Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, phối hợp giữa bệnh tim mạch với rối loạn lo âu có tỷ lệ tái phát và tử vong cao hơn ở người bệnh tim mạch không bị lo âu; trong một báo cáo của Kawachi, tỷ lệ tử vong cao gấp 3-6 lần; theo Moser, tỷ lệ tử vong cao gấp 5 lần, theo Januzzi, tỷ lệ tái phát cao gấp 2 lần, tử vong cao gấp 3 lần, tỷ lệ chết đột xuất cao gấp 6 lần ở người bệnh tim mạch không bị lo âu; dựa trên nhiều công trình nghiên
cứu khác nhau, người ta ước tính tỷ lệ tử vong của người bệnh bị trầm cảm và động mạch vành có tỷ lệ tử vong gấp 3-6 lần tỷ lệ của người động mạch vành không bị lo âu. Các thuốc điều trị lo âu cũng làm tăng tỷ lệ tử vong
3.2.4.2. Trầm cảm:
- Tai biến mạch máu não: khi theo dõi người bệnh bị đột quỵ và trầm cảm trong 10 năm, tỷ lệ tử vong ở người đột quỵ bị trầm cảm cao gấp 3,5 lần so với người đột quỵ không bị trầm cảm, tỷ lệ tử vong của người bị tai biến mạch máu não là 0,45/10.000. - Bệnh động mạch vành: tỷ lệ tử vong của người bệnh động mạch vành là 2,04/10.000 trong 1 năm; tỷ lệ tử vong ở người bệnh động mạch vành bị trầm cảm thường cao gấp 5 lần ở người bệnh không bị trầm cảm.
- Bệnh đái tháo đường: tỷ lệ tử vong của bệnh đái tháo đường là 0,24/10.000 trong 1 năm; tỷ lệ biến chứng và tử vong ở người bệnh đái tháo đường bị trầm cảm thường cao hơn ở người bệnh không bị trầm cảm, biến chứng của các mạch máu lớn ( 2,5 lần), các mạch máu nhỏ (11 lần), tử vong (5 lần).
Bảng 31: Tỷ lệ tử vong của phối hợp bệnh cơ thể và trầm cảm. Tỷ lệ tử vong Tỷ lệ tử vong
Tai biến mạch máu não 0,45/10.000 3,5 lần
Parkinson Động kinh
Đái tháo đường 0,24/10.000 5 lần
Động mạch vành 2,04/10.000 5 lần
Theo số liệu thống kê của Hoa kỳ, tỷ lệ tử vong do tự tử là 0,1/10.000 trong 1 năm, tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ tử vong của bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và đái tháo đường; như vậy, phối hợp giữa bệnh tâm thần và bệnh mạn tính có tỷ lệ tử vong cao hơn tỷ lệ của bệnh tâm thần.
3.2.5. KẾT LUẬN:
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy người bệnh tâm thần dễ bị bệnh cơ thể, nhất là bệnh mạn tính,
Ngược lại người bị bệnh mạn tính dễ bị các bệnh tâm thần, các số liệu điều tra cho thấy, khoảng 50% người bệnh tâm thần có bị thêm các bệnh mạn tính.
Bảng 32: Tỷ lệ trầm cảm của một số bệnh mạn tính. Tỷ lệ trầm cảm
Tai biến mạch máu não 20-50%
Parkinson 30-40%
Động kinh 25%
Đái tháo đường 8,5-27,3%
Động mạch vành 17-27%
Phối hợp giữa bệnh mạn tính và bệnh tâm thần làm tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong của bệnh mạn tính; cấn lưu ý đối với một số bệnh mạn tính như bệnh tim mạch ( động mạch vành, tai biến mạch máu não), nội tiết (đái tháo đường, v.v…).
Tỷ lệ tử vong Tỷ lệ tử vong
Tai biến mạch máu não 0,45/10.000 3,5 lần
Parkinson Động kinh
Đái tháo đường 0,24/10.000 5 lần
Động mạch vành 2,04/10.000 5 lần
Trong việc lượng giá người bệnh tâm thần, cần phải đánh giá các bệnh cơ thể, đặc biệt là các bệnh mạn tính, vì các phối hợp này có tính cách phổ biến và gây ra tình trạng tử vong của người bệnh.
Phối hợp giữa bệnh tâm thần và bệnh cơ thể là tiêu chuẩn quan trọng trong lựa chọn thuốc hướng thần, thí dụ: một bệnh nhân trầm cảm bị đái tháo đường, trên điện tâm đồ có rối loạn nhịp tim.
Khi phân tích trường hợp này, người bệnh có trục I là trầm cảm, trục III là đái tháo đường và rối loạn nhịp tim.
Khi lựa chọn thuốc theo bệnh đái tháo đường và rối loạn nhịp tim, thuốc chống trầm cảm 3 vòng làm tăng đường huyết và rói loạn nhịp tim, không nên sử dụng trong trường hợp này, nhóm thuốc SNRI cũng gây ra rối loạn nhịp tim có thể gây ra tử vong, cũng không nên sử dụng trong trường hợp này; nhóm SSRI và Mirtazapine không làm tăng đường huyết và không gây ra rối loạn nhịp tim, nên được sử dụng trong trường hợp này.