Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN AN BIÊN KIÊN GIANG (Trang 41 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn là sử dụng các biện pháp, các kỹ thuật, các công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng. Các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng như:

- Né tránh rủi ro: Từ chối đối với các khoản vay, khách hàng vay có vấn đề về tài chính, có vấn đề về mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo có tính thanh khoản kém…

- Ngăn ngừa, giảm thiểu tổn thất: Xây dựng hệ thống quy trình cho vay, quy trình đánh giá xếp loại hạng tín dụng nội bộ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa giảm thiểu tổn thất rủi ro tín dụng.

- Phân tán rủi ro: Thực hiện đa rạng hóa phân tán hoạt động cho vay để giảm thiểu rủi ro tẩn thất, tránh tập trung vào một số khách hàng lớn, một số lĩnh vực, các nghiệp vụ truyền thống.

- Chuyển giao rủi ro: Sử dụng nghiệp vụ bán nợ, mua bảo hiểm để chuyển giao rủi ro tổn thất. Thực hiện hợp đồng hoán đổi tín dụng, hợp đồng quyền chọn tín dụng, hợp đồng quyền chọn trái phiếu.

- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng là yếu tố căn bản, là nền tảng để quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả. Chính sách đặt ra mục tiêu, yêu cầu, định hướng cho hoạt động tín dụng và những người làm công tác tín dụng. Chính sách phải được cụ thể hoá các mục tiêu:

phẩm, khu vực kinh tế, vùng lãnh thổ, …

+ Thị trường mục tiêu của mỗi thành phần cho vay, mức độ đa dạng hóa hoặc tập trung ưu tiên cho vay.

+ Định hướng phải luôn sát với sự thay đổi của môi trường kinh tế, chu kỳ kinh tế vì nó sẽ dẫn đến sự chuyển dịch trong thành phần và chất lượng của việc cấp tín dụng tổng thể.

Ngoài ra cần xây dựng được hệ thống giám sát RRTD: Một nội dung quan trọng khác của công tác quản lý RRTD là giám sát kiểm tra việc thực hiện và tuân thủ quy trình, chính sách về quản lý RRTD, nhằm đảm bảo chính sách quản lý RRTD đã ban hành được tuân thủ và phát huy hiệu quả trong việc hạn chế RRTD.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN AN BIÊN KIÊN GIANG (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w