TRIỆU CHỨNG ĐÍCH VAØ LỰA CHỌN THUỐC.

Một phần của tài liệu BẢNG PHÂN LOẠI QUỐC TẾ VỀ BỆNH TẬT ppt (Trang 35 - 36)

Các triệu chứng tâm thần là một trong các yếu tố chọn lựa thuốc; trong thí dụ kể trên, các triệu chứng tự tử, mệt mỏi, ăn ít là triệu chứng dùng để lựa chọn thuốc; đối với triệu chứng tự tử, hai loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng và nhóm SSRI có thể điều trị triệu chứng tự tử, đối với triệu chứng ăn ít, hai loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng và Miratazapine; như vậy, trong trường hợp này, có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng; nếu bệnh nhân kháng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, nhóm thuốc SSRI được lựa chọn vì thuốc có hiệu quả trên triệu chứng tự tử.

Có tác giả gọi các triệu chứng kể trên là triệu chứng đích. Bảng 37: Lựa chọn thuốc chống trầm cảm.

Điểm số Tình trạng bệnh TCA SSRI SNRI Mirtazapine

Thuyên giảm 50-60% 61-80 Buồn 21-60 Chán nản 1-60 Aên ít 10-12% ? 12-25% 21-60 Ngủ ít 1 2 ? 1 41-60 Giảm hoạt động 21-60 Mệt mỏi 21-60 Ý tưởng bi quan. 41-60 Suy nghỉ chậm chạp 1-60 Tự tử 1 1 ? ? Kháng thuốc ? 56% ? 64% Phòng ngừa 1 1 1 1 4. KẾT LUẬN.

Qua phân tích các trục trên,

- Trục I: theo STCĐTKBTT lần IV, mặc dù trục I đề cập đến khía cạnh tâm lý của người bệnh; tuy nhiên, khi phân tích các nội dung của trục này, có các yếu tố liên quan đến chẩn đoán như yếu tố liên quan đến bệnh cơ thể hoặc môi trường, yếu tố liên quan đến triệu chứng, v.v…; có thể thấy trục này là trục chính trong chẩn đoán. Trục này là yếu tố quyết định trong việc chọn lựa thuốc, thí dụ: người bệnh bị trầm cảm loạn thần, khi phân tích người bệnh này, trục I là trầm cảm, các thuốc hướng thần sử dụng trong trường hợp này là thuốc chống trầm cảm.

- Trục V: đánh giá tình trạng của người bệnh, các triệu chứng và sinh hoạt của người bệnh; như vậy, trục V giúp cho nhà điều trị xác định mục tiêu điều trị và triệu chứng đích và trục này cũng còn là một yếu tố quyết định trong lựa chọn thuốc.

- Trục III: trục này đề cập đến các loại bệnh cơ thể và ảnh hưởng của bệnh cơ thể trên người bệnh (thí dụ: tỷ lệ tử vong…); trục này là một yếu tố quyết định trong lựa chọn thuốc hướng thần. Như vậy, có hai trục liên quan đến việc lựa chọn thuốc, tuy nhiên khi phân tích tỷ lệ biến chứng và tử vong của người bệnh, trục III có tỷ lệ tử vong cao hơn tỷ lệ tử vong ở trục I; khi lựa chọn thuốc hướng thần cần dựa vào trục III, sau đó mới đến trục I, thí dụ: trong trường hợp người bệnh trầm cảm có các triệu chứng tự tử, mệt mỏi, ăn ít, người này bị đái tháo đường, khi lựa chọn thuốc chống trầm cảm, cần lưu ý đến bệnh đái tháo đường, vì tỷ lệ tử vong của người bị trầm cảm và đái tháo đường cao gấp 5 lần tỷ lệ ở người đái tháo đường không bị trầm cảm, tỷ lệ tử vong của bệnh đái tháo đường là 0,24/10.000; trường hợp này, không nên sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, ví dụ thuốc này có thể làm tăng tỷ lệ tử vong của ngưới bệnh; sau đó đến triệu chứng tự tử, tỷ lệ tử vong của người tự tử là 0,1/10.000; có thể lựa chọn thuốc chống trầm cảm SSRI để điều trị triệu chứng tự tử; như vậy, trong trường hợp này nên điều trị người bệnh với thuốc của nhóm SSRI.

Với hệ thống đa trục kể trên, người bệnh được lượng giá khá toàn diện từ các khía cạnh tâm lý, sinh học và môi trường; với trục V, nhà điều trị có thể xác định mục tiêu điều trị và triệu chứng đích, các trục II và V là các trục cơ bản trong việc lựa chọn thuốc hướng thần.

Một phần của tài liệu BẢNG PHÂN LOẠI QUỐC TẾ VỀ BỆNH TẬT ppt (Trang 35 - 36)