2.1. Bệnh loét mắt chim câu
Vết loét thường bắt đầu từ các sây sát trên da, tổn thương ban đầu là các nốt sần không đau ở bàn, ngón, mu bàn chân, bàn tay, cổ cẳng tay, các khớp đốt bàn... đường kính thường nhỏ dưới lem, bờ vết loét có thành cao dựng đứng như giếng (chrome ho le) đáy có vẩy màu hồng sáng, bờ sưng nề thâm tím, loét kéo dài có thể tới xương, có trường hợp phải tháo khớp, cắt cụt, bờ tròn đều ngắn, đáy long lanh màu hồng sáng giống mắt chim câu, khi khỏi để lại sẹo lõm tròn đều, các vết loét Crôm đã được Cumming mô tả từ 1827.
2.2. Loét thủng vách ngăn mũi
Do tính dễ hoà tan trong nước của một số hợp chất Crôm hoá trị 6, trong quá trình lao động do tiếp xúc với không khí có nồng độ Crôm cao dưới dạng sương khói, khí dung, hàn hơi nên vị trí các vết loét thường từ 0,5 - 0,6 cm cách bờ trước vách mũi và chỉ thấy tại vùng sụn ở mũi. Người ta giải thích vết loét phát sinh do Crôm đọng ở chỗ mà niêm mạc ít được máu nuôi dưỡng, loét cả hai bên và có thể dẫn đến thủng vách ngăn. Hơi và bụi Crôm gây nên hiện tượng viêm, loét nhưng thường không gây khó chịu cho người bệnh, mà bệnh được khám phát hiện ra như một tai biến. Đầu tiên
thường biểu hiện như một viêm mũi cấp, với niêm mạc bị kích thích đỏửng, tiết dịch nhầy và xung huyết, có vẩy dính, khó chịu hay hắt hơi, bệnh nhân hay ngoáy mũi cậy vảy gây sây sát bội nhiễm, và sau hai đến ba tuần vách ngăn thủng, các lớp vẩy long thủng gồm các mảnh hoại tử từ sụn vách ngăn. Tổn thương tiếp tục loét rộng và kéo dài 2 - 3 tháng, lúc đầu khứu giác còn tốt, tiếp theo niêm mạc mũi khô, khứu giác giảm, lỗ thủng to gây hiện tượng huýt sáo, khi hít thở sâu khó chịu.
Năm 1902 Legge khám trên 176 công nhân sản xuất khít bicromat thấy 126 trường hợp thủng vách ngăn mũi, 20 trường hợp loét vách ngăn và chỉ có 30 trường hợp bình thường và Legge đã lý giải đó là có sự miễn dịch của 30 trường hợp này, thời gian gây loét và thủng được ghi nhận ở những công nhân mới tiếp xúc với Crôm là từ 6 - 12 tháng (thời gian đầu của bệnh nghề nghiệp).
2.3. Viêm da tiếp xúc
Viêm da cấp tính do Crôm có biểu hiện đỏ bừng, sưng nề là những ban sản phù màu đỏ, sau 2, 3 ngày ban có màu thẫm, cuối cùng còn lại những mụn nước bằng đầu ghim thường ở các vùng da hở, các nơi tiếp xúc, tổn thương ngứa và đau. Theo các tác giả cho rằng cơ chế như sau: Crôm 6 qua da xâm nhập vào nhú bì kết hợp với protein tạo thành phản ứng phức hợp kháng nguyên kháng thể gây hiện tượng dịứng, bệnh tái phát khi tiếp xúc trở lại, bệnh tiến triển nếu không được cách ly và trở thành chăm hoá.
2.4. Chăm tiếp xúc
Bệnh do Crôm gây nên gặp ở nhiều ngành nghề khác nhau như: Mạ Crôm, sản xuất bột màu, thuộc da, sản xuất muối Crôm... nhưng thường gặp và điển hình nhất là bệnh chậm xi măng còn gọi là ghẻ xi măng.
Theo Chabrat, Ampheux và Robin chàm xi măng chiếm từ 20 - 60% trong tổng số bệnh da nghề nghiệp và 49% trong số bệnh da ngành xây dựng. Nguyên nhân gây bệnh phức tạp, trước đây luôn là vấn đề bàn luận tranh cãi, mãi đến năm 1944 Schreus nhận thấy rằng chất Crôm trong xi măng đã gây cho 35% số công nhân tiếp xúc với xi măng bị dịứng, nhưng cố gắng để phát hiện chất Crôm trong xi măng thì chưa có kết quả, cho đến năm 1950 Jacgen và Pellon đã chứng minh được bằng thực nghiệm trên da với khu bicrômat 0,5% cho những bệnh nhân bị chấm do tiếp xúc với xi măng và nhận thấy Crôm có trong xi măng với tỷ lệ 1/ 1.000.000. Năm 1955, Tara định lượng 12 mẫu xi măng có nguồn gốc khác nhau, lượng Crôm hoà tan được định lượng bằng phương pháp Cazaneuve thu được kết quả từ 0 - 0,25ppm (53 có trong 1.000 kg xi măng) là một lượng hết sức nhỏ. Năm 1958, Jonshon và Calman phát hiện vôi và đất sét là hai nguyên liệu chính để sản xuất xi măng và chứa Crôm hoá trị 3, sau khi nung ở nhiệt độ từ 1400 - 14500C biến thành Crôm hoá trị 6, và đây chính là nguyên nhân gây bệnh.
Đến nay người ta đã phân tích và biết được Crôm có trong xi măng từ: - Vòng bi hợp kim của máy xay nghiền.
- Thành phần hợp kim trong lò nung. - Trong đất sét.
- Trong đá vôi.
- Trong các chất phụ gia... Crôm trong xi măng khác nhau và phụ thuộc vào lượng Crôm trong các loại nguyên liệu thô.
Cơ chế bệnh sinh:
Mối liên quan giữa chăm xi măng và sự mẫn cảm của da với Crôm đã được xác lập từ những năm 1950. Sự nhạy cảm của Crôm 6 hoà tan trong xi măng theo Christian Avnstorp thì hơn 2ppm muối Crôm hoà tan trong xi măng có thể gây nên quá mẫn và nồng độ ngưỡng được ghi nhận là xấp xỉ lppm. Ở Đức (Đông Đức) nồng độ muối Crôm trong xi măng cần thiết làm tăng mẫn cảm được xác định từ 0,4 - 24 ppm và trong nghiên cứu gần đây ở Sanfrancisco (Mỹ) nồng độ hoà tan của Crôm trong xi măng chỉ là 0,1ppm cũng gây nên 1/3 số thợ trẻ có biểu hiện chàm nhẹ.
Tuy ngưỡng Crôm hoà tan trong xi măng gây mẫn cảm da ở các nước có khác nhau nhưng đều là nồng độ rất thấp từ 0,1 - 24ppm. Tác hại chính của xi măng gây bệnh da được thống nhất theo sơđồ sau:
Crôm 3 trong nguyên liệu... + nhiệt độ lò nung 1400 - 14500C → crôm 6 + Tính kiềm của xi măng → tổn thương cơ bản.
Đặc điểm lâm sàng:
Đầu tiên da khô, viêm đỏ và dần dần trở nên dày, nứt kẽ, bong vảy, có trường hợp tổn thương là những yết trợt ở các vị trí tiếp xúc với chất kiềm của xi măng ướt hoặc bụi xi măng.
Bệnh thường bắt đầu ở các ngón tay, tổn thương khu trú ở mặt duỗi, các ngón giữa, ngón chở, xung quanh móng, hay kèm ngứa nhất là về ban đêm như ghẻ nên gọi là ghẻ xi măng, bệnh có thểđỡ và khỏi nếu được cách ly. Nếu không được cách ly và điều trị các tổn thương phía mu ngón tay phù nề, các mụn nước liên kết thành đám xen lẫn các tổn thương chảy nước và các đám dày da, trợt da, rạn chân chim. Mặt trước các ngón, cảng, cổ tay cũng bị tổn thương với các ban đỏ, kết vẩy rất dễ bội nhiễm làm bệnh nặng thêm. Bệnh hay tái phát nhất là lúc tiếp xúc lại với xi măng, bệnh có thể lan rộng ra ngực, cổ, 2 chi dưới. Đi găng, ủng bệnh nặng thêm do ẩm ướt. Vị trí tổn thương thường gặp là những vùng da hở và những nơi tiếp xúc.
2.5. Ung thư da
Từ năm 1890 Neuman lần đầu tiên đã mô tả một trường hợp ung thư mũi của một công nhân 47 tuổi ở Scotland có 20 năm tiếp xúc với muối Crôm với thể ung thư biểu mô ở người đã có tổn thương vách ngăn. Trên thực nghiệm thấy bicromat kim gây ung thư cao nhất (phương pháp tiêm truyền qua phúc mạc). Người ta thấy Crôm và hợp