Chi nhánh được giao và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế với nhiều hình thức: Tiền gửi tiết kiệm không ky hạn và có ky hạn, phát hành ky phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi của các TCTD, các tổ chức kinh tế...
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (Trong đó: cho vay theo hình thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn...)
- Thực hiện công tác ngân quỹ: Thu chi tiền mặt tại ngân hàng. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
- Thanh toán trong hệ thống Agribank với các TCTD, kinh tế khác. - Cho vay vốn tài trợ, ủy thác.
- Các dịch vụ ngân hàng khác. Về cơ cấu tổ chức bộ máy
Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ Quảng Ngãi là Chi nhánh loại II, hạch toán phụ thuộc, có cân đối riêng và bảng cân đối tài khoản, đại diện theo ủy quyền của Agribank, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Agribank.
Hiện nay, Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ có trụ sở đóng tại 266 Phạm Văn Đồng, thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
qua hình 2.1.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ
Giám đốc: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Giám đốc và Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT cấp trên về các quyết định của mình.
Phòng Kế hoạch & kinh doanh: Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền….
Phòng Kế toán & ngân quỹ: tiếp xúc khách hàng, mở tài khoản, thực hiện các hoạt động thanh toán, huy động vốn và các dịch vụ khác. Thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ, thu chi tiền mặt cho khách hàng…
2.1.3. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh 2.1.3.1. Về hoạt động huy động vốn
Phòng KT&NQ Phòng KH&KD Giám đốc Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
Huy động vốn là một trong những chức năng cơ bản của Ngân hàng. Việc nghiên cứu hoạt động huy động vốn là cần thiết bởi lẽ nó sẽ tạo ra nguồn để cho vay. Hoạt động huy động vốn tại Agribank - Chi nhánh huyện Ba Tơ được nghiên cứu qua giai đoạn 2017 – 2019 như sau.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2017 - 2019
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng nguồn vốn 263.778 311.432 387.458
1. Phân theo ky hạn 0 0 0
- Tg không kỳ hạn 40.596 53.140 67.140 - Có kỳ hạn dưới 12 tháng 148.931 158.171 181.379 - Có kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 tháng 74.214 100.073 138.878
- Có kỳ hạn trên 24 tháng 36 48 60
2. Phân theo đối tượng khách hàng 0 0 0
- Tiền gửi dân cư 241.055 281.801 347.532 - Tiền gửi của pháp nhân 22.723 29.631 39.926
3. Phân theo loại tiền tệ 0 0 0
- Tiền gửi bằng VND 263.778 311.432 387.458
- Tiền gửi bằng USD 0 0 0
(Nguồn: báo cáo tổng kết hàng năm của Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ)
Hình 2.2: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2017 - 2019
Cơ cấu huy động vốn
263,778 311,432 387,45 8 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2017 2018 2019
Huy động dân cư Huy động TCKT
Bảng 2.2: Tình hình tăng, giảm vốn huy động giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 +,- % +,- % Phân theo kỳ hạn 47.654 18.1 76.026 24.4 - Tg không ky hạn 12.544 30.9 14.000 26.3 - Có ky hạn dưới 12 tháng 9.240 6.2 23.208 14.7 - Có ky hạn từ 12 đến dưới 24 tháng 25.859 34.8 38.805 38.8 - Có ky hạn trên 24 tháng 12 33.3 12 25.0
Phân theo đối tượng khách hàng 47.654 18.1 76.026 24.4
- Tiền gửi dân cư 40.746 16.9 65.731 23.3 - Tiền gửi của pháp nhân 6.908 30.4 10.295 34.7
Phân theo loại tiền tệ 47.654 18.1 76.026 24.4
- Tiền gửi bằng VND 47.654 18.1 76.026 24.4
- Tiền gửi bằng USD 0 0 0 0
(Nguồn: báo cáo tổng kết hàng năm của Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ)
Tổng nguồn vốn huy động từ năm 2017 đến 2019 có xu hướng tăng nhanh. Năm 2018, nguồn vốn huy động đạt 311.432 triệu đồng, tăng 18,1% so với năm 2017. Năm 2019, nguồn vốn huy động tăng mạnh nhất, đạt 387.458 triệu đồng, tăng 24.4% so với năm 2018 .
Về đối tượng huy động vốn: Agribank Chi nhánh huyện Ba Tơ chủ yếu huy động từ dân cư. Với mức tăng năm 2018 so với năm 2017 là 40.746 triệu đồng, năm 2019 so với 2018 là 65.731 triệu đồng, tỷ lệ tăng lần lượt là 16.9% và 23.3%.
Về thời hạn huy động vốn: Huy động vốn có ky hạn có xu hướng tăng qua các năm, nguồn vốn huy động có ky hạn nhỏ hơn 12 tháng và trên 12 tháng đều tăng. Trong đó, tiền gửi có ky hạn 12 tháng trở lên tăng nhanh hơn ky hạn dưới 12 tháng. Điều này được giải thích là trong ba năm gần đây lãi suất huy động tương đối ổn định, tình hình hoạt động kinh doanh khó khăn do đó các cá nhân, tổ chức gửi tiền an tâm gửi dài hạn vào ngân hàng để hưởng lãi suất và bảo toàn vốn nhiều hơn là rút tiền ra để kinh doanh.
Tiền gửi không ky hạn cũng ghi nhận sự biến động theo chiều hướng tăng lên. Nguồn vốn huy động không có ky hạn phần lớn là tiền gửi của các tổ chức kinh
tế, tổ chức khác trong quá trình hoạt động của các tổ chức đó. Trong khi đó, tiền gửi có ky hạn chủ yếu là tiền gửi từ đối tượng dân cư.
Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh huyện Ba Tơ Quảng Ngãi giai đoạn 2017 - 2019 đạt những kết quả nhất định, nhất là huy động trong lĩnh vực dân cư với tỷ trọng cao và ổn định, đây là nguồn tiền gửi quan trọng để ngân hàng có thể sử dụng vốn một cách chủ động.
2.1.3.2 Về hoạt động tín dụng
Ngoài hoạt động huy động vốn thì hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng là chức năng vô cùng quan trọng,
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và đóng góp phần lớn trong tổng thu nhập của Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ. Hoạt động tín dụng Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ trong năm 2017-2019 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp – nông thôn và nông dân. Thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay từ năm 2017 - 2019
Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Số tiền Tăng giảm so với 2017 Số tiền Tăng giảm so với 2018 1. Phân theo kỳ hạn vay 296.368 366.574 70.206 416.715 50.141
- Cho vay ngắn hạn 131.804 132.120 316 143.466 11.346 - Cho vay trung hạn 164.564 234.455 2.474 273.249 38.794
- Cho vay dài hạn 0 0 0 0 0
2. Phân theo đối tượng khách
hàng 296.368 366.574 70.206 416.715 50.141
- Cho vay cá nhân 295.368 364.774 69.406 414.690 50.916 - Cho vay pháp nhân 1.000 1,800 800 2,025 225
3. Phân theo nhóm nợ 296.368 366.574 70.206 416.715 50.141
- Dư nợ nhóm 2 41.786 22.821 -18.965 15.909 -6.912
- Dư nợ nhóm 3 102 900 798 495 -405
- Dư nợ nhóm 4 790 37 -753 260 223
- Dư nợ nhóm 5 1.980 2.529 549 3.570 1.041
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm của Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ)
Tổng dư nợ tín dụng đến cuối năm 2019 đạt 416.715 triệu đồng, tăng trưởng 14% so với năm 2018. Mức tăng trưởng này được đánh giá là phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như phù hợp với định hướng tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng.
Hình 2.3: Tình hình cho vay năm 2017
Hình 2.4: Tình hình cho vay năm 2018
Năm 2017 56% 44% - Trung hạn - Ngắn hạn Năm 2018 64% 36% - Trung hạn - Ngắn hạn
Hình 2.5: Tình hình cho vay năm 2019
Căn cứ tình hình hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ từ năm 2017 - 2019 thể hiện ở bảng 2.3 trên ta thấy: Trong giai đoạn từ 2017 đến 2019,
tỷ trọng cho vay ngắn hạn dần thấp hơn tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Trong năm 2017 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 44%, đến năm 2019 thì dư nợ ngắn hạn chỉ còn 34 %. Xét về khía cạnh thời hạn cho vay thì những khoản vay có thời hạn càng dài thì
càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhận thấy: tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ của Chi nhánh chưa được hợp lý và an toàn (tỷ lệ cho vay ngắn hạn so với cho vay trung dài hạn được NHNN khuyến nghị ở mức 60%-40%). Do đó, chi nhánh cần có định hướng tăng tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn để quay vòng vốn nhanh, giảm thấp rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt trong
điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay.
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu phản ánh nợ của chi nhánh từ năm 2017 - 2019
Đơn vị tính: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Số tiền Tăng giảm so với 2017 Số tiền Tăng giảm so với 2018 Phân theo nhóm nợ 296.368 366.574 70.206 416.715 50.141 - Dư nợ nhóm 1 251.710 340.288 88.578 396.481 56.193 - Dư nợ nhóm 2 41.786 22.821 -18.965 15.909 -6.912 - Dư nợ nhóm 3 102 900 798 494 -406 Năm 2019 66% 34% - Trung hạn - Ngắn hạn
- Dư nợ nhóm 4 790 37 -753 260 223 - Dư nợ nhóm 5 1.980 2.529 549 3.570 1.041
Nợ xấu 2.872 3.466 594 4.324 858
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy qua các năm thì dư nợ nhóm 1 đến cuối năm 2017 là 251.710 triệu đồng, chiếm 85% và dư nợ nhóm này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Cụ thể: tỉ trọng nợ nhóm 1 năm 2018, là 92,8%, năm 2019 là: 95%. Nợ nhóm 2 có xu hướng giảm qua các năm, năm 2017 dư nợ nhóm này là 41.786 triệu đồng (chiếm 14,1%,), đến năm 2018 giảm xuống còn 22.821 triệu đồng (chiếm 6,22%), năm 2019 nợ nhóm 2 tiếp tục giảm so với năm 2018 với số tiền 6.912 triệu đồng (chiếm 3,81%). Nguyên nhân nợ nhóm 2 giảm là sự chỉ đạo quyết liệt từ Ban giám đốc, quán triệt sâu sắc đến từng cán bộ tín dụng trong việc tăng cường áp dụng các biện pháp thu hồi nợ…Bên cạnh đó, ý thức trả nợ của khách hàng cũng đã được cải thiện đáng kể, tâm lý chây y, chờ ngân hàng nhắc nhở, đôn đốc thu hồi nợ thì mới trả đã dần được cải thiện đáng kể trong phần lớn khách hàng. Tuy nhiên, nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 lại có xu hướng tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu là một số khách hàng đầu tư vào các cơ sở chế biến dăm gỗ keo để xuất khẩu nhưng giá mua keo từ các đối tác giảm mạnh nên tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng bị ảnh hưởng, không có nguồn thu để trả nợ vay. Bên cạnh đó, một số khách hàng là người đồng bào dân tộc thiểu số vay tiền mua ô tô tải để chở keo, mì và hàng nông lâm sản khác nhưng không tính toán được các rủi ro, thiệt hại xảy ra như không có hàng hóa để chở, xe bị hư hỏng, chi phí sửa chữa quá lớn dẫn đến phương án vay không khả thi, không trả được nợ cho ngân hàng. Dư nợ nhóm 5 qua các năm có sự biến động mạnh. Dư nợ nhóm 5 đến cuối đến năm 2017 là 1.80 triệu đồng; năm 2018 dư nợ nhóm 5 là: 2.529 triệu đồng, tăng gần 28% so với năm 2017; Cuối năm 2019 dư nợ nhóm 5 tăng đến 3.570 triệu đồng, tăng đến 41,1% so với năm 2018.
2.1.3.3. Về kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh chính là mục tiêu quan trọng của một tổ chức kinh doanh nói chung và ngân hàng nói riêng. Giai đoạn 2017- 2019 Agribank Chi nhánh huyện
Ba Tơ có mức chênh lệch thu chi ngày càng tăng. Năm 2017 là 10.001 triệu đồng, năm 2018 là 12.844 triệu đồng, năm 2019 là 13.666 triệu đồng. Đây là con số cho thấy hiệu quả trong việc điều tiết giữa thu nhập và chi phí để giữ một biên độ chênh lệch thu chi ổn định, được thể hiện chi tiết qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Thu nhập và chi phí giai đoạn 2017 - 2019
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng thu nhập 25.942 31.155 36.994
Thu từ hoạt động tín dụng 24.907 29.914 35.378
Thu từ hoạt động dịch vụ 745 1.017 1.319
Thu hoạt động KD ngoại hối 2 3 3
Thu nhập khác 288 221 294
Tổng chi phí 15.941 18.311 23.328
Chi cho hoạt động tín dụng 10.630 12.835 16.381
Chi cho hoạt động dịch vụ 334 363 466
Chi hoạt động KD ngoại hối 2 0 0
Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 45 51 48
Chi phí cho nhân viên 1.688 1.644 2.018
Chi hoạt động quản lý, công vụ 1.180 1.218 1.622
Chi về tài sản 540 764 916
Chi bảo hiểm tiền gửi 316 377 451
Chi phí dự phòng 1.171 967 1.345
Các khoản chi phí khác 35 92 81
Kết quả tài chính 10.001 12.844 13.666
(Nguồn: báo cáo tổng kết hàng năm của Agribank Chi nhánh huyện Ba Tơ)
Căn cứ vào bảng 2.5 nêu trên cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm là khả quan, năm 2019 quỹ thu nhập của Agribank chi nhánh đạt 13.666 triệu đồng tăng 6,4% so với 2018. Nguồn thu nhập chính chủ yếu là từ hoạt động tín dụng chiếm trên 95%/ tổng thu của chi nhánh. Agribank chi nhánh huyện Ba Tơ đã thực hiện nhiều giải pháp trong công tác quản trị ngân hàng, giúp chi nhánh vượt qua khó khăn, nâng cao chất lượng tín dụng và các dịch vụ, từ đó tạo được nguồn thu
nhập cho đơn vị đảm bảo có đủ lương cho cán bộ công nhân viên, người lao động.
Hình 2.6: Thu nhập – chi phí giai đoạn 2017-2019
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN BA TƠ QUẢNG NGÃI
2.2.1. Thực trạng công tác nhận diện rủi ro
Công tác nhận diện rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả các bước tiếp theo của quy trình quản trị RRTD. Hiện nay, công tác nhận diện RRTD tại chi nhánh được thực hiện như sau:
* Kiểm tra, thẩm định thực tế
- Đối với khách hàng cá nhân: Việc kiểm tra trước khi cho vay sẽ giúp CBTD thu thập được thông tin về nhân khẩu, sức khỏe, đạo đức, uy tín, tình hình kinh doanh, môi trường xung quanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn trả nợ...của
25.942 31.155 36.994 15.941 0 10.000 20.000 30.000 40.000 2017 201 8 2019 Tri ệu đồng Tổng thu nhập Tổng chi phí 50.000 18.311 23.328 Thu nhập và chi phí
khách hàng. Trực tiếp chứng kiến, kiểm tra những điều kiện về mục đích sử dụng vốn, nguồn thu nhập, giá trị hiện tại của tài sản đảm bảo mà khách hàng đã cam kết trong hồ sơ xin vay. Kịp thời có những biện pháp khắc phục nếu có phát hiện những sai sót, gian lận. Thông qua việc kiểm tra trong và sau cho vay sẽ giúp CBTD biết được khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích cam kết hay không, việc tuân thủ