ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH 5.1 Điều trị

Một phần của tài liệu VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 6 ppt (Trang 26 - 28)

5.1. Điều trị

- Tại chỗ: Bôi Salicylic 2 - 3% làm bong vẩy. - Bôi sát bột bạch phục linh tán nhỏ.

- Bôi kem Quinin 5%

- Thuỷ châm: Chọn huyệt vị tuỳ theo vùng da sạm, thường dùng vitamin B12 và Novocain hoặc H3 từ 5 đến 10ml/ngày, thuỷ châm mỗi huyệt vị 0,5 - 2 ml mỗi đợt 20 lần, mỗi đợt cách nhau 7 ngày.

- Tiêm ascorvit liều cao là - 1,5 g/ngày vào tĩnh mạch, điều trị 2 đợt mỗi đợt 20 lần tiêm, mỗi đợt cách nhau 7 ngày.

- Uống Mêthionin, dầu cá, vitamin C liều cao, B1, B6, PP. - Kháng Histamin tổng hợp.

5.2. Phòng bệnh

- Thay đổi nguyên vật liệu hoặc công việc để tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh.

- Cải thiện điều kiện môi trường làm việc như: thông gió, hút bụi, hơi khí độc, khép kín dây chuyền sản xuất, tránh đổ vãi dây dính, dầu mỡ, bụi than...

- Trang bịđầy đủ và sử dụng có hiệu quả các phương tiện phòng hộ.

- Hạn chế, tránh tiếp xúc với nắng như thay đổi giờ làm việc hợp lý, làm lều che chắn nắng cho người lao động khi làm việc ngoài trời và dùng một số thuốc bảo vệ da.

BNH DA DO CRÔM 1. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG

ới đặc tính lý, hoá và ưu thế của Crôm và các hợp chất của nó nên Crôm ngày càng được sử dụng rộng rãi, và cũng chính vì thế tác hại nghề nghiệp của Crôm cũng ngày càng nhiều. Việc nghiên cứu quá trình ô nhiễm và ảnh hưởng xấu của Crôm cần được quan tâm vì các hợp chất Crôm hoá trị 6 dù chỉ với một lượng nhỏ cũng là nguyên nhân gây tác hại nghề nghiệp. Crôm là kim loại có rất nhiều đặc tính kỹ thuật như: độ cứng rắn lớn, ít bịăn mòn, dễ tan trong axít clohyđric và axít sunfuric, tỷ trọng 6,92, áp suất hơi 0,246 mmHg, nóng chảy ở 1890C, sôi ở 24820C. Trong thiên nhiên Crôm chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất là Crômit (FeO Cr2O3) trong quặng, Crôm còn chứa ôxit crômic, sunfat crôm... Crôm hoá từ 6 có tính ôxy hoá mạnh đó cũng là nguyên nhân gây bệnh của Crôm đối với cơ thể con người. Một số hợp chất Crôm được sử dụng và thường gặp trong công nghiệp là:

- Oxit crômic (Cr2O3): Màu Xanh lam, không hoặc ít tan trong nước, rượu, axít và kiềm.

- Sunfat crôm Cr2(SO4): Màu ve thẫm, tan trong nước, hút ẩm, đun nóng phân giải thành axit crômic.

- Nam bicrômat (Na2Cr2O7.2H2O): Màu da cam sáng, dễ tan trong nước. - Kim bicromat (K2Cr2O4): Màu đỏ Xám, tan trong nước.

- Anhydric crômic (CrO3): ở trạng thái tinh thể, có màu đỏ thẫm, dễ hút ẩm, nóng chảy ở 1970C, tỷ trọng 2,8, ở 200C hoà tan 65,47% trong nước và tạo thành axit crômic, anhydric là chất oxy hoá mạnh được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong công nghệ mạ, chế tạo ắc-quy, luyện kim, sản xuất nến, sáp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc nổ, pháo hoa, diêm, keo dán, xi măng, đồ gốm, muối crôm, bột màu, men sứ, thuỷ tinh, bản kẽm, cao su, gạch chịu lửa, xà phòng, hợp kim nhôm, xây dựng, mạ điện, mạ Crôm... là những công việc có nguy cơ bị mắc bệnh cao. Người lao động phải tiếp xúc, hít thở, dây dính với Crôm hoặc hợp chất Crôm thì các loại bệnh như: loét da, loét thủng vách ngăn mũi, viêm da tiếp xúc, chăm tiếp xúc... đều có thể xuất hiện.

Theo Fomenko V.N và Gluchenko V.I bệnh da nghề nghiệp do Crôm là 18,80%. Theo Tara người lao động bị bệnh nghề nghiệp có liên quan đến xi măng là 20,80%.

Theo tài liệu của Viện y học lao động và vệ sinh môi trường các bệnh ngoài da ở công nhân tiếp xúc với Crôm và hợp chất Crôm như sau:

Ngành nghề Tổn thương Ngành mạ Sản xuất xi măng Sử dụng xi măng Loét da 45,85% 14,84% 20,32% Loét vách ngăn mũi 17,31% viêm da, chăm tiếp xúc 13,93% 11,30% 8,12%

Crôm xâm nhập vào cơ thể theo 3 đường: hô hấp, tiêu hoá và đường da. Qua nghiên cứu người ta thấy Crôm có vai trò sinh học như chuyển hoá glucoza. Với hàm lượng cao Crôm làm kết tủa protein, các acid nucleic và ức chế hệ thống men cơ bản. Dù xâm nhập vào cơ thể theo bất cứ đường nào Crôm cũng được hoà tan trong máu, sau đó được chuyển vào hồng cầu và sự hoà tan trong hồng cầu nhanh hơn 10 - 20 lần. Từ hồng cầu Crôm được chuyển vào các tổ chức, phủ tạng, Crôm gắn với sedero filing albumin và giữ lại ở phổi, xương, thận, gan, phần còn lại thải qua phân và nước tiểu. Theo Macuso trên cơ sở tìm thấy 400µg % ở phổi 250µg % ở gan, theo Holstein thấy 85µg % ở phổi, 2µg % ở thận, 8µg % ở gan và 10µg % ở máu, từ các cơ quan phủ tạng Crôm lại được hoà tan dần vào máu và được đào thải qua nước tiểu từ vài tháng đến vài năm, do đó nồng độ Crôm trong nước tiểu và máu biến đổi nhiều, kéo dài vì thế chỉ số Crôm trong nước tiểu và máu chỉ có ý nghĩa đánh giá mức tiếp xúc nghề nghiệp của Crôm.

Một phần của tài liệu VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 6 ppt (Trang 26 - 28)