chế tạo một loại kháng thể có thể tiêu diệt độc tố nhưng đã được kiểm nghiệm và xác định là

an toàn trên cơ thể người. Một biện pháp điều trị theo hướng này sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu được áp dụng ngay khi dịch bệnh vừa chớm b¡t đầu.

Dù sao đi nữa, việc tiêu diệt vi khuẩn ngay tận gốc - trong ruột bò - có lẽ là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa E. coli 157 lây nhiễm cho con người. DeWaal nhận xét: "Đây không phải là một ngành khoa học tên lửa. Điều tối quan trọng là chất thải của người và động vật phải được tách rời khỏi khu trồng trọt. Cần phải hạn chế việc sử dụng phân thô, phải theo dõi tất cả các quá trình trộn phân để bảo đảm hiệu quả, đồng thời cũng phải hạn chế sử dụng các nguồn nước có nguy cơ nhiễm chất thải. Nhưng Kaper cũng cảnh báo: "Luôn luôn có nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhiều cách thức nấu ăn khác nhau. Tôi không nghĩ có một nguồn cung cấp thực phẩm nào hoàn toàn an toàn cả".

=END=

7- Diễn Đàn Văn Học Nghệ Thuật

- Nghĩ về "Bước chân Việt Nam, Trầm Tử Thiêng-Trúc Hồ"

(Cuốn DVD thứ 54 của trung tâm băng nhạc Asia, thu hình tại Atlanta, GA.) Nguyễn Khánh Văn

Một cuốn sách, một cuốn phim, một bản nhạc gây được cho người nghe, người đọc những xúc cảm, gây được ấn tượng sâu xa trong lòng người khiến cho người ta phải hoan hỷ mỉm cười, băn khoăn suy nghĩ, sung sướng hạnh phúc hay làm cho người ta xúc cảm đến rơi lệ, thì tác phẩm ấy là một tác phẩm thành công, để đời. Tôi muốn nói đến một cuốn DVD của trung tâm Asia mới phát hành: "Bước Chân Việt Nam-Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ".

Mở đầu chương trình Bước Chân Việt Nam là tiếng hát hợp ca bài Kinh Khổ của Trầm Tử Thiêng do toàn ban trình bày cất lên trong không khắ cầu kinh trầm buồn, hoà với tiếng chuông mõ của các vị tăng sĩ thuộc tu viện Trúc Lâm cùng phần biểu diễn của các võ sư thuộc võ đường Quang Trung Atlanta. Quang cảnh tráng lệ do sự dàn dựng công phu của Asia với cảnh trắ và màu s¡c đã gây ngay ấn tượng xúc cảm đầu tiên cho chương trình ca nhạc thứ 54 của trung tâm này. Đối với đất nước Việt Nam qua chiến tranh, chia lìa và ngăn cách, cho đến bây giờ Kinh Khổ của Trầm Tử Thiêng luôn luôn là lời cầu nguyện của mỗi người Việt Nam cho đất nước của mình

Trong suốt chương trình ba giờ đồng hồ, với hình ảnh và âm nhạc, cuộc đời của sự nghiệp của Trầm Tử Thiêng, từ cậu bé Nguyễn Văn Lợi, được sinh ra ở một làng chài nghèo tại Quảng Nam, lớn lên tại Saigon với quân ngũ và chiến tranh, trở thành một nhạc sĩ với những dòng nhạc đầy tắnh nhân bản và mang hình ảnh cũng như làn điệu của quê hương, vượt biển đến Hoa Kỳ, cho đến lúc ông qua đời tại hải ngoại khi đã ngoài 60 tuổi. Cùng chung trong những tác phẩm ca ngợi tuổi trẻ, quê hương và thảm nạn thuyền nhân trong trại cấm là nhạc sĩ Trúc Hồ, sinh sau Trầm Tử Thiêng 27 năm chưa kịp lớn lên thì chiến tranh đã chấm dứt. Ở đây chúng ta được theo dõi những thước phim và hình ảnh của nhạc sĩ Trúc Hồ kể lại

con đường gian nguy, kề cận với cái chết, vượt qua đất Miên, đến Thái Lan của người thanh niên, bỏ quê hương ra đi bằng đường bộ, đến Mỹ một mình lúc anh mới 17 tuổi. Trúc Hồ cũng có những mối tình và những tâm sự riêng tư được đem vào âm nhạc, như những giòng sông riêng rẽ, nhưng khi viết chung với Trầm Tử Thiêng, những giòng sông này kết hợp với nhau thành một đại dương bát ngát tình người, đã tạo nên những tác phẩm chung để đời.

Những nhạc phẩm mang bản s¡c Việt Nam chiến tranh và đau khổ, mượt mà giai điệu quê hương của Trầm Tử Thiêng do những tiếng hát Thanh Thuyền, Thanh Thuý, Thanh Lan, Anh Khoa, và những ca sĩ thuộc các thế hệ nối tiếp Vũ Khanh, Diễm Liên, Ngọc Huyền, Băng Tâm, Bảo Yến, Tuấn Vũ, Đặng Thế Luân, Mạnh Đình, Y Phương, Dạ Nhật Yến, Y Phụng, Ngọc Huyền, Thuỳ Hương, Thiên Kim, Nguyên Khang trình bày.

Trong phần giới thiệu tác phẩm của Trầm Tử Thiêng, tiết mục khá độc đáo là "Đò Dọc" mang âm hưởng câu hò đồng bằng Nam Bộ của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã được giọng hát miền nam Y Phụng giao duyên với vọng cổ Kim Tiểu Long. Với Trúc Hồ, ca sĩ Ngọc Hạ và Lâm Nhật Tiến xuất hiện trong trang phục hoàng gia lộng lẫy đã trang trọng trình bày nhạc phẩm "Con Rồng Cháu Tiên", giữa khung cảnh dàn dựng hoành tráng với đoàn vũ công biểu diễn vũ khúc "nghìn m¡t nghìn tay" như một lời ca ngợi những huyền thoại lịch sử của giòng giống Lạc Hồng.

Những nhạc phẩm của Trúc Hồ mang tâm tình của những người trẻ tuổi với những chủ đề mới lạ, độc đáo đã nhanh chóng phổ biến trong lớp trẻ tại hải ngoại và đã được các nhà sản xuất trong nước phổ biến dưới những tên tác giả khác như nhạc

Một phần của tài liệu BAI_VO_VNN_07_05_28 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w