Như đã phân tích ở phần Mở đầu, trong các quan hệ hơn nhân và gia đình thì các quan hệ nhân thân nắm vai trò quyết định, chỉ khi các quan hệ nhân thân được xác lập thì từ đó các quyền và nghĩa vụ tài sản giữa các chủ thể trong quan hệ này mới phát sinh. Ví dụ: sự kiện kết hôn theo quy định của pháp luật làm phát sinh quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa vợ chồng; từ quan hệ hơn nhân hợp pháp đó mới làm xuất hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng như quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ, chồng; quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng; quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng; quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng…) Tất nhiên không phải ngay sau khi kết hơn thì tất cả các quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng đều được hình thành mà cần phải thơng qua những hành vi, những sự kiện pháp lý nhất định thì các quan hệ đó mới được hình thành. Thơng thường, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng hình thành sớm nhất đó là quan hệ sở hữu chung của vợ và chồng. Vậy sở hữu chung của vợ và chồng được hiểu như thế nào?
Sau khi quan hệ hôn nhân được thiết lập giữa một người nam và một người nữ, để đảm bảo duy trì sự tồn tại và phát triển của gia đình đó thì cần phải có một khối tài sản chung để đảm bảo được các nhu cầu thiết yếu hằng ngày. Vì vậy giữa
42
vợ và chồng sẽ hình thành một khối tài sản chung. Khối tài sản chung này bao gồm “tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung” (Điều 27 khoản 1 LHN&GĐ 2000). Khi khối tài sản chung được hình thành sẽ làm phát sinh quan hệ sở hữu chung của vợ và chồng đối với khối tài sản đó. Vì vậy sở hữu chung của vợ chồng hiểu theo nghĩa hẹp nhất là quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng đối với khối tài sản chung. Sở hữu chung của vợ, chồng là một trong những hình thức sở hữu được quy định trong BLDS. Điều 219 khoản 1 BLDS 2005 ghi nhận “sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất”. Trong quan hệ sở hữu chung này, “vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” (Điều 28 khoản 1 LHN&GĐ 2000).
Bên cạnh quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng đối với khối tài sản chung, thuật ngữ sở hữu chung của vợ, chồng cịn có thể được hiểu rộng ra bao gồm cả quan hệ sở hữu của vợ, chồng với các bên thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng. Trong đời sống hằng ngày, vợ, chồng cần phải tham gia các giao dịch dân sự với các chủ thể khác trong xã hội để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình, khi đó tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình và thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Quan hệ sở hữu tài sản chung của vợ chồng lúc này khơng chỉ cịn tồn tại giữa hai người mà còn được mở rộng đến các bên thứ ba.
Quan hệ sở hữu chung giữa vợ và chồng cũng như quan hệ giữa vợ, chồng với các bên thứ ba hình thành thơng qua khối tài sản chung của vợ, chồng là các quan hệ quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của gia đình cũng như ảnh hưởng tới việc đảm bảo trật tự, ổn định xã hội nên cần thiết được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. Do đó, sở hữu chung của vợ chồng cịn có thể hiểu theo nghĩa là một chế định pháp luật. Theo đó, sở hữu chung của vợ chồng là “tổng hợp các
43
quy phạm pháp luật điều chỉnh việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng, đồng thời xác định những xử sự mà vợ chồng được phép thực hiện liên quan đến những tài sản đó trên cơ sở bảo đảm lợi ích chung của gia đình, của Nhà nước và của xã hội”.
Từ các cách hiểu về khái niệm sở hữu chung của vợ, chồng nêu trên, ta cũng có thể hiểu sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản theo ba ý nghĩa:
Thứ nhất, sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản chính là quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng đối với những quyền tài sản là tài sản chung của vợ, chồng;
Thứ hai là quan hệ giữa vợ, chồng với các bên thứ ba liên quan đến quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng;
Và cách hiểu thứ ba là sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản là một chế định pháp luật gồm “tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản, đồng thời xác định những xử sự mà vợ chồng được phép thực hiện liên quan đến những quyền tài sản đó trên cơ sở bảo đảm lợi ích chung của gia đình, của Nhà nước và của xã hội”.
Trong phạm vi của luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu “sở hữu chung của vợ và chồng đối với quyền tài sản” theo pháp luật Việt Nam với ý nghĩa là quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng đối với một loại tài sản đặc thù là quyền tài sản đồng thời có xem xét đến mối quan hệ giữa sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản và người thứ ba thông qua việc nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
Với ý nghĩa là quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng đối với khối tài sản chung, sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản cũng mang những đặc điểm của sở hữu chung của vợ và chồng đó là:
Sở hữu chung của vợ, chồng đối với tài sản là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Đây là một trong những hình thức sở hữu pháp định được BLDS 2005 ghi nhận tại điều 219. Khái niệm sở hữu chung hợp nhất được quy định tại điều 217
44
BLDS 2005 đó là “Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung”. Điều này có nghĩa là khi quan hệ vợ chồng cịn tồn tại thì khơng xác định rõ phần quyền sở hữu tài sản của mỗi người trong khối tài sản chung. Hệ quả là một trong các bên vợ hoặc chồng không thể bán phần quyền của mình cho người thứ ba nào khác. Đây chính là điểm khác biệt giữa hình thức sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Trong sở hữu chung theo phần thì mỗi chủ sở hữu có thể bán phần quyền của mình cho người thứ ba cịn đối với sở hữu chung hợp nhất thì khơng cho phép thực hiện điều này. Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất hoặc là do các chủ sở hữu chung cùng giữ, hoặc giao cho một người trong số họ hoặc giao cho người thứ ba giữ tài sản chung mà khơng thể chuyển giao phần quyền của mình đối với tài sản (bán phần quyền) cho người thứ ba [2, tr. 517]. Sở dĩ pháp luật quy định hình thức sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất vì căn cứ vào tính chất đặc biệt của quan hệ hơn nhân và gia đình. Khi quan hệ hơn nhân được xác lập, vợ và chồng cùng chung sống với nhau, cùng nhau gách vác công việc và cùng nhau tạo dựng tài sản… Trong thời kỳ hôn nhân khối tài sản chung được tạo lập dựa trên cơng sức đóng góp của cả vợ và chồng, kể cả khi chỉ có một trong hai người tạo ra của cải thực tế thì vẫn có cơng sức của người kia chính vì vậy cả hai vợ chồng đều có quyền đối với khối tài sản chung và không thể xác định được phần quyền sở hữu chung của mỗi người đối với khối tài sản đó. Do vậy pháp luật đã ghi nhận “Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.” (khoản 2 điều 219 BLDS 2005).
Tuy nhiên, việc ghi nhận sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất nghĩa là phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung khơng có nghĩa là tài sản chung của vợ chồng không thể phân chia được. Theo quy định tại khoản 4 Điều 219 BLDS 2005 thì “tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng có thể được phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tịa án.” Trong những trường hợp nhất định thì tài sản thuộc sở hữu chung
45
của vợ chồng cần phải được phân chia như khi ly hơn, khi một trong hai bên chết hoặc bị Tịa án tuyên bố chết, hoặc khi có yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân … trong các trường hợp đó thì vợ, chồng có thể cùng nhau thỏa thuận chia tài sản chung hoặc nếu không thỏa thuận được hoặc khơng thể thỏa thuận thì khi có u cầu, Tịa án sẽ quyết định chia tài sản chung của vợ, chồng.
Quy định về hình thức sở hữu chung của vợ chồng trong BLDS 2005 đã kế thừa các quy định của BLDS 1995 và các quy định này trên thực tế đã chứng minh được tính hợp lý và phù hợp với tính chất của quan hệ hơn nhân và gia đình cũng như phù hợp với yêu cầu khách quan của đời sống thực tiễn. Việc quy định sở hữu chung của vợ, chồng là sở hữu chung hợp nhất được đánh giá là điểm rất tiến bộ của pháp luật Việt Nam hiện hành bởi vì việc quy định như vậy đã đảm bảo được quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình, đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng giới trong pháp luật, điều mà pháp luật Việt Nam trong chế độ cũ cũng như pháp luật của nhiều quốc gia khác trên thế giới chưa đạt được. Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển, nhu cầu độc lập của mỗi cá nhân càng tăng lên, vợ chồng ngày càng cần sự tự do hơn nữa trong mỗi quyết định kinh doanh của mình vì vậy quan hệ sở hữu chung của vợ chồng đang có những thay đổi để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế mà thực tế này vẫn chưa được các nhà làm luật thừa nhận và có những điều chỉnh pháp luật một cách phù hợp.
Đặc điểm thứ hai của sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản đó là việc thực hiện quyền sở hữu của vợ và chồng đối với quyền tài sản thuộc sở hữu chung rất đặc thù. Đặc điểm này bị chi phối bởi đối tượng thuộc quyền sở hữu đó chính là quyền tài sản, tài sản vơ hình. Vì là tài sản vơ hình nên việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản vơ hình khá khác biệt so với các loại tài sản khác. Vợ, chồng với tư cách là đồng sở hữu đối với quyền tài sản thì đều có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Khi thực hiện quyền chiếm hữu đối với quyền tài sản thì chủ sở hữu khơng chiếm hữu về mặt vật chất đối với tài sản mà chỉ có thể được hiểu là chủ sở hữu nắm giữ về mặt pháp lý đối với quyền tài sản đó.
46
Quyền tài sản là vơ hình vì vậy muốn chứng minh quyền sở hữu đối với quyền tài sản, chủ sở hữu phải có các bằng chứng khác ghi nhận quyền của mình ví dụ: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định của giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh quyền của người sở hữu đối với quyền sử dụng đất; hoặc đối với các quyền đối nhân thì bằng chứng về sự tồn tại của quyền tài sản của bên có quyền đó chính là hợp đồng hoặc các tài liệu khác chứng minh sự tồn tại của quyền đối nhân. Do đó có quan điểm cho rằng việc nắm giữ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với quyền tài sản chính là hành vi chiếm hữu quyền tài sản. Tuy nhiên quan điểm này chưa hẳn đã chính xác. Quyền tài sản là loại tài sản rất dễ bị xâm phạm vì nó mang tính vơ hình nên mặc dù chủ sở hữu đã có hành vi bảo vệ quyền của mình nhưng vẫn có thể bị các chủ thể khác chiếm hữu và sử dụng. Điều này đặc biệt rõ ràng đối với các quyền SHTT. Chủ sở hữu sáng chế có thể quản lý mọi hoạt động liên quan đến sáng chế của mình nhưng vì đã được bộc lộ cơng khai trong quá trình đăng ký quyền sở hữu nên khơng thể kiểm sốt hết khả năng các chủ thể khác sử dụng sáng chế của mình. Trong trường hợp phát hiện ra việc sử dụng trái phép của các chủ thể khác, chủ sở hữu đối với sáng chế có quyền sử dụng các biện pháp luật định để bảo vệ quyền của mình. Chính vì vậy quan điểm khác cho rằng việc vợ, chồng quản lý, bảo vệ quyền tài sản của mình ccó thể được coi là thực hiện hành vi chiếm hữu.
Vấn đề vợ, chồng sử dụng, định đoạt quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng cũng có nhiều điểm đặc thù. Về nguyên tắc vợ, chồng có quyền ngang nhau trong việc sử dụng, định đoạt quyền tài sản thuộc sở chung. Đối với tài sản hữu hình thì việc sử dụng có thể dễ dàng nhận biết nhưng đối với một số tài sản vơ hình thì việc sử dụng của các chủ thể rất khó có thể nhận biết. Ví dụ: đối với sáng chế, chủ sở hữu có thể đồng thời cho phép nhiều chủ thể khác nhau sử dụng sáng chế của mình. Nếu quyền đối với sáng chế thuộc sở hữu chung của vợ, chồng thì một trong hai người rất khó kiểm sốt liệu người kia có khai thác và sử dụng quyền đối với sáng chế riêng hay không. Vậy với mọi giao dịch liên quan đến quyền tài sản có cần
47
thiết phải có sự thể hiện ý chí chung của cả hai vợ chồng hay khơng? Trong nhiều trường hợp vợ, chồng không thể cùng thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với quyền tài sản mặc dù quyền tài sản đó là tài sản chung, ví dụ quyền đối với phần vốn góp trong cơng ty có tư cách pháp nhân; quyền phát sinh trong các hợp đồng… từ đó sẽ yêu cầu có sự đại diện của vợ hoặc chồng cho người còn lại thực hiện quyền của chủ sở hữu. Vấn đề đại diện cũng thể hiện đặc điểm của sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất (phần quyền của mỗi người không thể xác định rõ ràng) nên vợ, chồng khơng thể tự mình sử dụng, định đoạt phần quyền của mình đối với quyền tài sản mà phải cùng nhau thực hiện hoặc thông qua việc ủy quyền cho nhau. Từ đặc điểm này của sở hữu chung đối với quyền tài sản sẽ làm phát sinh rất nhiều vấn đề trên thực tế và đó cũng chính là vấn đề mà pháp luật phải giải quyết.