chỉ tiêu đề ra cho doanh số sử dụng và doanh số thanh toán thẻ trong năm.
Nếu như năm 2018 Vietcombank Dung Quất đạt vượt bậc về số lượng doanh số sử dụng và doanh số thanh toán thẻ quốc tế thì năm 2019 chỉ đạt 86% so với chỉ tiêu đặt ra. Có thể nói sự sụt giảm này có thể nhận thấy được khi số lượng thanh toán và doanh số sự dụng thẻ quốc tế tại thị trường Quảng Ngãi phần lớn là từ các giao dịch của các chuyên gia nước ngoài làm việc tại địa bàn tỉnh cho các công ty Nhà Máy Lọc Dầu Dung Quất, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát, VSIP. Trong khi đó năm 2018, là năm kết thúc hợp đồng làm việc của rất nhiều chuyên gia làm việc tại các công ty này.
Ngoài ra, sự cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng khốc liệt, nhiều ngân hàng khi thực hiện chính sách marketing dịch vụ thẻ đã hạ mức phí cho ĐVCNT bằng không để cạnh tranh với Vietcombank Dung Quất... cũng góp phần gây thêm nhiều khó khăn, áp lực cho các chi nhánh của Vietcombank Dung Quất trong việc duy trì các ĐVCNT cũ và phát triển ĐVCNT mới.
2.2.5 Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ
Bảng 2.8 Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ qua các năm
T
T Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019
1 Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ qua các năm
Tỷ đồng 1,012 1,133 1,015
2 Tổng lợi nhuận của Vietcombank Dung Quất Tỷ đồng 129 105 107
(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động năm 2017, 2018, 2019 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Dung Quất)
Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ trong năm 2017 đạt 1,012 tỷ đồng, tăng 0,2% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 1,133 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2017. Tuy nhiên, năm 2019 chỉ đạt 1,015 tỷ đồng, giảm 10% so với năm 2018. Có thể nhận thấy lợi nhuận năm 2019 giảm đi là do không có
nhiều chương trình khuyến mãi, kích thích nhu cầu phát hành thẻ thanh toán của khách hàng như năm 2018 mà hướng đến phát triển và chiều sâu chất lượng sản phẩm đồng thời tập trung vào khuyến mãi, kích thích tăng trưởng dư nợ thể nhân.
Biểu đồ 2.5 Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ qua các năm
Dịch vụ thẻ, nhất là sản phẩm thẻ ghi Nợ trước hết là một công cụ quan trọng để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư. khi mà lượng tiền mặt trong dân cư còn quá lớn, khi nền kinh tế rất cần vốn để phát triển, khi các ngân hàng thương mại phải liên tục tăng lãi suất huy động vốn Việt Nam Đồng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Đồng thời, theo chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/08/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc trả lương qua tài khoản thì lợi ích mà ngân hàng thu được không phải là qua thu phí. Lợi ích lớn nhất mà ngân hàng thu được chính là số dư tiền gửi trên tài khoản khi người hưởng lương chưa sử dụng đến. Số dư tiền này, Ngân hàng chỉ phải trả lãi suất không kỳ hạn.
2.2.6 Thị phần thẻ thanh toán
Để phục vụ các chủ thẻ một cách tốt nhất, Vietcombank Dung Quất không ngừng mở rộng mạng lưới ĐVCNT cũng như mạng lưới ATM. Đến nay, hệ thống thanh toán của Vietcombank trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đạt hơn 600 ĐVCNT và 47 máy ATM trải đều trên địa bàn tỉnh, nhiều hơn ngân hàng đứng thứ 2 là Vietinbank Quảng Ngãi với 160 ĐVCNT và 19 máy ATM. Nhờ số lượng máy POS và máy ATM có mặt rộng khắp trên điạ bàn tỉnh giúp cho khách hàng có sự tiện lợi vô cùng to lớn trong các nhu cầu thanh toán.
Vietcombank Dung Quất với mục tiêu đặt ra tập trung vào chất lượng chủ thẻ luôn không ngừng nâng cao chất lượng thẻ thanh toán đồng thời những dịch vụ tiện ích đi kèm.
Biểu đồ 2.6 Thị phần trong hoạt động kinh doanh thẻ
Vietcombank còn mở rộng thêm những tiện ích sẵn có của những loại thẻ đã phát hành như từ chức năng ban đầu của thẻ ATM chỉ cho phép rút tiền từ tài khoản, chuyển khoản, xem số dư, in sao kê, thẻ Connect24 đến nay dần được trang bị thêm những tiện ích khác như thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại những ĐVCNT, thanh toán tiền điện thoại, tiền nước, phí bảo hiểm…
Đây là niềm tự hào của không chỉ Vietcombank Dung Quất mà còn là niềm tin đối với khách hàng trong việc sử dụng thẻ mang thương hiệu Vietcombank.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH DUNG QUẤT
2.3.1 Những kết quả đạt được
Với những tiện ích như trên, sản phẩm thẻ của Vietcombank ngày càng thu hút được nhiều khách hàng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng (những ngân hàng đã và đang vừa ra đời về phí, dịch vụ… với mục đích tranh dành thị phần). Nhưng với những tiện ích và hiệu quả mang lại Vietcombank Dung Quất được khách hàng trên địa bàn tinh tin tưởng và lụa chọn sử dụng và luôn luôn là ngân hàng dẫn đầu về thị phần trong hoạt động kinh doanh thẻ trên địa bàn trong những năm vừa qua.
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả mà Vietcombank Dung Quất đã đạt được trong hoạt động kinh doanh thẻ, vẫn còn một số vấn đề tồn tại đòi hỏi ngân hàng phải nỗ lực khác phục bằng những biện pháp linh hoạt để hoạt động kinh doanh của mình ngày càng phát triển hơn.
Thứ nhất, hiện nay, Vietcombank Dung Quất đang phải hoạt động kinh doanh thẻ trong một môi trường đầy khó khăn. Thẻ mới chỉ chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng là những người đi công tác học tập ở nước ngoài còn phần đông dân cư mới chỉ có ý niệm về thẻ, chưa coi đó là phương tiện thanh toán đa tiện ích cho mình, cũng chưa có điều kiện sử dụng nó. Điều này xuất phát từ thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế ở Việt Nam và cũng xuất phát từ một thực tế là việc sử dụng thẻ còn rất hạn chế ở Việt Nam do số ĐVCNT tính trên đầu người quá thấp. Hiện nay, tại địa bàn, Vietcombank Dung Quất dù rất nỗ lực nhưng cũng mới triển khai được khoảng 200 ĐVCNT và các ĐVCNT chỉ mới tập trung ở khu vực đô thị, với các loại hình kinh doanh chủ yếu là nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lớn… phục vụ cho đối tượng khách hàng chính là các thương nhân, chuyên gia, khách du lịch người nước ngoài… nên còn rất xa lạ với phần đông người Việt Nam. Các cơ sở cung ứng hàng hoá, dịch vụ cũng có ý muốn thu tiền mặt vừa nhanh gọn lại tránh được sự kiểm soát của nhà nước. Chính vì vậy, trong thanh toán tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiêm đến 30% trong bán buôn và 95% trong bán lẻ.
Bên cạnh đó, nhận thức của các ĐVCNT từ người quản lý đến người trực tiếp bán hàng về lợi ích của việc thanh toán bằng thẻ còn chưa đầy đủ. Chủ yếu chỉ quan tâm đến mức phí phải trả cho ngân hàng mà không quan tâm đến các vấn đề chủ yếu khác như: nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo một hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và hoàn chỉnh cho phát triển du lịch, thu hút thêm khách hàng, giảm chi phí quản lý, giảm chi phí bảo quản tiền mặt…
Ngoài ra, do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng để giành giật thị phần, một đơn vị chấp nhận thẻ có thể là đơn vị của rất nhiều ngân hàng, và mỗi ngân hàng có tối thiểu một máy POS, các máy này đặt tại đơn vị nhưng nhiều khi rất ít được sử dụng đến, hoặc thậm chí bị bỏ không do nhận thức của đơn vị. Điều này dẫn đến việc lãng phí nguồn tài nguyên, việc đầu tư vào các máy POS không được hiệu quả
Ngoài ra, trình độ chuyên môn đạo đức nghề nghiệp của một số ĐVCNT còn chưa cao, nhân viên không được đào tạo kỹ càng về quy trình thanh toán thẻ, có sự phân biệt về giá giữ khách hàng dùng tiền mặt và khách hàng sử dụng thẻ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thanh toán và phát hành thẻ của Vietcombank trong thời gian qua…
Trong hoàn cảnh đó, công tác marketing, tuyên truyền, quảng cáo cho thẻ lại chưa thực sự tới được người dân. Chưa có một sản phẩm thẻ nào đáp ứng được nhu cầu của đa số dân chúng: hạn mức vừa phải, phạm vi sử dụng rông rãi, đặc biệt là ở trong nước… Thẻ là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới nên rất cần phải có những hoạt động hỗ trợ, tuyên truyền, quảng cáo. trong khi đó hoạt động này của Vietcombank Dung Quất cũng như các NHTM khác còn hạn chế, chưa mạnh dạn bỏ chi phí ra để tiếp thị sản phẩm thẻ, nghiên cứu tìm ra những loại thẻ phù hợp với thị hiếu thị trường.
Thứ hai, dù có nhiều nỗ lực trong đầu tư công nghệ nhưng so với một số NHTM khác, sự đầu tư này còn là nhỏ. Do đó, vẫn còn một số trục trặc trong hệ thông máy móc phát hành và thanh toán thẻ gây tổn hại cả về thời gian và tiền bạc cho cả ngân hàng, khách hàng và ĐVCNT. Điều đó không chỉ dẫn đến tổn thất mà còn dẫn đến suy giảm uy tín của ngân hàng, giảm lòng tin của khách hàng vào ngân hàng. Hay với hệ thống ATM trong tỉnh lên tới 47 máy, nhiều nhất trên địa bàn tỉnh nhưng vẫn tồn tại tình trạng trong khi một số máy bị quá tải, hay trục trặc kỹ thuật, luôn bị thiếu tiền thì có máy có số lượt giao dịch rất ít.
Đối với những máy ATM quá tải thì cho dù ngân hàng đã tăng số lần nạp quỹ trong ngày nhưng vẫn không đủ vào lúc cao điểm như cuối tháng hoặc cuối năm. Thậm chí trong thời gian gần đây còn xảy ra hiện tượng phá hoại máy ATM để lấy cặp tiền trong máy, thường những máy này được đặt ở những khu vực không kiên cố hoặc không được bảo vệ.
Thứ ba, kinh nghiệm của hơn 10 năm hoạt động là chưa đủ đối với một lĩnh vực kinh doanh phức tạp như kinh doanh thẻ. Nhiều trục trặc, rắc rối xẩy ra cũng do thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, không xử lý được triệt để, làm khách hàng phải kêu ca, phàn nàn. Trong khi đó một số NHTM khác vốn rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực này lại có thêm sự hỗ trợ về tài chính mạnh, máy móc chuẩn lại sẵn sàng đầu tư mạnh để dành thị trường nên có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.
Thứ tư, một điều đáng nói nữa là hiện nay môi trường pháp lý chưa hoàn thiện là một khó khăn lớn cho hoạt động kinh doanh thẻ. Quy chế chính thức về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ (do NHNN ban hành kèm theo quyết định số 317/1999/QĐ-NHNN1 vào tháng 11/1999) quy định việc phát hành thẻ phải có bảo đảm tín dụng như đối với tín dụng trung và dài hạn trong khi đó tín dụng thẻ có tính chất khác với hai loại tín dụng trên. Thêm vào đó, điều kiện cho vay đối với khách hàng sử dụng thẻ như vậy là khá ngặt nghèo, các cá nhân muốn sử dụng thẻ buộc phải thế chấp, ký quỹ với tỷ lệ khá cao. Điểm này làm hạn chế việc mở rộng phát hành và thanh toán thẻ ở Vietcombank nói chung cũng như Vietcombank Dung Quất nói riêng.
Ngoài ra, trong tình hình chung là số tội phạm có liên quan đến thẻ (làm, lưu hành thẻ giả mạo, ăn cắp thẻ…) ngày càng tăng thì ở Bộ luật hình sự lại chưa có một quy định nào về khung hình phạt cho những vi phạm trong lĩnh vực này. Dẫn đến sự lo sợ, quan ngại của khách hàng, không mặn mà với hình thức thanh toán qua thẻ.
Cuối cùng, một nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Vietcombank Dung Quất chính là định hướng hoạt động kinh doanh chung của Ban lãnh đạo là tập trung phát triển tín dụng thể nhân và tổ chức. Do lợi nhuận mang lại từ hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán còn ít (chỉ chiếm tỷ trọng 1-2% so với tổng lợi nhuận, trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tín dụng thể nhân và tổ chức chiếm phần lớn) và không tương xứng với kinh phí đầu tư, phát triển các sản phẩm, dịch vụ thẻ thanh toán.
2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan
+ Vietcombank Dung Quất đang mất dần vị thế và thị phần do áp lực cạnh tranh và số lượng tổ chức tham gia thị trường thẻ ngày càng tăng.
Khi bắt đầu tham gia vào thị trường thẻ thì Vietcombank Dung Quất là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực này. Tuy nhiên sau đó, Vietcombank gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác cũng tham gia thị trường này trong đó phải kể đến BIDV, Vietinbank, Sacombank, Tecombank, Đông Á… Những năm tiếp theo, trên thị trường địa bàn ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ với nhiều lợi thế về kĩ thuật, quan hệ khách hàng… gây nên sự chia sẻ thị phần và đây là một khó khăn mang tính khách quan mà Vietcombank không thể khắc phục ngày một ngày hai. Ưu thế của các ngân hàng này là với vai trò người đi sau, họ đúc kết được rất nhiều bài học kinh nghiệm từ Vietcombank.
Do cạnh tranh trên thị trường thẻ hiện giờ vẫn thường thiên về giá và phí, việc cạnh tranh chủ yếu bằng giá, phí – các công cụ cạnh tranh rất “thô sơ” – còn gây ra khó khăn cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tiện ích của thẻ ngân hàng của tất cả các ngân hàng. Cạnh tranh về giá trong hoạt động thanh toán thẻ bằng cách hạ tỷ lệ chiết khấu thanh toán qua POS của một số
ngân hàng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thẻ chung. Điều đó khiến cho doanh thu của các ngân hàng từ hoạt động kinh doanh thẻ giảm xuống.
Nhiều ngân hàng còn sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, chấp nhận lỗ trong hoạt động kinh doanh thẻ để ráo riết lôi kéo khách hàng, giành giật ĐVCNT của Vietcombank Dung Quất và đặt Vietcombank là mục tiêu cạnh tranh trực tiếp trong mảng hoạt động kinh doanh thẻ. Vì vậy, việc giữ vững thị phần thẻ của Vietcombank là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi có sự định hướng đúng đắn, chính sách chiến lược hiệu quả và sự đầu tư dài hạn.
+ Chưa có hành lang pháp lý đồng bộ và ổn đinh.
Thị trường thẻ Việt Nam nói chung và tại địa bàn Quảng Ngãi hoạt động còn mang tính tự phát, thiếu chiến lược dài hạn và định hướng vĩ mô, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các Ngân hàng. Chính vì vậy, thị trường thẻ cần đòi hỏi có một sự dẫn dắt và định hướng kịp thời từ những cơ quan chức năng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy chế chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thẻ, thẻ tín dụng và đặc biết là chính sách quản lý ngoại hối đối với thẻ quốc tế.
Việc áp dụng loại tiền Việt Nam đồng trong chấp nhận thanh toán tại POS đã gặp rất nhiều khó khăn không chỉ cho Vietcombank nói riêng mà còn các Ngân hàng trong nước khác nói chung. Việc thanh toán giữa ĐVCNT và ngân hàng thanh toán đều được thực hiện bằng tiền đồng Việt Nam, bất kể trường hợp chủ sử dụng thẻ đã thanh toán bằng tiền mặt bằng đôla Mỹ hay tiền đồng Việt Nam gây bất tiện cho khách hàng nước ngoài.
Ngoài ra, vẫn chưa có một văn bản nào khác có tính pháp lý cao trong việc xử lý tranh chấp, vi phạm trong phát hành và thanh toán thẻ tại Việt nam làm nảy sinh những bất cập giữa quy định hiện hành và chế độ quản lý ngoại
hối, tín dụng với các phương tiện phát hành và thanh toán thẻ, gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ quốc tế.