Thực trạng hoạt động đo lường RRTD

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN BA tơ QUẢNG NGÃI (Trang 63)

Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ thực hiện đo lường RRTD như sau:

Đối với khách hàng cá nhân và tổ chức nhưng chưa đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ: Khi phát sinh khoản cấp tín dụng và định ky hàng tháng, quý, năm ngân hàng sẽ thực hiện phân loại nợ, đo lường rủi ro tín dụng theo Điều 10 của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN và Thông tư 09/2014 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.

Các khoản cấp tín dụng này sẽ được phân loại thành 5 nhóm nợ:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh ky hạn trả nợ lần đầu;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;

- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại khoản 1,3,4,5,6 Điều 126 Luật các TCTD + Khoản nợ vi phạm quy định tại khoản 1,2,3,4 Điều 127 Luật các TCTD

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại khoản 1,2,5 Điều 128 Luật các TCTD (v) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

(vii) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư 09/2014.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này. (ix) Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư 09/2014.

Kết quả phân loại nợ của Agribank Ba Tơ qua các năm được thể hiện tại Bảng 2.4: Các chỉ tiêu phản ánh nợ của chi nhánh từ năm 2017 – 2019. Năm 2019, chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ đối với 4.253 khách hàng, với 4.030 khách hàng nhóm 1 dư nợ là 396.481 triệu đồng, nhóm 2 là 190 khách hàng với dư nợ: 15.909 triệu đồng, nhóm 3 là 10 khách hàng, dư nợ 494 triệu đồng, nhóm 4 là 5 khách hàng, dư nợ 260 triệu đồng và nhóm 5 là 18 khách hàng với dư nợ là 3.570 triệu đồng.

Việc đo lường rủi ro của nhóm khách hàng này tại Agribank nói chung và Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ nói riêng đang được thực hiện thủ công, chỉ căn cứ vào số ngày quá hạn của khách hàng. Nhiều trường hợp món vay đã bị rủi ro nhưng vẫn còn ở nhóm 1 vì số ngày quá hạn chưa đủ để chuyển nhóm nợ cao hơn. Vì thế kết quả đo lường rủi ro tín dụng chưa phản ánh đúng tình trạng của khoản nợ, tính khách quan trong đo lường và đánh giá chưa thật cao do phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và ý chí của cán bộ phân tích và người quản lý; việc đánh giá rủi ro đôi khi không thể hiện hết được tính chất và mức độ của rủi ro. Hoạt động đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng này nhìn chung chất lượng chưa cao và chưa đồng đều.

Đối với khách hàng có đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ: Chi nhánh thực hiện phân loại nợ, đo lường rủi ro tín dụng khi xem xét cấp tín dụng và định ky xếp hạng tín dụng theo Điều 10 của Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Điều 11 của Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN. Sau đó, lập ma trận phân loại nợ theo nguyên tắc: khoản nợ sẽ được phân loại theo nhóm nợ cao nhất.

Để đo lường rủi ro tín dụng, ngày 12/10/2011, Hội đồng thành viên Agribank ban hành quyết định số 1680/QĐ-HĐTV-XLRR về vận hành hệ thống chấm điểm

xếp hạng khách hàng nội bộ theo yêu cầu tại Quyết định 493 của NHNN. Hệ thống chấm điểm cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân có mức dư nợ trên 500 triệu đồng.

* Việc xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân thực hiện như sau:

Bước 1: Thu thập thông tin về nhân thân: Ngày, tháng, năm sinh; Trình độ học vấn; Tiền án, tiền sự; Tình trạng chỗ ở; Cơ cấu gia đình; Bảo hiểm nhân thọ; Nghề nghiệp và rủi ro nghề nghiệp; Thời gian làm công việc hiện tại; Rủi ro nghề nghiệp; Đánh giá về nhân thân của người thân trong gia đình.

Bước 2: Đánh giá khả năng trả nợ của người vay: Mức thu nhập ròng ổn định hàng tháng; Tỷ lệ giữa nguồn trả nợ và số tiền phải trả trong ky theo kế hoạch trả nợ; Tình hình trả nợ gốc và lãi; Các dịch vụ sử dụng tại Agribank; Đánh giá của CBTD về tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh.

Bước 3: Đánh giá về tài sản đảm bảo: Loại tài sản; tính chất sở hữu tài sản bảo đảm; Tổng nợ vay đề nghị/Giá trị TSBĐ; Xu hướng tăng, giảm giá trị tài sản bảo đảm trong 12 tháng qua.

Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng

Tùy theo kết quả chấm điểm tín dụng, khách hàng sẽ được chia làm các hạng và mức rủi ro khác nhau theo bảng 2.11 dưới đây. Trong đó nhóm chỉ tiêu về nhân thân chiếm tỉ trọng 50% và nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ chiếm tỉ trọng 50% trong tổng điểm xếp loại.

Bảng 2.10: Bảng nhóm chỉ tiêu nhân thân

Điểm Xếp loại Nhóm nợ Phân loại rui ro

90-100 AAA 1 Rủi ro thấp

80-<90 AA 1 Rủi ro thấp 66-<80 A 1 Rủi ro thấp 62-<66 BBB 2 Rủi ro trung bình 58-<62 BB 2 Rủi ro trung bình 55-<58 B 3 Rủi ro trung bình 50-<55 CCC 3 Rủi ro cao 45-<50 CC 3 Rủi ro cao

40-<45 C 4 Rủi ro cao

Ít hơn 45 D 5 Rủi ro cao

(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ)

Bảng 2.11: Bảng nhóm chỉ tiêu tài sản bảo đảm

Điểm Xếp loại Phân loại rủi ro

80-100 A Mạnh

60-<80 B Trung bình

<60 C Thấp

(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ)

Bảng 2.12: Ma trận tổng hợp xếp loại rủi ro khách hàng và đánh giá tài sản đảm bảo:

Đánh giá xếp loại

Xếp loại TS AAA AA A BBB BB B CCC CC C D

A (Mạnh) Xuất sắc Tổt Trung bình/Từ chối

B (Trung bình) Tốt Trung bình Từ chối

C (Thấp) Trung bình Trung bình/Từ chối

(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ)

* Việc xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp thực hiện như sau:

Khách hàng doanh nghiệp được chấm điểm bằng phương pháp đánh giá các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính

- Bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để chấm điểm khách hàng doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở 34 ngành đã được xác định sẵn phù hợp với đặc thù hoạt động và cơ cấu tín dụng của Agribank. Ứng với mỗi ngành có một bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng doanh nghiệp.

Bước 1: Thu thập thông tin: Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập thông tin tổng hợp về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư từ các nguồn: Hồ sơ do khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý và các báo cáo tài chính

Phỏng vấn trực tiếp khách hàng; Đi thăm thực địa khách hàng; Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng; Trung tâm thông tin tín dụng CIC;Các nguồn khác. Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh của doanh nghiệp. Ngân hàng áp dụng biểu điểm khác nhau cho 4 loại ngành nghề / lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, gồm: Nông, lâm và ngư nghiệp; Thương mại và dịch vụ; Xây dựng; Công nghiệp.

Việc phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh doanh và lĩnh vực sản xuất căn cứ vào ngành nghề trong giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành thì phân loại theo ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.

Bước 3: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp được xác định dựa vào các tiêu chí: vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước. Căn cứ vào thang điểm, các doanh nghiệp được xếp loại thành: quy mô lớn, vừa và nhỏ.

Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính: Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/lĩnh vực doanh nghiệp, CBTD chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp bằng cách nhập số liệu báo cáo tài chính năm do doanh nghiệp cung cấp vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng: Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ xếp các khách hàng là doanh nghiệp thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D.

Năm 2017, Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ có 59 khách hàng được chấm điểm với số lượng khách hàng doanh nghiệp là 9 khách hàng (xếp loại A), khách hàng hộ sản xuất và cá nhân là 50 khách hàng (trong đó: 9 khách hàng xếp loại AA, 39 khách hàng xếp loại A, 01 khách hàng xếp loại BBB, 01 khách hàng xếp loại B). Năm 2018, Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ có 83 khách hàng được chấm điểm trong đó, số lượng khách hàng doanh nghiệp là 8 khách (hàng xếp loại A), khách hàng hộ sản xuất và cá nhân là 75 khách hàng (trong đó: 13 khách hàng xếp loại AA, 60 khách hàng xếp loại A, 01 khách hàng xếp loại BBB, 01 khách hàng xếp

loại B). Năm 2019, Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ có 113 khách hàng được chấm điểm, số lượng khách hàng doanh nghiệp là 8 khách hàng (hàng xếp loại A), khách hàng hộ sản xuất và cá nhân là có 105 khách hàng (trong đó: 26 khách hàng xếp loại AA, 77 khách hàng xếp loại A, 01 khách hàng xếp loại BBB, 01 khách hàng xếp loại B).

2.2.3.3. Thực trạng hoạt động kiểm soát RRTD

Hiện nay Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ đang thực hiện nhiều biện pháp kiểm roát rủi ro tín dụng để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng. Cụ thể như:

* Các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tổn thất

Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay thông qua việc phân quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi giao cho Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ. Cụ thể:

Bảng 2.13: Thẩm quyền phán quyết cấp tín dụng đối với một khách hàng

Đơn vị: Triệu đồng Chi nhánh Ba Tơ Pháp nhân Cá nhân Hạng AAA, AA, A Hạng BBB, BB, B Hạng AAA, AA, A Hạng BBB, BB, B Giám đốc 30.000 20.000 10.000 5.000 Phó giám đốc 21.000 14.000 7.000 3.500

(Nguồn:QĐ 410/NHNo-KHDN ngày 15/5/2017 của Giám đốc Agribank Quảng Ngãi)

Tại chi nhánh luôn tuân thủ đúng thẩm quyền cấp tín dụng mà Agribank tỉnh Quản Ngãi đã giao. Do đặc thù là huyện miền núi, hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế cũng như giá trị tài sản thấp nên đa phần chi nhánh chỉ cho vay đối với một khách hàng với mức dư nợ thấp. Đến năm 2019, mức cho vay cao nhất đối với một khách hàng là 3.500 triệu đồng với số lượng 01 khách hàng, dư nợ vay từ 2.000 triệu đồng đến dưới 3.500 triệu đồng chiếm số lượng 11 khách hàng. Chính vì vậy, Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ luôn cho vay đúng thẩm quyền phán quyết tín dụng, không có trường hợp nào cho vay vượt quá thẩm quyền theo quy định.

thẩm định giá của ngành và của Agribank. Giá trị TSĐB được định giá theo hướng dẫn tại Quyết định số 67/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về Ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi áp dụng cho thời ky 5 năm (2015-2019). Đối với những tài sản có lợi thế thương mại thì được định giá theo giá thị trường nhưng phải có căn cứ chứng minh và được lưu lại kèm theo Hợp đồng thế chấp tài sản. Tài sản phải được chụp hình và lưu lại vào hồ sơ.

* Kiểm soát rủi ro trong quá trình thẩm định và giải ngân, giám sát khoản vay

Cán bộ tín dụng tuân thủ đúng quy trình thẩm định, giải ngân, giám sát khoản vay theo Quyết định số 225/QĐ-HĐTV ngày 09/4/2019 về Quy chế cho vay đối với

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN BA tơ QUẢNG NGÃI (Trang 63)