1 Thuốc sản xuất trong nước
4.1.2 Cơ cấu danh mục thuốc không phải hóa chất điều trị ung thư và thuốc điều hòa miễn dịch
thuốc điều hòa miễn dịch
Danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt được quy định trong Luật Dược bao gồm thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ. Nhóm thuốc này được quản lý rất chặt chẽ, từ khâu dự trù, mua hàng, bảo quản, cấp phát sử dụng và báo cáo. Theo kết quả ở Bảng 3.8 Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng đã sử dụng hơn 23 tỷ đồng cho nhóm thuốc phải kiểm soát đặc biệt này, chiếm 19,24% tổng chi phí thuốc khác. Trong đó, nhóm thuốc chiếm tỷ lệ lớn nhất là thuốc phóng xạ, chiếm 94,05% chi phí nhóm thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Nhóm thuốc phóng xạ này được dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp và theo dõi đáp ứng điều trị của một số bệnh ung thư. Đối với những bệnh nhân được sử dụng thuốc phóng xạ cần phải cách ly và theo dõi để giảm nguy cơ phát xạ ra cộng đồng. Trong nhóm thuốc gây nghiện được bệnh viện sử dụng, Morphin là thuốc được sử dụng chử yếu, thường dùng để điều trị giảm đau bậc 3 cho bệnh nhân ung thư theo bậc thang giảm đau của WHO. Điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện, qua kết quả tại Bảng 3.9 ta thấy thuốc gây nghiện sử dụng đường tiêm có tỷ lệ sử dụng cao nhất, chiếm hơn 50% tổng chi phí thuốc gây nghiện. Điều này đã cho ta thấy rằng, đa số bệnh nhân bệnh nhân điều trị tại bệnh viện có tình trạng bệnh nặng và cấp tính. Thuốc giảm đau dùng ngoài da có ưu điểm dễ sử dụng, kiểm soát đau tốt, chi phí vừa phải, khá ưa chuộng trên thế giới thì ở BV lại có tỷ lệ sử dụng thấp nhất (14,65% tương đương với 189 triệu đồng).
Trong nhóm các thuốc khác (Bảng 3.10), nhóm có tỷ lệ sử dụng nhiều nhất là thuốc điều trị KST, chống nhiễm khuẩn 18,76% tổng chi phí. Điều này có thể lý giải được vì đặc thù của bệnh mà các bệnh nhân thường suy kiệt và ăn uống kém làm cho hệ miễn dịch suy yếu nên nguy cơ lây chéo tại bệnh viện rất cao. Từ đó nhu cầu sử dụng dịch truyền cho BV cũng tăng lên, tỷ lê
dịch truyền cũng xấp xỉ với tỷ lệ thuốc điều trị KST, chống nhiễm khuẩn (16,83% tổng chi phí. Thuốc YHCT có tỷ lệ là 0%, điều này cho thấy BV đã chưa quan tâm đến nhóm thuốc này, đây là vấn đề mà BV có lẽ nên xem xét lại, bổ sung thêm các thuốc nằm ở nhóm thuốc YHCT vào danh mục.
4.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC HƯỚNG ĐÍCH TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG
Công nghệ hướng đích là một phương pháp khoa học để đưa các loại thuốc đến các tế bào bị bệnh một cách tập trung, chọn lọc mà không ảnh hưởng đến tế bào lành. Hiện nay, công nghệ này được ứng dụng vào các thuốc tổng hợp, tạo ra một thế hệ thuốc mới trong điều trị ung thư, để giảm tác dụng phụ của thuốc, giảm liều và tăng hơn nữa hiệu quả điều trị. Những lợi ích mà thuốc hướng đích mang lại trong điều trị ung thư hết sức ý nghĩa, bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng cũng đã quan tâm đến vấn đề này chính vì vậy mà sử dụng nhóm thuốc vào trong các phác đồ điều trị ung thư tại BV. Theo kết quả Bảng 3.11 tỷ lệ sử dụng của thuốc hướng đích chiếm lên đến gần 43% tổng chi phí các mặt hàng đương đương với hơn 84 tỷ đồng mặc dù chỉ có 9/55 mặt hàng. Với tỉ lệ sử dụng này, chúng ta cũng có thể một phần khẳng định được hiệu quả của thuốc điều trị hướng đích trên lâm sàng.
Trong nhóm thuốc điều trị hướng đích, nhóm thuốc phân tử nhỏ có tỉ lệ 55,56% cao hơn nhóm thuốc kháng thể đơn dòng (xem Bảng 3.12), tuy nhiên xét về giá trị sử dụng thì nhóm kháng thể đơn dòng lại đựơc sử dụng với giá trị lớn hơn (64tỷ đồng tương đương 76,74%). Điều này có thể giải thích được, vì hai nhóm thuốc này có sự chênh lệch về giá quá lớn (xem Bảng 3.13 và 3.14), nhóm phân tử nhỏ có giá thành thấp hơn nhóm kháng thể đơn dòng rất nhiều. Giá của các biệt dược nhóm thuốc phân tử nhỏ dao động từ 182.000 VNĐ đến 6.545.713 VNĐ/ 1 viên. Trong khi đó, nhóm kháng thể đơn dòng lại có giá từ 3.885.00VNĐ đến 45.596.775 VNĐ/ lọ. Đây chính là nguyên
nhân gây ra sự chênh lệch về giá trị sử dụng giữa hai nhóm thuốc. Một nguyên nhân nữa cũng góp phần làm cho giá trị sử dụng của nhóm kháng thể đơn dòng tăng lên đó là BHYT thanh toán 50% với các hoạt chất: bevacizumab, cetuximab, rituximab, trastuzumab.Tuy nhiên, BV cũng chỉ mới dùng các kháng thể đơn dòng thuần trong các phát đồ điều trị, hy vọng BV sẽ quan tâm thêm đến các dạng kháng thể đơn dòng đặc biệt hơn trong điều trị ung thư (tích hợp đồng vị phóng xạ).
Về nguồn gốc xuất sứ của các thuốc điều trị hướng đích, theo kết quả Bảng 3.15 các thuốc điều trị hướng đích chủ yếu là thuốc nhập khẩu, chiếm 99,79% tổng chi phí nhóm thuốc hướng đích. Trong nhóm thuốc này, chỉ có duy nhất erlotinib được sản xuất trong nước cho nên có giá thành thấp (182.500 đồng/ 1 viên) và hoạt chất có giá trị sử dụng cao nhất trong dạng thuốc phân tử nhỏ (7.535 triệu đồng). Điều này cũng rất hợp lý, vì đặc thù của bệnh nên việc sản xuất các hoạt chất điều trị ung thư cũng đã khó khăn thì thuốc điều trị hướng đích lại càng khó khăn hơn, đòi hỏi cần có nhà máy, thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại. Đây cũng một lý do khiến cho các thuốc điều trị hướng đích có giá thành cao hơn các hoạt chất điều trị ung thư khác. Biết là sẽ rất khó khăn, tuy nhiên vẫn hy vọng đây sẽ là nền tảng thúc đẩy việc nghiên cứu và sản xuất các thuốc điều trị hướng đích tại Việt Nam, góp phần ổn định thị trường thuốc, tạo cơ hội phát triển cho ngành Dược của Việt Nam, góp phần ổn định kinh tế xã hội và đặc bệt là giảm gánh nặng về chi phí điều trị cho bệnh nhân.
2019
Trong năm 2019, bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng đã sử dụng 340 khoản mục thuốc với tổng giá trị sử dụng lên đến hơn 317 tỷ đồng.
Trong đó nhóm hóa chất điều trị ung thư có 55 khoản mục được sử dụng, chiếm 16,18% tổng số các khoản mục. Mặc dù chỉ chiếm số lượng nhỏ nhưng giá trị sử dụng cho nhóm thuốc điều trị ng thư lên đến 61,61% tổng chi phí thuốc tại bệnh viện, tương đương với hơn 195 tỷ đồng.
Trong cơ cấu danh mục thuốc điều trị ung thư sử dụng tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng thì nhóm kháng thể đơn dòng có giá trị sử dụng lớn nhất là 65tỷ đồng chiếm 33,44% chi phí nhóm hóa chất điều trị ung thư. Hai hoạt chất có giá trị sử dụng cao nhất là trastuzumab (có giá trị sử dụng 31,4 tỷ đồng) và rituximab (18,7 tỷ đồng). Giá trị của các hợp chất nhóm alkaloid và taxan đứng vị trí thứ hai chiếm 21,3% giá trị sử dụng thuốc hóa chất điều trị ung thư.
Trong các thuốc hóa chất điều trị ung thư được sử dụng tại bệnh viện năm 2019, các thuốc có nguồn gốc chủ yếu là nhập khẩu chiếm tỷ lệ 97,02% giá trị sử dụng thuốc hóa chất điều trị ung thư . Và các thuốc sử dụng chủ yếu ở đường tiêm có tỷ lệ 68,68 % giá trị sử dụng của nhóm thuốc này. Các thuốc sử dụng đường uống còn hạn chế, hội đồng thuốc và điều trị cần quan tâm đến vấn đề này.
Nhóm thuốc phải kiểm soát đặc biệt có giá trị sử dụng 23 tỷ đồng chiếm 94,05% tổng giá trị sử dụng của nhóm. Nhóm thuốc này có nguy cơ phát xạ ra môi trường cao, nên lãnh đạo bệnh viện cần quan tâm vào thực hiện các biện pháp quản lí chặt chẽ đối với bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc.
và nâng tỷ lệ của nhóm thuốc vào những năm sau.
2. Thực trạng sử dụng thuốc điều trị hướng đích tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng năm 2019
Theo kết quả khảo sát ở Bảng 3.11, trong năm 2019 bệnh viện đã dùng 9 khoản mục thuốc điều trị hướng đích, giá trị sử dụng của thuốc điều trị hướng đích chiếm lên đến gần 43% tổng chi phí các mặt hàng đương đương với hơn 84 tỷ đồng. Qua đây chúng ta cũng có thể thấy bệnh viện rất quan tâm đến nhóm thuốc này, hội đồng thuốc và điều trị cố gắng quan tâm nhiều hơn.
Trong nhóm thuốc điều trị hướng đích, thuốc kháng thể đơn dòng có giá trị sử dụng chiếm 76,74% tổng giá trị sử dụng nhóm thuốc điều trị hướng đích. Các kháng thể đơn dòng được bệnh viện sử dụng là bevacizumab, cetuximab, rituximab, trastuzumab (giá trị cao nhất 34 tỷ đồng). Các kháng thể đơn dòng có đơn giá rất cao nên bệnh viện đã chọn bốn hoạt chất nằm trong danh mục BHYT thanh toán 50%. Hiện nay còn có kháng thể đơn dòng gắn đồng vị phóng xạ cho hiệu quả hướng đích rất tốt, hội đồng thuốc và điều trị nên xem xét đưa vào danh mục thuốc.
Về nguồn gốc của nhóm thuốc, hơn 99,79% các thuốc điều trị hướng đích là nhập khẩu, chỉ có duy nhất hoạt chất erlotinib được sản xuất trong nước. Hội đồng thuốc và điều trị nên lựa chọn thêm các thuốc sản xuất trong nước đưa vào danh mục để ổn định thị trường thuốc, tạo cơ hội phát triển cho ngành Dược của Việt Nam, góp phần ổn định kinh tế xã hội và đặc bệt là giảm gánh nặng về chi phí điều trị cho bệnh nhân.
bệnh viện đa dạng về các hoạt chất, biệt dược, hàm lượng và đảm bảo số lượng phục vụ cho công tác điều trị của bệnh viện.Tỉ lệ sử dụng của các nhóm thuốc tương đối hợp lý, nhưng hội đồng thuốc và điều trị cần xem xét bổ sung nhóm thuốc YHCT vào danh mục.
- Với nhóm thuốc hướng đích, tình trạng sử dụng tương đối lớn, cho thấy bệnh viện rất chú trọng đến hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Đa số các thuốc sử dụng trong điều trị đều được BHYT thanh toán 50% để giảm bớt chi phí cho bệnh nhân. Chính vì vậy mà các thuốc sử dụng điều trị còn hạn chế, hội đồng thuốc và điều trị cần xem xét bổ sung một số hoạt chất có hiệu quả điều trị tốt như phức hợp của kháng thể đơn dòng và đồng vị phóng xạ.
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu và sản xuất các thuốc điều trị ung thư ở Việt Nam tạo cơ hội phát triển cho ngành Dược, ổn định thuốc và giảm gánh nặng về chi phí cho bệnh nhân ung thư.
1. Bộ Y tế - Bệnh viện K (1999), Hướng dẫn thực hành chẩn đoán và điều trị ung thư, NXB Y học.
2. Bộ môn Bào chế, Đại học Dược Hà Nội (2013), Kỹ thuật nano và liposome ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm, NXB Đại học Dược Hà Nội.
3. Bệnh viện K (2010), Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần thứ 15.
4. Đại học Y Hà Nội (1999), Bài giảng ung thư học, NXB Y học.
5. Đại học Y khoa Hà Nội – Bộ môn ung bướu (2001), Bài giảng ung thư học, NXB Hà Nội.
6. Nguyễn Bá Đức (2016), Ung thư học đại cương, NXB Giáo dục Việt Nam. 7. Nguyễn Minh Đức, Trương Công Trị (2010), Tiểu phân nano (kỹ thuật bào
chế phân tích tính chất - ứng dụng trong ngành Dược), NXB Y học, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Thị Ngọc Hà (2017), Tổng quan về các dạng bào chế hướng đích ứng dụng vào điều trị ung thư, NXB Đại học Duy Tân.
9. Lữ Thanh Huyền (2016), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, NXB Đại học Dược Hà Nội.
10. Khánh Ngọc (2015), Chi phí chữa trị bệnh ung thư.
11. Nguyễn Thị Thu Mai, Mai trọng Khoa, Trần Đình Hà, Võ Thị Cẩm Hoa Dương Văn Đông, Bùi Văn Cường, Nguyễn Thị Khánh Giang (2013), Điều chế và kiểm tra chất lượn kháng thể đơn dòng gắn đồng vị phóng xạ 131I- rituximab dùng trong điều trị U Lympho ác tính không Hodgkin, Tạp chí khoa học ĐHQG, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 29, số 3(2013) 51-58. 12. Học viện quân y 103/Bài giảng chuyên ngành/Y học hạt nhân (2015),
Phương pháp miễn dịch phóng xạ trong chẩn đoán và điều trị.
13. Nguyễn Xuân Quang (2013), Phân tích sử dụng thuốc tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng năm 2013, Luận án chuyên khoa cấp II. Đại học Dược Hà Nội. 14. UICC (1995), Ung thư học lâm sàng.
(IDEC-C2B8, rituximab) enhances efficacy of cytotoxic drugs on neoplastic lymphocytes in vitro: role of cytokines, complement, and caspases.
17. Derek J. Jonker, M.D., Chris J. O'Callaghan, Ph.D., Christos S. Karapetis, M.D., John R. Zalcberg, M.D., Dongsheng Tu, Ph.D., Heather-Jane Au, M.D., Scott R. Berry, M.D., Marianne Krahn, M.D., Timothy Price, M.D., R. John Simes, M.D., Niall C. Tebbutt, M.D., Guy van Hazel, M.D., Rafal Wierzbicki, M.D., Christiane Langer, M.D., and Malcolm J. Moore, M.D: “Cetuximab for the Treatment of Colorectal Cancer”.
N Engl J Med 2007; 357:2040-2048November 15, 2007DOI: 10.1056/NEJMoa071834
18. Eric Van Cutsem, M.D., Ph.D., Claus-Henning Köhne, M.D., Erika Hitre, M.D., Ph.D., Jerzy Zaluski, M.D., Chung-Rong Chang Chien, M.D., Anatoly Makhson, M.D., Ph.D., Geert D'Haens, M.D., Ph.D., Tamás Pintér, M.D., Robert Lim, M.B., Ch.B., György Bodoky, M.D., Ph.D., Jae Kyung Roh, M.D., Ph.D., Gunnar Folprecht, M.D., Paul Ruff, M.D., Christopher Stroh, Ph.D., Sabine Tejpar, M.D., Ph.D., Michael Schlichting, Dipl.-Stat., Johannes Nippgen, M.D., and Philippe Rougier, M.D., Ph.D: “Cetuximab and
Chemotherapy as Initial Treatment for Metastatic Colorectal Cancer”. N Engl J Med 2009; 360:1408-1417April 2, 2009DOI:
10.1056/NEJMoa0805019
19. Keefe DL. (2002), Trastuzumab-associated cardiotoxicity, Cancer; 95:1592. 20. Krishnansu S. Tewari, M.D., Michael W. Sill, Ph.D., Harry J. Long, III,
M.D.,Richard T. Penson, M.D., Helen Huang, M.S., Lois M. Ramondetta, M.D., Lisa M.Landrum, M.D., Ana Oaknin, M.D., Thomas J. Reid, M.D.,
10.1056/NEJMoa1309748
21. Leget et al., (1998), Use of rituximab, the new FDA-approved antibody.
22. Maloney et al., (1997), IDEC-C2B8 (Rituximab) anti-CD20 monoclonal antibody therapy in patients with relapsed low-grade non-Hodgkin's lymphoma.
N Engl J Med 2008; 358:1160-1174March 13, 2008DOI: 10.1056/NEJMra0707704
23. McKeage K, Pery CM. Trastuzumab: a review of its use in the treatmen of metastatic breast cancer overexpressing HER2. Drugs 2020; 62(1):209 - 43 24. Juliano R.L. and D. Stamp (1997), Pharmacokinetics of liposome-
encapsulated anti-tumor drug, Bio. Pharco
25.WHO. The Global Cancer Observatory. Viet Nam Glocoban 2020.
26. WHO. The Global Cancer Observatory. World Glocoban 2020. 27. https://www.drugs.com/