Có nhiều bệnh sạm da do các nguyên nhân khác nhau, cần phân biệt với các bệnh chính hay gặp sau:
4.1. Bệnh Addison
- Da sạm toàn thân nhưđồng, sạm cả đường tràng giữa, đường chỉ lòng bàn tay, có khi cả niêm mạc miệng (trong má, môi, lợi, hàm ếch).
- Xét nghiệm: 17 cetosteroit trong nước tiểu 24 giờ thấp chỉ từ 1 - 2 mô, bình thường 10 - 15mg ở nam giới và 6 - 12 ở nữ giới.
4.2. Sạm da do xơ gan ứ sắt
Là bệnh sạm da trong bệnh nhiễm sắc tố do ứđọng sắt ở các mô nội tạng, nhất là trong gan làm gan xơ.
Da sạm màu nâu, đôi khi như chì, nhưng trong lòng bàn tay, gan bàn chân không bị sạm. Có biểu hiện vàng da do xơ gan và 60% đi kèm đái tháo đường.
Xét nghiệm: Chức năng gan giảm.
4.3. Dải sạm da trán
Dải sạm da có hình vòng cung hoặc hình nhẫn đặc biệt trải từ thái dương bên này sang thái dương bên kia, thường mắc ở phụ nữ có bệnh thần kinh mạn tính và các bệnh nội tiết, bệnh đường ruột mạn tính.
- Không có tiếp xúc với chất quang động.
- Các kỹ thuật thử nghiệm da có giá trị phân biệt để chẩn đoán.
4.4. Bệnh sạm da Riehl
Da thường sạm ở các vùng hở, đối xứng ở 2 thái dương, trán, má, xung quanh miệng, mũi, mắt, nguyên nhân không rõ và không có tiếp xúc với chất quang động, có thiên hướng cho rằng do thiếu dinh dưỡng và yếu tố thần kinh. Về mô học cấu tạo vùng sạm da thấy tăng hắc tố ở lớp tế bào nhú bì, thường kèm ở lớp tế bào gai, lớp tế bào dát loạn sản ở mức độ khác nhau và giảm hắc tố.
4.5. Sạm da quanh miệng của Brocq
Da sạm đối xứng quanh cầm, rãnh mũi má, miệng, thường kèm rối loạn tiêu hoá, thần kinh.
4.6. Sạm da do nhiễm độc thuốc, mỹ phẩm
- Có tiền sử dùng thuốc, mỹ phẩm.
- Thường là sạm da lan rộng, ngứa, chảy nước, nhiễm độc dịứng.
4.7. Rám má
- Vị trí thường gặp ở má, hình cánh bướm có tính đối xứng, tăng giảm từng đợt, đôi khi kèm cả sạm da đường trắng giữa, núm vú, âm đạo.
- Liên quan đến thai sản, kinh nguyệt, các bệnh thần kinh, phụ khoa mạn tính và một số bệnh ký sinh trùng.
4.8. Tàn nhang
Là những chấm sắc nho nhỏ không đồng đều, ở khắp các vùng của cơ thể, chấm thâm da rõ, thường tập trung ở mặt, 2 bên mũi và má có hình đối xứng, có cấu tạo mô học đặc biệt. Tàn nhang là một sự tích tụ hắc tố ở lớp tế bào đáy biểu bì có khi cả lớp tế bào gai và một phần trung bì, có biểu hiện của yếu tố gien trội.