Đo lường rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI (Trang 26 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Sau khi nhận diện và phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro mà ngân hàng thường gặp trong hoạt động tín dụng thì ngân hàng cần tiến hành đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng. Đo lường rủi ro tín dụng tức là tính toán ra các con số cụ thể về mức độ rủi ro mà Ngân hàng đang đối mặt và tính toán những tổn thất mà RRTD gây ra. Đo lường RRTD là việc hết sức quan trọng trong công tác QTRR tín dụng tại các NHTM hiện nay và đây cũng được xem là bước khó nhất. Để đo lường được rủi ro tín dụng, các nhà quản trị ngân hàng thường phải sử dụng những mô hình đo lường rủi ro tín dụng.

1.2.2.1. Đo lường rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Phương pháp cơ bản để phân tích, đo lường rủi ro tín dụng là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Có rất nhiều mô hình phân tích rủi ro tín dụng thể hiện các mô hình định lượng và mô hình định tính. Các mô hình phân tích rủi ro tín dụng này không loại trừ nhau, ngân hàng có thể phối hợp đồng thời nhiều mô hình, bổ sung nhau hoặc dùng để đánh giá mức độ rủi

ro tín dụng dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Sử dụng mô hình định tính còn gọi là mô hình truyền thống để phân tích rủi ro tín dụng có ưu điểm là tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là tốn nhiều thời gian, phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu nhập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng và mang tính chủ quan. Cho nên, ngân hàng không ngừng cải tiến phương pháp đánh giá khách hàng để quyết định cho vay. Mô hình lượng hóa có ưu điểm so với mô hình truyền thống là cho phép xử lý nhanh một khối lượng lớn các hồ sơ xin vay, lượng hóa được xác suất vỡ nợ cũng như phân loại khách hàng vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau, chi phí thấp.

Mô hình định tính rủi ro tín dụng

Đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, người đi vay có khả năng trả được nợ khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết sáu khía cạnh của khách hàng vay “mô hình 6C” bao gồm:

Hình 1.2. Mô hình 6C

- Tư cách của người vay (Character): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay. Khi quyết định cho vay CBTD phải có được những bằng chứng

Control (Kiểm soát)

Conditions (Điều kiện)

Collateral (Bảo đảm tiền vay)

6C Character (Tư cách) Cash (Thu nhập) Capac ity g lực (Năn )

cho thấy khách hàng có mục đích vay vốn rõ ràng và có thiện chí trả nợ khi đến hạn.

- Năng lực của người vay (Capacity): CBTD phải chắc chắn rằng khách hàng xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Việc ký kết hợp đồng tín dụng phải đảm bảo tư cách pháp lý của người vay, người được ủy quyền theo đúng pháp luật; các hợp đồng nếu được ký kết với các khách hàng không xác định tư cách pháp lý một cách đầy đủ, rõ ràng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.

- Thu nhập của người vay (Cash): Tiêu chuẩn thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra dòng tiền để trả nợ hay không? Nhìn chung khách hàng có ba khả năng để tạo ra tiền, đó là: (i) dòng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, (ii) bán thanh lý tài sản, (iii) tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Để đánh giá thu nhập của khách hàng được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm đưa ra những kết luận chính xác về điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động. Điều này thực hiện thông qua việc phân tích nhóm các chỉ tiêu như: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu đòn bẩy, nhóm chỉ tiêu sinh lời.

- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Một khoản tín dụng nếu được đảm bảo bằng tài sản cầm cố hay tài sản thế chấp sẽ gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay. Nếu xảy ra những rủi ro khách quan, người đi vay không trả được nợ thì tài sản cầm cố, thế chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ hai của Ngân hàng. Tất nhiên tài sản cầm cố, thế chấp cũng phải đáp ứng được những yêu cầu và điều kiện nhất định theo quy định của Ngân hàng.

- Các điều kiện (Conditions): Để đánh giá xu hướng ngành và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của khách

hàng, CBTD phải biết được thực trạng công việc kinh doanh và ngành nghề kinh doanh của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khoản vay.

- Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng của sự thay đổi của pháp luật và quy chế cho vay có ảnh hưởng xấu đến khách hàng vay không? Khách hàng có đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng tín dụng do các cơ quan quản lý ngân hàng đặt ra không?

Sau khi đánh giá tiêu chí 6C của khách hàng, bước tiếp theo là ngân hàng phân tích hợp đồng tín dụng có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ, nhằm bảo vệ được ngân hàng và người đi vay có khả năng hoàn trả nợ vay mà không cần đến một sức ép nào? Điều này đòi hỏi trước hết là nội dung hợp đồng tín dụng phải đáp ứng được các nhu cầu vốn của người vay theo một kế hoạch trả nợ thích hợp. Do vậy, CBTD phải có khả năng tư vấn tài chính cho khách hàng, đồng thời hướng dẫn khách hàng trong việc lập đơn xin vay.

Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD. Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt, thì khoản vay mới được xem là khả thi.

Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng

Mô hình 1: Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Mô hình này áp dụng đối với tín dụng tiêu dùng. Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, điện thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian công tác ...

Mô hình loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số nhược điểm như không thể tự điều chỉnh một cách

nhanh chóng để đáp ứng những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình. Mô hình không linh hoạt có thể ảnh hưởng đến tín dụng tiêu dùng cả ngân hàng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng.

Mô hình 2: Mô hình dự đoán xác suất vỡ nợ

Theo Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Các ngân hàng sẽ xác định các biến số như: PD: Xác suất khách hàng không trả được nợ; LGD: Tỷ trọng tổn thất ước tính; EAD: Tổng dư nợ khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định được El: Tổn thất có thể ước tính.

Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựa trên công thức sau:

EL = PD x EAD x LGD

Nếu mỗi khoản vay được xem như một phép thử và có số liệu thống kê rủi ro đầy đủ chúng ta có thể xác định một cách tương đối chính xác xác suất bị rủi ro của từng loại tài sản của ngân hàng trong từng thời kỳ, từng loại hình tín dụng, lĩnh vực đầu tư.

Tuy nhiên, việc tính toán bất kỳ chỉ tiêu nào trong 3 số chỉ tiêu PD, LGD, hay EAD luôn hết sức phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải có một cơ sở dữ liệu hiện đại. Tất cả các vấn đề trên đòi hỏi ngân hàng thương mại phải đầu tư nguồn lực về tài chính, con người, thời gian rất nhiều và đặc biệt phải có lộ trình khoa học.

Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể không thể đo lường, định lượng rủi ro thì việc phân tích định tính để xác định rủi ro là rất cần thiết. Xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ khá hữu hiệu để phân tích định tính.

Tóm lại, việc áp dụng phương pháp định lượng rủi ro tín dụng như thế nào tùy thuộc vào khả năng, điều kiện cụ thể của mỗi ngân hàng. Trong mọi

trường hợp, yếu tố quan trọng để ngân hàng vận hành hiệu quả mô hình là phải xây dựng hệ thống thông tin quản lý có tính ứng dụng cao và cập nhật thường xuyên.

1.2.2.2. Xác định giới hạn rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Giới hạn rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân là biên độ cao nhất về khả năng tổn thất có thể xảy ra mà ngân hàng chấp nhận được để đảm bảo hoạt động tín dụng hiệu quả. Trong kế hoạch định hướng tín dụng, các ngân hàng thương mại xây dựng giới hạn rủi ro tín dụng phù hợp để đảm bảo mục tiêu phát triển của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ. Các nhóm chỉ tiêu cơ bản phản ảnh chất lượng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng như: Nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng bị rủi ro, chỉ tiêu phản ảnh tình hình rủi ro mất vốn, chỉ tiêu phản ảnh khả năng bù đắp rủi ro của tổ chức tín dụng như sau:

- Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân Tỷ lệ nợ xấu cho vay

khách hàng cá nhân =

Dư nợ xấu cho vay KHCN

X 100% Tổng dư nợ cho vay KHCN

Nợ xấu là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh thể chế, nó tác động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.

Nợ xấu phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hang cá nhân không hoàn trả được toàn bộ nợ gốc hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay quá hạn. Nợ quá hạn thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu RRTD cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh là không thể tránh khỏi nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam được thực hiện theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Quy định về phân loại tài sản có, mức

trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi, bổ sung; của Ngân hàng Nhà nước và quy định của Ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:

- Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

+ Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định. - Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. + Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định. - Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. + Nợ gia hạn lần đầu.

+ Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo Hợp đồng tín dụng.

+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3 theo quy định. - Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:

+ Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4 theo quy định. - Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

+ Nợ quá hạn trên 360 ngày.

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại thứ hai.

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 5 theo quy định.

* Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:

- Đối với nợ quá hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;

+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

- Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một)

tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;

+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã được cơ cấu lại.

* Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:

- Xảy ra các biến động bất lợi trong môi trường, lĩnh vực kinh doanh tác động tiêu cực trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, môi trường kinh tế);

- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm qua 03 (ba) lần đánh giá, phân loại nợ liên tục;

- Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của Ngân hàng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

- Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định khoản này từ 01(một) năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn.

- Nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w