Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các qui định về hơn nhân và gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong các văn bản luật. Theo các tài liệu còn được lưu giữ đến ngày nay của chế độ phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII thì bộ Quốc triều hình luật được ban hành dưới triều Lê trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497) và Hoàng Việt luật lệ ban hành dưới chiều Nguyễn (1812) là các bộ luật điển hình của chế độ phong kiến Việt Nam đều có các qui định về vấn đề hơn nhân gia đình, tuy nhiên chế độ tài sản của vợ chồng không được quy định như một chế định riêng rẽ.
Trong xã hội phong kiến Việt Nam trước đây, Khổng giáo giữ vai trò chủ đạo, chi phối các hành vi ứng xử trong các quan hệ hôn nhân và gia đình: tình nghĩa vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và các con... Tình nghĩa vợ chồng buộc người vợ phải tuyệt đối “trung thành” với chồng, phải sinh con (đặc biệt là con trai) để có người nối dõi, phụng sự lợi ích của gia đình nhà chồng. Trong gia đình truyền thống ở Việt Nam, yếu tố tình cảm, với những lợi ích về tinh thần được coi trọng hơn là các yếu tố tài sản, với quan niệm “trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, sinh đẻ, giáo dục con, vì lợi ích của các con vì vậy, tồn bộ tài sản mà vợ chồng tạo dựng được hợp nhất thành một khối để gia đình sử dụng vào việc ni dưỡng các con, để lại cho các con khi cha mẹ chết. Qua nghiên cứu các quy định liên quan đến vấn đề tài
53
sản của vợ chồng trong Quốc triều hình luật và Hồng Việt luật lệ, cũng như các tục lệ được thực hiện trong xã hội phong kiến, có thể thấy rằng, chế độ tài sản của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam được pháp luật quy định là chế độ cộng đồng tồn sản điều này có nghĩa là tồn bộ tài sản mà vợ chồng tạo dựng trong thời kì hơn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Chế độ tài sản này được áp dụng duy nhất cho các quan hệ vợ chồng. Cổ luật Việt Nam không thừa nhận bất kỳ sự thỏa thuận nào của vợ chồng đối với tài sản.
Qua các quy định rải rác trong các bộ luật, chúng ta có thể thấy rằng tài sản chung của vợ chồng bao gồm các tài sản là động sản (Quốc triều hình luật gọi là phù vật) và các bất động sản (điền sản). Trong đó điền sản được coi là tài sản chủ yếu, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu do đó Quốc triều hình luật và Hồng Việt luật lệ đã quy định thành phần khối tài sản chung của vợ chồng gồm ba loại :
Một là, phu điền sản (tài sản của chồng); Hai là, thê điền sản (tài sản của vợ);
Ba là, tần tảo điền sản (những tài sản mà vợ chồng làm ra trong thời kì hơn nhân).
Tài sản của vợ hoặc chồng là tài sản mà mỗi người có được trước thời kỳ hơn nhân, thường do cha mẹ chia cho hoặc được thừa kế của người trong họ. Song việc phân định ra ba loại tài sản trên chỉ được đặt ra khi hôn nhân chấm dứt do một bên vợ hoặc chồng chết trước mà giữa họ khơng có con hoặc khi ly hôn không do lỗi của người vợ cịn trong đời sống hơn nhân thì tất cả các tài sản này đều thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Mặc dù là đồng sở hữu nhưng quyền của người vợ và chồng đối với khối tài sản chung đó rất khác nhau. Người chồng được coi là chủ gia đình có quyền quản lý và có quyền quyết định cao nhất đối với tài sản chung đó và chỉ có người chồng mới có quyền định đoạt tài sản của gia đình. Tuy nhiên, pháp luật thời Lê cũng dành cho người vợ được tham gia vào việc quản trị tài sản chung của vợ chồng; người vợ được tự do hành động trong các nhu cầu gia vụ đảm bảo đời sống chung của gia đình. Sự đồng ý của người chồng trong các trường hợp này là mặc nhiên. Đặc biệt đối với các giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị
54
của vợ chồng (điền sản) thì đều phải có sự thỏa thuận đồng ý của hai vợ chồng. Trong các văn tự cổ như mua, bán, cầm cố tài sản liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là “điền sản” thì đều phải có chữ kí của hai vợ chồng: hoặc trường hợp người chồng sử dụng tài sản chung không đảm bảo quyền lợi của các con và lợi ích của gia đình thì người vợ cũng có quyền phản đối. Điều này thể hiện trong chừng mực nhất định, người vợ được “bình đẳng” cùng người chồng định đoạt tài sản chung. Quy định này của pháp luật nhà Lê tiến bộ hơn hẳn so với pháp luật Trung Quốc cùng thời, coi người vợ hoàn tồn vơ năng lực, phụ thuộc người chồng một cách tuyệt đối. Tuy nhiên điểm tiến bộ này của Quốc triều hình luật lại khơng được ghi nhận trong Hồng Việt luật lệ. Vì Hồng Việt luật lệ được sao chép nguyên văn luật của nhà Thanh nên pháp luật thời lỳ này cho phép người chồng có tồn quyền định đoạt tài sản gia đình, người chồng là chủ sở hữu duy nhất đối với khối tài sản đó và người vợ bị coi là vô năng lực.
Trước cách mạng tháng 8/1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa thực dân phong kiến. Dưới ách cai trị của thực dân Pháp, nước ta bị chia thành ba miền với chế độ chính trị khác nhau. Để củng cố địa vị thống trị của mình đồng thời duy trì quan hệ sản xuất phong kiến đã tồn tại lâu đời ở nước ta nên mỗi miền chúng áp dụng một bộ luật riêng để điều chỉnh các xã hội trong đó có quan hệ hơn nhân và gia đình.
Ở Bắc kỳ áp dụng BLDS năm 1931 (Dân luật Bắc kỳ)
Ở Miền Trung áp dụng BLDS năm 1936 (Dân luật Trung kỳ)
Ở Nam kỳ cho ban hành tập Dân luật giản yếu năm 1883 (Dân luật giản yếu Nam kỳ)
Nhìn chung, những quy định của pháp luật thời kỳ này nhằm điều chỉnh các quan hệ hơn nhân và gia đình đã mang những sắc thái mới so với cổ luật phong kiến Việt Nam. Bên cạnh những tục lệ tồn tại trong xã hội từ lâu đời, nhà làm luật đã phỏng theo BLDS Pháp (1804) khi quy định về chế độ hơn nhân và gia đình, trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng. Vấn đề tài sản giữa vợ chồng đã có những quy định cụ thể trong các BLDS Bắc kỳ năm 1931 và Dân luật Trung kỳ năm 1936. Đối
55
với tập Dân luật giản yếu ngày 03/10/1883 áp dụng ở Nam kỳ khơng có đoạn nào nói về tài sản của vợ chồng. Thời kì đầu, các án lệ tại Nam kỳ đã áp dụng theo quan niệm người vợ có của riêng và chế độ hôn sản theo tục lệ là chế độ cộng đồng tài sản, nhưng sau đó các án lệ lại đổi hướng khơng cơng nhận quyền có tài sản riêng của người vợ. Chế độ tài sản của vợ chồng tại Nam kỳ dựa trên các nguyên tắc: Người vợ khơng có của riêng, tất cả các tài sản trong gia đình đều thuộc sở hữu và quyền quản lý của người chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng như sau khi vợ chết.
Tại Bắc và Trung kỳ, ảnh hưởng của BLDS Pháp (1804) thể hiện trong nhà làm luật dự liệu chế độ tài sản ước định, và áp dụng nguyên tắc bất di, bất dịch của chế độ tài sản của vợ chồng theo hôn ước. Quy định về hôn ước lần đầu tiên được dự liệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam tuy nhiên quy định này tỏ ra là không phù hợp với tục lệ truyền thống của gia đình người Việt Nam; nên mặc dù được hai bộ Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ dự liệu, các cặp vợ chồng thường không thỏa thuận lựa chọn chế độ tài sản theo hôn ước.
Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận lập hôn khế, hai bộ luật Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ đều dự liệu chế độ tài sản pháp định để áp dụng cho họ đó là chế độ cộng đồng tồn sản. Theo tục lệ của người Việt Nam mọi tài sản trong gia đình đều là tài sản chung và đều để dành cho các con cháu. Dân luật bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ đã chấp nhận tục lệ này khi quy định khối tài sản chung của vợ chồng bao gồm tất cả các của cải và hoa lợi của chồng cũng như của vợ hợp thành. Mặc dù vợ hoặc chồng có thể có tài sản riêng từ trước khi kết hôn, nhưng kể từ khi kết hơn và trong suốt thời kỳ hơn nhân thì các tài sản riêng đó được hợp nhất thành khối tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, đó chỉ là sự hợp nhất tạm thời trong thời kỳ hơn nhân. Chỉ có những tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung chính thức. Khi hơn nhân chấm dứt thì các tài sản riêng của vợ, chồng đã được hợp nhất tạm thời vào khối tài sản chung của vợ chồng lại được tách ra để chia theo nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì bên đó có quyền lấy lại, còn đối với tài sản chung sẽ được chia đôi cho vợ và chồng.
56
Một điểm cần lưu ý là vào thời kỳ này, Dân luật Bắc kỳ, Dân luật Trung kỳ và Dân luật giản yếu Nam kỳ đều thực hiện chế độ đa thê, cho phép người chồng lấy nhiều vợ. Tuy nhiên, trong trường hợp người chồng lấy vợ lẽ, chế độ tài sản được áp dụng cũng khơng khác gì so với trường hợp của người chồng với vợ cả, vì dù vợ lẽ có lập hơn thú hợp pháp hay khơng thì tài sản vợ lẽ cũng riêng biệt hẳn với tài sản người chồng.
Điều 111 Dân luật Bắc kỳ và Điều 109 Dân luật Trung kỳ dự liệu khối tài sản cộng đồng phải gánh chịu tất cả các khoản nợ của chồng, dù vay từ trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân, không phân biệt là do ký kết hợp đồng hoặc do hành vi phạm pháp mà gây ra thì đều phải coi là nợ của hai vợ chồng và do khối cộng đồng phải gánh chịu. Đối với việc quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản của gia đình, dựa theo BLDS pháp (1804) đã coi người đàn bà lấy chồng là “vô năng cách”; Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ đều dự liệu trong việc quản lý và định đoạt tài sản chung của gia đình thì cần có sự phân biệt về quyền hạn của vợ và của chồng theo từng trường hợp cụ thể:
Một là, việc mà vợ chồng có thể tự mình thực hiện là đối với những nhu cầu chung của gia đình, vợ hoặc chồng đều có thể đại diện cho gia đình để giao dịch và khối tài sản cộng đồng được đảm bảo cho các giao dịch do vợ chồng kết ước với người khác.
Hai là, việc phải do cả hai vợ chồng cùng thực hiện: Theo Điều 109 Dân luật Bắc kỳ và Điều 107 Dân luật Trung kỳ thì ngồi việc quản lý thường, vợ và chồng muốn định đoạt tài sản chung phải cùng nhau thỏa thuận, sự đồng ý có thể là cơng nhiên hoặc là mặc nhiên.
Ba là, việc một mình chồng là được, cịn vợ phải xin phép chồng: Theo Điều 98 Dân luật Bắc kỳ và Điều 104 Dân luật Trung kỳ thì đối với các việc như lập hội, vay mượn, thuê mướn, đi kiện… người chồng có quyền tự mình thực hiện; ngược lại, người vợ chỉ thực hiện nếu chồng cho phép; sự cho phép của người chồng có thể là cơng nhiên hoặc mặc nhiên.
57
Bốn là, đặc quyền của người chồng khi định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Theo đoạn 2 Điều 109 Dân luật Bắc kỳ và đoạn 2 Điều 107 Dân luật Trung kỳ thì người chồng có thể định đoạt tài sản chung khơng cần vợ bằng lịng cũng được, miễn là dùng vào việc có lợi ích cho gia đình, trừ bất động sản là tài sản riêng của vợ.
Bên cạnh đó, pháp luật cịn dự liệu về phương thức bảo vệ khối tài sản của gia đình. Theo Điều 100 Dân luật Bắc kỳ và Điều 98 Dân luật Trung kỳ thì người vợ một mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung của gia đình thì người chồng có quyền thu hồi một phần hoặc tồn bộ quyền của người vợ. Trường hợp người chồng không chu cấp để ni dưỡng vợ, con hoặc có hành vi phá tán tài sản của gia đình thì người vợ có quyền u cầu Tịa án cấm người chồng sử dụng kỷ phần của mình và tất cả các tài sản do người vợ hành nghề mà có. Tịa án có thể cho phép người vợ được quản lý, hưởng dụng tài sản đó (Đìều 110 Dân luật Bắc kỳ, Điều 108 Dân luật Trung kỳ).
Về việc chia tài sản chung của vợ chồng, pháp luật thời kỳ này đã dự liệu một vài trường hợp và nguyên tắc phân chia. Án lệ tại Nam kỳ và hai bộ Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ đã áp dụng thuyết “Cộng đồng tiếp tục” trong trường hợp vợ hoặc chồng chết trước. Trong trường hợp vợ, chồng ly hôn theo Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ thì khối cộng đồng tài sản sẽ được phân chia. Tuy nhiên, việc áp dụng quan niệm khối cộng đồng tài sản được xây dựng để cho các con, do vậy, pháp luật phân biệt hai trường hợp: vợ, chồng ly hơn mà có con chung hoặc khơng có con chung với nhau. Tùy theo từng trường hợp mà áp dụng nguyên tắc phân chia khác nhau.
Nhìn chung pháp luật về hơn nhân gia đình thời kỳ Pháp thuộc ở nước ta đã có những quy định khá cụ thể và đầy đủ về quan hệ tài sản giữa vợ chồng, tuy nhiên các quy định này vì chịu ảnh hưởng của luật Pháp nên có những quy định khơng phù hợp với xã hội Việt Nam, đồng thời các quy định đó cũng mang nặng tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ nên đã không đảm bảo được quyền lợi của người
58
phụ nữ trong gia đình, tạo ra sự bất bình đẳng lớn. Đây chính là những hạn chế của pháp luật thời kỳ này.