THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN AN BIÊN KIÊN GIANG (Trang 65)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN AN BIÊN KIÊN GIANG

2.2.1. Thực trạng công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại Agribank chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang

Công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đóng vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả các bước tiếp theo của quy trình quản trị RRTD. Hiện nay tại Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang được thực hiện thường xuyên và liên tục hằng ngày trong cho vay ngắn hạn chủ yếu được thực hiện thông qua:

- Tiếp xúc khách hàng có nhu cầu vay vốn:

+ Công tác này được chi nhánh tiến hành khi CBTD tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, Cán bộ tín dụng có thêm những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá tính xác thực về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, mục đích vay vốn, hiệu quả … của khách hàng, từ đó giúp cán bộ tín dụng thu thập được các thông tin để từ đó kiểm tra sàng lọc ra các dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro.

+ Trong hoạt động tiếp xúc khách hàng khi tiến hành thẩm định, tái thẩm định, giai đoạn thẩm định khách hàng cán bộ thẩm định có thể kết hợp với lãnh đạo tín dụng đi gặp khách hàng để thẩm định thực tế khách hàng, đây là giai đoạn quan trọng nhất để thực hiện công tác nhận dạng rủi ro, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thu thập và kiểm chứng ở nhiều khía cạnh của khách hàng vay vốn liên quan đến đề nghị vay vốn: thẩm định về tư cách cá nhân, mục đích vay vốn, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo…, đồng thời cũng thu thập thông tin từ nhiều nguồn: chính quyền địa phương, hàng xóm, bạn bè của khách hàng, thông tin trên internet, báo chí…

+ Trong phân tích các báo cáo, các thông tin của khách hàng cung cấp, hoạt động này được tiến hành sau khi cán bộ tín dụng thu thập thông tin của

khách hàng, căn cứ quy trình tín dụng sẽ tiến hành phân tích tín dụng, lập báo cáo thẩm định tín dụng để trình cho các cấp có thẩm quyền để ra quyết định cấp tín dụng hay từ chối cấp tín dụng. Trong quá trình này Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang sử dụng thêm một số công cụ để nhận biết rủi ro như: lấy thông tin lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng tại trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước (CIC), thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng với Agribank thông tin nhóm khách hàng có liên quan....

+ Hàng tuần Phòng Kế hoạch – Kinh doanh họp giao ban tín dụng có đại diện Ban Giám đốc chi nhánh tham dự và chỉ đạo; từng cán bộ có ý kiến về khách hàng mình quản lý đang có vấn đề, hoặc những khách hàng đang trong thời gian thẩm định cho vay, tiến hành trao đổi với các cán bộ tín dụng, lãnh đạo về vấn đề tín dụng từ đó đúc rút những bài học kinh nghiệm... Điều này đã giúp Chi nhánh kịp thời phát hiện những nguyên nhân có thể dẫn tới rủi ro tín dụng.

+ Trong kiểm tra sau cho vay, theo quy định tại chính sách và quy trình tín dụng, việc kiểm tra được lập thành biên bản có xác nhận của khách hàng với các nội dung cơ bản: Đánh giá sự tuân thủ của khách hàng đối với các hợp đồng đã ký kết với Ngân hàng, đánh giá tình trạng pháp lý của khách hàng, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, đánh giá nguồn trả nợ của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo của khách hàng.... Qua công tác kiểm tra sau cho vay, CBTD có cơ hội cập nhật thêm thông tin từ phía khách hàng nhằm giúp phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cho vay ngắn hạn.

+ Trong công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ định kỳ/đột xuất, định kỳ hàng quý, hàng năm Agribank tỉnh Kiên Giang đều thành lập các đoàn kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo chuyên đề hoặc tiến hành kiểm tra hoạt động của chi nhánh trong đó có hoạt động tín dụng ngắn hạn. Sau mỗi đợt kiểm tra nội bộ đều có tiến hành lập biên bản để chi nhánh khắc phục chỉnh sửa và rút kinh

nghiệm, qua đó sẽ nhận diện thêm các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.

- Đối với hoạt động nhận diện rủi ro toàn bộ hoạt động tín dụng:

Yêu cầu của hoạt động này là phải chỉ ra, trong thực tế những loại rủi ro đã tác động đến hoạt động tín dụng, dự báo những khả năng rủi ro có thể xảy ra gây tác động xấu đến toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi Chi nhánh phải nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn hoạt động; thường xuyên thu thập những sai sót trong quá trình tác nghiệp tín dụng; học tập những kinh nghiệm từ những vấn đề đã xảy ra đối với hệ thống ngân hàng, theo dõi diễn biến, thay đổi về thị trường, chính sách kinh tế, chính trị, xã hội để có tầm nhìn tổng quát và đưa ra những kịch bản rủi ro theo từng biến động dự báo.

- Đối với hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn của từng khoản tín dụng cụ thể:

Rủi ro đối với từng khoản tín dụng/khách hàng cụ thể xuất phát từ nhiều yếu tố như: Tư cách cá nhân, nhân thân và năng lực quản lý của người vay/người đại diện; lĩnh vực ngành nghề của khách hàng vay vốn; năng lực tài chính và thu nhập của người vay; mối liên hệ/mức độ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài của người vay; tính hiệu quả, khả thi và tính rủi ro của từng dự án vay vốn/phương án sử dụng vốn của người vay; tính chất, mức độ ổn định nguồn vốn của NH tham gia tài trợ cho hoạt động/dự án của người vay…

Thực tế hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn của từng khoản vay/khách hàng cụ thể tại Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang những năm qua: Trong quá trình tác nghiệp, hoạt động này đã được thực hiện trong từng báo cáo thẩm định theo những tiêu chí, nội dung hướng dẫn của Agribank tại các quy trình cấp tín dụng với các yêu cầu được nhận diện trong từng khoản vay gồm: Rủi ro về quản lý; rủi ro về phương án

tài chính; rủi ro về giá trị tài sản đảm bảo; rủi ro về mối quan hệ, tranh chấp; các rủi ro về thiên tai, địch họa, cháy nổ; rủi ro về sự thay đổi pháp lý và rủi ro về đạo đức cán bộ nhân viên.

Công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang trong những năm vừa qua được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình cho vay, các dấu hiệu nhận diện rủi ro thường được chú ý:

- Các dấu hiệu từ phía khách hàng là vay vốn:

+ Khách hàng cung cấp thông tin, hồ sơ đề nghị vay vốn sai sự thật, độ tin cậy thấp, tìm mọi cách được vay vốn ngân hàng.

+ Một số trường hợp có mục đích vay vốn không rõ ràng, thiếu cơ sở chứng minh mục đích vay vốn. Nhu cầu vay vốn tăng đột biến so với nhu cầu dự kiến, tìm kiếm nguồn tài trợ từ nhiều ngân hàng.

+ Một số trường hợp vay vốn ngắn hạn nhưng sử dụng cho mục đích trung, dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn vốn vay với lãi suất cao.

+ Khách hàng tìm cách trì hoãn, né tránh, gây khó khăn với cán bộ ngân hàng, không hợp tác trong các buổi làm việc, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

+ Hướng dẫn cán bộ tín dụng sai vị trí tài sản đảm bảo, giấu các thông tin bất lợi liên quan đến tài sản đảm bảo.

+ Né tránh việc chuyển nguồn thu về tài khoản tại Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang nhằm che dấu nguồn thu.

+ Chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ các khoản lãi đến hạn, nợ gốc đến hạn, khách hàng mong chờ từ nguồn tiền khác để trả nợ NH.

+ Trình độ, năng lực quản lý, điều hành yếu kém của khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục thua lỗ, khó khăn trong kinh doanh.

+ Vì chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hoặc giữ chân khách hàng nên cho vay dưới chuẩn, xem nhẹ mục tiêu an toàn vốn mặc dù biết các khoản tín dụng này sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

+ Không tuân thủ đầy đủ quy trình cho vay theo quy trình cho vay, kiểm tra giám sát khách hàng trước và sau cho vay không đầy đủ.

+ Xuất hiện tình trạng cán bộ NH bị mất đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm đối với công việc chưa cao, tinh thần làm việc chưa nghiêm túc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hiện nay, Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang triển khai nhiều gói sản phẩm hướng đến khách hàng vay vốn ngắn hạn với những ưu đãi lãi suất nhất định, tuy nhiên, vì mục tiêu kinh doanh, CBTD đã cố ý hợp thức hóa một số điều kiện vay vốn của khách hàng như: dư án, phương án vay vốn, về điều kiện thân nhân khách hàng, nâng giá trị tài sản đảo bảo cao hơn so với quy định....

Nhìn chung trong những năm qua, hoạt động nhận diện RRTD nói chung và nhận diện RRTD khách vay vốn ngắn hạn nói riêng tại Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên vẫn chưa khắc phục được về nhận diện, cảnh báo sớm các nguy cơ rủi ro có thể ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng để định hướng cho hoạt động tín dụng an toàn, tăng trưởng hiệu quả. Đây là một nguy cơ trong hoạt động điều hành kinh doanh tín dụng. Trong thời gian tới nếu tình hình này không thay đổi tích cực thì hoạt động tín dụng sẽ khó có nền tảng để phát triển một cách bền vững được.

2.2.2. Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại Agribank chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang

Để đo lường RRTD trong cho vay ngắn hạn. Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang thực hiện hoạt động này thông qua 2 bước sau:

Đo lường rủi ro thông qua công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng

Agribank ra quyết định số 1680/QĐ-HĐTV-XLRR về ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank và các văn bản sửa đổi, bổ sung khác, theo đó Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang đã thực hiện đo lường và lượng hoá rủi ro tín dụng đối với khách hàng có số dư từ 500 triệu đồng trở lên thông qua Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cụ thể quy trình thực hiện chấm điểm đối với các khách hàng vay ngắn hạn được thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng vay ngắn hạn

- Ngày, tháng, năm sinh; - Trình độ học vấn; - Tiền án, tiền sự;

- Cơ cấu gia đình; số người ăn theo; tình trạng chỗ ở hiện nay;

- Nghề nghiệp và rủi ro nghề nghiệp; ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh; ngày bắt đầu kinh doanh.

- Mức lương và các nguồn thu nhập khác (nếu có).

Bước 2: Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng

- Mức thu nhập ròng hàng tháng;

- Tỷ lệ giữa nguồn trả nợ và số tiền phải trả trong kỳ theo kế hoạch trả nợ; - Lịch sử vay vốn của khách hàng thông qua kênh thông tin tín dụng CIC; - Uy tín của đơn vị mà khách hàng công tác (đối với cho vay không bảo đảm bằng tài sản).

Bước 3: Đánh giá về tài sản bảo đảm của khách hàng

- Thông tin về tài sản bảo đảm và giá trị tài sản: vị trí, hướng, giá trị, khả năng chuyển nhượng;

- Tính chất sở hữu tài sản bảo đảm: Sở hữu của người vay, sở hữu của bên thứ ba, tài sản chưa hoàn thành thủ tục pháp lý;

Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng

Kết quả chấm điểm rủi ro được ghi vào biểu mẫu “Báo cáo chấm điểm khách hàng”. Tuỳ theo kết quả chấm điểm tín dụng, khách hàng sẽ được chia ra làm các hạng và mức rủi ro khác nhau theo bảng số 2.7 dưới đây.

Bảng 2.7. Thang xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng Agribank

Mức điểm Xếp Hạng Phân loại/nhóm nợ Phân Loại Rủi Ro

90-100 AAA 1 Rủi ro rất thấp 80-89 AA 1 Rủi ro rất thấp 73-79 A 1 Rủi ro thấp 70-72 BBB 2 Rủi ro thấp 63-69 BB 2 Rủi ro trung bình 60-62 B 3 Rủi ro trung bình 56-59 CCC 3 Rủi ro cao 53-56 CC 3 Rủi ro cao 44-52 C 4 Rủi ro rất cao

<44 D 5 Rủi ro đặc biệt rất cao

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang)

Để có được thang điểm như trên cán bộ tín dụng phải có những phân tích, đánh giá cụ thể cho từng chỉ tiêu định lượng, định tính, cụ thể như sau:

- Phân tích và đánh giá những vấn đề chủ yếu về tư cách vay nợ như nhân thân của khách hàng, năng lực hành vi dân sự, uy tín của khách hàng qua hệ thống thông tin tín dụng của NHNN (CIC) cho biết được lịch sử tín dụng, lịch sử quan hệ với ngân hàng. Nếu là khách hàng mới, chi nhánh tập trung thẩm định một số vấn đề chủ yếu về nhân thân, uy tín của khách hàng nơi làm việc, nơi thường trú hoặc tạm trú.

- Phân tích mục đích sử dụng vốn vay ngắn hạn: Căn cứ theo quy định của NHNN và Agribank về các mục đích sử dụng vốn bị cấm hoặc hạn chế như mua hàng hóa, sản phẩm pháp luật cấm. Qua đó đánh giá mục đích vay vốn của khách hàng đó có hợp pháp không, có phù hợp với thực tế hay không, tính khả thi khi thực hiện phương án vay vốn đó.

- Phân tích năng lực tài chính của khách hàng:

Đối với khách hàng vay vốn ngắn hạn với mục đích tiêu dùng, trả nợ từ thu nhập lương hàng tháng: chi nhánh dựa vào các thông tin thu nhập của khách hàng trong 03 tháng gần nhất (bao gồm bảng lương, sao kê tài khoản ngân hàng của khách hàng). Dựa vào các thông tin về thu nhập, chi nhánh kiểm tra độ tin cậy của các thông tin được cung cấp và đi vào phân tích các nội dung sau:

+ Tổng mức thu nhập hàng tháng: đánh giá mức lương, phương thức nhận lương, các khoản phụ cấp tăng thêm, mức độ ổn định của công việc, các nguồn thu nhập hợp pháp khác (nếu có); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chi phí sinh hoạt: đánh giá chi phí sinh hoạt cá nhân và gia đình hàng tháng, số người phụ thuộc, các khoản dự trù phát sinh.

Đối với khách hàng vay vốn ngắn hạn phục vụ kinh doanh: năng lực tài chính thể hiện qua lượng hàng hóa, dịch vụ bán được trong tháng, lượng hàng hóa tồn kho, giá nhập – giá bán. Các thông tin này có được thông qua sổ sách ghi chép của cửa hàng, lượng giao dịch hàng hóa được thanh toán thông qua tài khoản ngân hàng.

Từ đó cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng có đảm bảo hay không, qua đó xác định thời hạn cho vay và kế hoạch trả nợ cho phù hợp.

Với phương pháp đo lường như trên, qua 2 năm 2017, 2018 Agribank Chi nhánh huyện An Biên Kiên Giang đã chấm điểm cho 45 khách hàng vay ngắn hạn có số dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên được phân nhóm cụ thể như sau:

Bảng 2.8. Bảng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vay ngắn

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN AN BIÊN KIÊN GIANG (Trang 65)