Cơ cấu danh mục thuốc hóa chất điều trị ung thư

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC điều TRỊ HƯỚNG ĐÍCH TRONG điều TRỊ UNG THƯ tại BỆNH VIỆN UNG bướu đà NẴNG (Trang 68 - 71)

1 Thuốc sản xuất trong nước

4.1.1 Cơ cấu danh mục thuốc hóa chất điều trị ung thư

Việc điều trị ung thư là một vấn đề rất quan trọng trong chương trình phòng chống ung thư ở mọi quốc gia. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt, bên cạnh việc hoàn thiện về kỹ thuật của mỗi phương pháp, thiết bị thì còn đòi hỏi người thầy thuốc phải có kinh nghiệm, kiến thức; chẩn đoán kết quả thật chính xác, xây dựng phát đồ phù hợp cho mỗi bệnh nhân, để có được điều đó đòi hỏi tập thể các thầy thuốc phải phối hợp hỗ trợ nhau.

Theo kết quả Bảng 3.1 ta thấy, trong năm 2019, tổng giá trị thuốc sử dụng tại bệnh viện là hơn 317 tỷ đồng. Trong đó, chi phí sử dụng cho nhóm thuốc ung thư là gần 196 tỷ đồng chiếm 61,61% tổng chi phí sử dụng thuốc tại bệnh viện trong năm. Điều này cũng dễ hiểu, tỷ lệ nhóm thuốc này cao vượt trội như vậy là vì bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng là một bệnh viện chuyên ngành ung thư, bệnh nhân điều trị tại bệnh viện ít nhiều đều phải sử dụng đến thuốc nhóm thuốc này.

Hiện nay, phương pháp điều trị ung thư được chia làm 2 nhóm: phương pháp điều trị tại chỗ (gồm phẫu thuật và xạ trị) và phưng pháp điều trị toàn thân. Đối với những bệnh còn ở giai đoạn sớm, tổn thương ung thư chỉ khu trú ở tại chỗ hoặc tại vùng có khả năng điều trị triệt để bằng phương pháp điều trị tại chỗ. Nhưng nếu ung thư đã di căn, bên cạnh việc dùng phương pháp này để giải quyết các triệu chứng thì chúng ta còn phải kết hợp với các phương pháp có tác dụng trên phạm vi toàn cơ thể như: điều trị hóa chất (thuốc chống ung thư), điều trị nội tiết (dùng nội tiết tố hoặc dùng kháng nội

tiết tố), điều trị miễn dịch (tăng sức đề kháng của cơ thể để diệt tế bào ung thư). Hóa chất có thể sử dụng trong trường hợp bệnh nhân mắc các loại ung thư nhạy cảm với hóa chất như ung thư tinh hoàn, ung thư nhau thai, ung thư tế bào mầm của buồng trứng và một số ung thư nguyên bào ở trẻ em, ung thư hạch bạch huyết…

Trong nhóm thuốc điều trị ung thư theo kết quả Bảng 3.2, nhóm alkaloid và taxan có giá trị sử dụng lớn đó là hơn 41 tỷ đồng, chiếm 21,30% chi phí thuốc điều trị ung thư, nhưng đây chưa phải là nhóm có giá trị sửu dụng lớn nhất. Đây là nhóm thuốc đặc hiệu cho chu kì tế bào do tác động trên chu kì tế bào ở giai đoạn phân chia bởi vì có thể làm ngừng sự phân bào hoặc ngăn các enzyme tạo ra protein cần thết cho sự phân bào. Những hoạt động này diễn ra trong pha M nhưng có thể làm tổn hại đến tế bào ở tất cả các pha. Chính vì vây, các thuốc này được đưa vào trong phác đồ điều trị K vú, phổi, tủy xương, lymphoma và bạch cầu.

Đối với nhóm tác nhân chống ung thư khác bao gồm: hợp chất platin, kháng thể đơn dòng, ức chế topoisomera và thuốc khác chiếm 51,91% chi phí thuốc điều trị ung thư. Trong đó, nhóm thuốc kháng thể đơn dòng có giá trị sử dụng lớn nhất hơn 65 tỷ đồng, chiếm 33,44% chi phí thuốc điều trị ung thư, hai hoạt chất là trastuzumab và rituximab được sử dụng chủ yếu (xem Bảng 3.3). Đây cũng là nhóm thuốc có giá trị dụng cao nhất trong các thuốc hóa chất điều trị ung thư và nhóm thuốc này thuộc nhóm thuốc điều trị hướng đích, nhóm này có hiệu quả điều trị cao ở các bệnh nhân ung thư có biểu hiện đích kháng nguyên trên bề mặt tế bào như: trastuzumab sẽ hướng đích kháng nguyên là HER2 (gặp ở bệnh nhân K vú, K biểu mô tuyến dạ dày di căn) và rituximab sẽ hướng đích kháng nguyên CD20 (gặp ở bệnh nhân K hạch không Hodgkin) (xem Bảng 1.3). Bên cạnh đó, nhóm các thuốc khác cũng có tỷ lệ

10,74%, nhóm này đa số là các hoạt chất dạng phân tử nhỏ, cũng có tác dụng điều trị theo hướng hướng đích.

Nhóm chất kháng chuyển hóa chiếm 15,52% chi phí thuốc điều trị ung thư của bệnh viện, trong đó Capecitabine là thuốc được sử dụng nhiều nhất. Capecitabine một dạng tiền dược, được chuyển hóa thành 5-fluoroouracil bên trong khối u bởi các enzyme. Tại đây 5-fluorouracil ức chế quá trình sinh tổng hợp ADN và ngăn chặn quá trình tăng sinh của khối u.

Về nguồn gốc của các thuốc ung thư, theo kết quả Bảng 3.5 cho thấy chủ yếu là thuốc nhập khẩu chiếm 97,02%. Thuốc ung thư sản xuất trong nước chỉ chiếm 2,98%, con số này mặc dù nhỏ nhưng cũng đã cho thấy rằng bệnh viện cũng đã ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam. Do đặc thù của bệnh cho nên ở Việt Nam chỉ có vài nhà sản xuất có đủ khả năng sản xuất mặt hàng này. Có 13 mặt hàng thuốc ung thư được sản xuất trong nước gồm: Erlotinib, Fludarabin, Docetaxel, Gemcitabin, Fluorouracil, Carboplatin, Calci folinat, Paclitaxel, Doxorubicin, Epirubicin, Etoposid, Oxaliplatin, Thalidomid. Đa số các mặt hàng của Việt Nam mà bệnh viện sử dụng đều do Công ty Dược – TBYT Bình Định sản xuất. Hy vọng đây sẽ là nền tảng cho việt sản xuất các thuốc ung thư khác tại Việt Nam, góp phần ổn định thị trường thuốc, tạo cơ hội phát triển cho ngành Dược của Việt Nam, góp phần ổn định kinh tế xã hội và đặc bệt là giảm gánh nặng về chi phí điều trị cho bệnh nhân.

Các thuốc ung thư được sử dụng tại bệnh viện, chi phí thuốc ung thư đường uống chiếm 31,32% tổng chi phí thuốc ung thư. Điều này hoàn toàn hợp lý, vì dạng dùng phổ biến của thuốc điều trị ung thư vẫn là đạng tiêm. Đường uống chỉ có các thuốc nhóm hormone, tiền chất của Fluorouracil và một số thuốc điều trị đích dạng phân tử nhỏ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC điều TRỊ HƯỚNG ĐÍCH TRONG điều TRỊ UNG THƯ tại BỆNH VIỆN UNG bướu đà NẴNG (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w