6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.2. Nhân tố khách hàng
- Thứ nhất; năng lực tài chính của khách hàng. Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định.
- Thứ hai; nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng. Ngoài những nhân tố trên còn kể đến nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay khách hàng cá nhân, đó là đạo đức khách hàng. Nếu như khách hàng là người có ý thức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, các quy định cũng sẽ không quá khắt khe.
1.3.3. Nhân tố ngoài ngân hàng
- Thứ nhất; đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động. Nếu là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay của khách hàng cá nhân sẽ tăng cao hơn so với các vùng nông thôn, hải đảo nơi mà người nông dân quanh năm chỉ biết tới đồng ruộng.
- Thứ hai; môi trường kinh tế, chính trị. Môi trường kinh tế, chính trị có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân. Nếu nền kinh tế phát triển tốt,thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế rắc rối xảy ra. Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để dành khách hàng thì hoạt động cho vay của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn...
Tóm lại, Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân từ các nguyên nhân khách quan do nền kinh tế và các cơ quan quản lý Nhà nước đến các nguyên nhân chủ quan của chính bản thân các NHTM, và các nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn, ... Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, cũng như định hướng mô hình phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi tầm tay của các NHTM, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất. Do vậy biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng. Thực hiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng con đường quản lý rủi ro tín dụng của ngành ngân hàng coi như thành công một bước.
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng việc đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Quản lý RRTD nhằn hạn chế RRTD luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản
trị ngân hàng, như vậy làm thể nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tác giả đã hệ thống hoá các vấn đề về quản trị rủi ro tín dụng nói chung, cũng như quản trị RRTD khách hàng cá nhân nói riêng, đề cập đến các mô hình và biện pháp đảm bảo giảm thiểu RRTD KHCN;những nội dung cơ bản trong quá trình quản trị RRTD KHCN của các NHTM qua 4 bước cơ bản: Dấu hiệu nhận biết RRTD; các phương pháp đo lường đánh giá RRTD; các biện pháp kiểm soát RRTD và các công cụ tài trợ RRTD. Ngoài ra, tác giả trình bày một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị tín dụng KHCN tại các NHTM. Những vấn đề trên sẽ là cơ sở,tiền đề cho việc phân tích thực trạng công tác quản trị tín dụng KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh TP Quảng Ngãi trong chương 2
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam -Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988 theo Nghị định 53/TTg ngày 26/3/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (là ngày hình thành hệ thống Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp, tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hiện nay), đánh dấu một bước ngoặc lịch sử trong tiến trình đổi mới của đất nước, đưa hoạt động của Ngân hàng từ phục vụ cho nền kinh tế kế hoạch tập trung sang hoạt động kinh doanh của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Có thể nói quá trình hình thành và phát triển của Agribank hiện nay trải qua 3 giai đoạn lịch sử tiêu biểu đánh dấu sự trưởng thành và đi đôi với sự đổi mới của nền kinh tế, đó là:
+ Giai đoạn 1988 -1990: Hình thành và định hình.
+ Giai đoạn 1991-1996: Xây dựng bộ máy và cơ chế đồng bộ theo hướng thị trường.
Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi được thành lập theo Quyết định số 590/QĐ-NHNo-02 của Tổng giám đốc Agrribank ngày 19/9/1998đi vào hoạt động năm 1999 , hiện nay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi, tên viết tắt là Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi. Là chi nhánh thuộc Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi quản lý và trực thuộc hệ thống Agribank Việt Nam.
Trong những ngày đầu thành lập, Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, các sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu chủ yếu là huy động tiết kiệm và cho vay các công ty Nhà nước, hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, phong cách phụ vụ còn mang tính bao cấp. Nhưng đến thời kỳ đổi mới, Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi không ngừng mở rộng hoạt động và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ từ đó Chi nhánh đã tạo được niềm tin đối với khách hàng trong toàn huyện.
Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãiđặt mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả lên hàng đầu, làm thế nào để lợi nhuận đạt được mang lại hiệu quả cao nhất, đảm bảo thu hồi được vốn, tạo uy tín và niềm tin cho khách hàng, đồng thời kết hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Chính phủ như: chính sách Tam nông, cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, chính sách an sinh xã hội… Vì vậy, đòi hỏi Chi nhánh phải có những biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay để dần dần đứng vững và phát triển trong một môi trường hoạt động phức tạp cùng với sự cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn.
Trụ sở của chi nhánh đặt tại địa chỉ: 47 Hùng Vương Thành Phố Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi.
Điện thoại số: 02553 828532 – Fax 02553829470
Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi hiện có 25 cán bộ. Mã số thuế: 0100686174-322
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi
Là một tổ chức hoạt động trung gian tiền tệ khác như: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác ghi trong Điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Tạo phương tiện thanh toán: khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, họ có thể dùng để mua hàng và dịch vụ.
Trung gian thanh toán: Theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng với nhau thông qua NHNN. Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi với chức năng của mình luôn tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư đồng thời cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định lưu thông tiền tệ.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi bao gồm: 01 Hội sở chính, 02 Phòng giao dịch trực thuộc, 02 Phòng chuyên môn. Tổng số biên chế của chi nhánh đến cuối năm 2019 là: 25 người. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi được thể hiện như sau:
Phòng Kế hoạch - Kinh Doanh
Phòng Kế Toán –
Ngân Quỹ Nhân Viên Bảo Vệ, tạp vụ
: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi
(Nguồn: Sơ đồ cơ cấu tổ chức từ Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi)
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận
- Giám đốc: thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy chế tổ chức và hoạt động của Agribank, theo dõi, chỉ đạo điều hành, phụ trách chung hoạt động kinh doanh, xây dựng mục tiêu, phương hướng kinh doanh của chi nhánh. Theo dõi và xử lý các công việc có liên quan thuộc các lĩnh vực thi đua khen thưởng; tổ chức cán bộ
- Phó giám đốc phụ trách kế toán: thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy chế tổ chức và hoạt động của Agribank, trực tiếp phụ trách nhiệm vụ công tác của phòng Kế toán và Ngân quỹ, và một số công việc được Giám đốc ủy quyền.
G IÁ M Đ Ố C IÁ M Đ Ố C ch k ế t oá n P H Ó G IÁ M Đ Ố C Ph ụ t rá ch tín d ụn g Ph òn g ế t oá n N gâ n qu ỹ Ph òn g G ia o dịc h C ẩm T hà nh Ph òn g G ia o dịc h T hu L ộ Ph òn g K ế h oạ ch kin h do an h
- Phó giám đốc phụ trách tín dụng: thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy chế tổ chức và hoạt động của Agribank, trực tiếp phụ trách nhiệm vụ công tác của phòng Kế hoạch kinh doanh, và một số công việc được Giám đốc ủy quyền.
- Phòng Kế toán và Ngân quỹ: thực hiện nhiệm vụ trực tiếp hạnh toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Agribank, thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, kiểm tra lưu trữ hồ sơ chứng từ, số liệu thông tin, quản lý hệ thống công nghệ thông tin cơ sở kết nối dữ liệu toàn hệ thống...
- Phòng Kế hoạch kinh doanh: xây dựng đề án và chiến lược kinh doanh hàng năm, huy động vốn, giải quyết vấn đề vay vốn và quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế, thực hiện một số nghiệp vụ về tư vấn kinh doanh tiền tệ, tổ chức thực hiện đúng cơ chế chính sách hướng dẫn đầu tư và đề xuất kế hoạch đầu tư, …
- Phòng giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ, huy động vốn, cho vay theo chế độ của Nhà nước và ngành quy định dưới sự quản lý trực tiếp của chi nhánh
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi giai đoạn 2017 -2019
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi luôn đặt trọng tâm nguồn vốn huy động tại địa phương lên hàng đầu, vì có huy động được nguồn vốn thì mới tăng trưởng dư nợ cho vay, và đây là nguồn vốn thường thấp hơn so với nguồn vốn vay tại ngân hàng cấp trên nó mang lại lợi nhuận cao cho đơn vị. Để đánh giá tình hình huy động vốn của Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi trong thời gian vừa qua, tác giả tiến hành tổng hợp số liệu về
hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi trong thời gian từ 2017 -2019 và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng vốn huy động 287.632 100 360.236 100 380.018 100
1.Theo đối tượng huy động
- TG kho bạc NN 8.814 3,06 15.045 4,18 22.791 6,00 - Tiền gửi TCTD 1.075 0,37 306 0,08 317 0.08
-Tiền gửi của
TCKT 37.462 13,03 40.639 11,28 40.836 10,75 - TG của dân cư 239.380 83,23 302.947 84,10 314.445 82,74
- Khác 901 0,31 1.299 0.36 1.629 0,43
2. Theo loại tiền huy động
- VND 287.607 99,99 360.172 99,98 379.951 99,98
- Ngoại tệ (quy VND) 25 0,01 64 0.02 67 0,02
(Nguồn: Phòng Kế toán và Ngân quỹ)
Từ bảng số liệu thống kê về tình hình huy động vốn của Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi giai đoạn 2017 – 2019 cho thấy tổng số tiền huy động vốn qua các năm không ngừng tăng trưởng. Cụ thể: năm 2017 tổng số tiền huy động của Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi đạt con số 287.632 triệu đồng, sang năm 2018 tổng số tiền huy động vốn của chi nhánh đạt con số 360.236 triệu đồng tăng 25,24% so với năm 2016. Chuyển sang năm 2018 tổng số tiền huy động vốn của chi nhánh đạt 380.018 triệu đồng tăng 5,49% so với năm 2017. Trong nguồn vốn huy động qua các năm thì nguồn huy động chủ yếu của Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi từ nguồn tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng trên 82% và tỷ trọng này có sự tăng trưởng qua các năm và loại tiền được huy động chủ yếu là tiền Việt Nam đồng chiến tỷ trọng trên 99% trong tổng số loại tiền huy động được. Nguồn vốn
huy động bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định của NHNN áp dụng lãi suất bằng 0% do đó khách hàng đã bán ngoại tệ cho ngân hàng và gửi lại bằng VND. Nhìn chung, trong 3 năm cho thấy Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn và được người dân rất tin tưởng vào uy tín của thương hiệu Agribank. Nên nhu cầu gửi tiết kiệm của người dân ngày càng gia tăng. Đây là nguồn vốn nhàn rỗi có thời hạn huy động kéo dài, vì vậy rất an toàn trong việc sử dụng cho vay đối với ngân hàng.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động cho vay đối với ngân hàng là chức năng vô cùng quan trọng, bởi nó mang lại nguồn thu nhập tới hơn 90% tổng thu nhập. Trong thời gian qua Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả sau:
* Cơ cấu tín dụng theo đối tượng vay vốn
Bảng 2.2. Bảng cơ cấu tín dụng theo đối tượng vay vốn
(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 2019/2018
Tuyệt đối Tương
đối Tuyệt đối
Tương đối
Tổng dư nợ 529.552 609.358 667.715 79.806 15,07 58.357 9,58
Cá nhân, HSX 529.552 609.358 667.715 79.806 15,07 58.357 9,58
Doanh nghiệp 38.307 31.115 38.003 7,192 18,77 6,888 22,13
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh)
Căn cứ vào bảng số liệu nêu trên cho thấy tổng dư nợ cho vay của Agribank Chi nhánh Thành Phố Quảng Ngãi không có khách hàng doanh nghiệp mà chủ yếu là khách hàng cá nhân và hộ sản xuất, dư nợ cho vay không ngừng