6 Kiểm tra vết thương

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNHMÔ ĐUN: PHÒNG, TRỊ BỆNH NGOẠI KHOA THÚ YNGHỀ: THÚ YTRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Trang 42 - 49)

Kiểm tra bên ngoài: quan sát trạng thái của da, niêm mạc, vị trí, kích thước vết thương; kiểm tra mức độ phù, màu sắc dịch viêm.

Kiểm tra bên trong: dùng que thăm dò hay xông để xác định đường đi, hang ổ, độ sâu vết thương. Đối với vết thương vùng ngực, bụng cần chú ý tránh gây tổn thương cơ quan nội tạng.

- Quan sát trạng thái thành, vách vết thương; xem xét trạng thái hàng rào hạt. - Kiểm tra vật lạ.

- Kiểm tra dịch viêm: xác định pH vết thương từ đó lựa chọn dung dịch sát trùng thích hợp.

- Kiểm tra tế bào học: rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý, lấy phiến kính áp vào bề mặt mô bào, để khô, nhuộm giemsa quan sát bạch cầu. Nếu thấy có nhiều bạch cầu ái trung, nhiều vi khuẩn thì vết thương đang ở giai đoạn viêm cấp, các tổ chức mô bào trong vết thương đang bị huỷ hoại. Nếu có nhiều đại thực bào, nguyên bào sợi, ít vi khuẩn và bạch cầu ái trung thì vết thương đang ở trong giai đoạn hồi phục.

- Đối với vết thương lâu lành: cần làm kháng sinh đồ giúp tìm được kháng sinh thích hợp cho việc tiêu diệt vi khuẩn vết thương.

- Kiểm tra mủ trong vết thương: mủ có trạng thái, tính chất khác nhau tuỳ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Qua trạng thái, tính chất của mủ có thể sơ bộ chẩn đoán vết thương nhiễm trùng do loại vi khuẩn nào; mủ mùi tanh, sền sệt, màu vàng chanh là do tụ cầu khuẩn; mủ do liên cầu khuẩn gây ra có màu vàng xẫm, mùi thối, lỏng, lẫn tổ chức; mủ loãng, màu máu cá, mùi hôi thối đặc biệt, lẫn bọt khí là do vi khuẩn yếm khí.

5.7. Điều trị* Ðiều trị cục bộ * Ðiều trị cục bộ

- Sơ cứu vết thương: Sơ cứu vết thương hay còn gọi là cấp cứu vết thương được thực hiện khi chưa có đủ điều kiện để điều trị vết thương một cách triệt để.

Cầm máu: trước tiên phải cầm máu cho gia súc. Bất cứ vết thương nào cũng gây chảy máu; mất máu nhiều làm giảm sức đề kháng, nguy cơ nhiễm trùng cao; mất máu nhiều với thời gian ngắn con vật dễ rơi vào trạng thái sốc, thậm chí dẫn đến cái chết của vật nuôi. Có nhiều phương pháp cầm máu. Có thể dùng băng, gạc ép vào vết thương; dùng panh kẹp mạch máu; buộc ga rô; dùng tay. Để cầm máu triệt để: thấm ép, xoắn vặn, thắt bằng chỉ, đốt.

Làm sạch bên ngoài: cắt, cạo sạch lông xung quanh vết thương, rộng gấp 3-4 lần vết thương. Rửa sạch phần da đã cắt, cạo lông bằng xà phòng và nước sạch sau đó sát trùng xung quanh bằng: cồn iod 5%, NaCl 5%, rivanol 0,3% hay H2O2. Làm sạch bên trong vết thương: tiến hành sau khi làm sạch bên ngoài. Dùng panh gắp các vật lạ trong vết thương ra (nếu có những vật lạ rất nhỏ thì lấy vải gạc thấm). Cắt bỏ các tổ chức không còn khả năng sống. Rửa sạch bên trong vết thương bằng các dung dịch sát trùng: cồn iod 5%, NaCl 5%, rivanol 0,3% hay H2O2. Nếu vết thương có mạch lâm ba bị đứt thì rửa bằng dung dịch cồn 900.

- Ðiều trị vết thương mới:

Xử lý cơ giới: mở rộng ngay những vết thương sâu, miệng hẹp, nhất là những vết thương nghi nhiễm vi khuẩn yếm khí. Cắt bỏ từng phần vết thương, nhằm đơn giản hóa vết thương; thanh toán các hang, ổ, túi nếu có; cắt bỏ những mô bào không có khả năng sống.

Xử lý hóa học: đây là phương pháp phổ biến nhất. Ðối với tất cả các vết thương đều có thể dùng phương pháp này. Các hoá chất thường được dùng là: cồn iod 5%, KMnO4 0,1%, NaCl 5%, rivanol 0,3%, H2O2 3% hay nước muối sinh lý có pha thêm kháng sinh dùng để rửa vết thương. Ngoài ra có thể cho bột kìm khuẩn vào trong xoang vết thương: bột kháng sinh, bột sulfamid

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc sát trùng cần phải hiểu rằng: thuốc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thì cũng gây hại cho tế bào tổ chức, mức độ ảnh hưởng của các tế bào tổ chức bao giờ cũng lớn hơn so với vi khuẩn do vi khuẩn có màng vững chắc hơn so với màng tế bào, vì vậy phải chọn những thuốc sát trùng, hoá chất ít độc nhất đối với tế bào tổ chức.

Khâu vết thương: nếu xét thấy vết thương sau khi xử lý ngoại khoa, thỏa mãn 5 điều kiện của dạng lành thời kỳ I thì chỉ định khâu kín hay còn gọi là khâu “thật”. Nếu không thỏa mãn điều kiện của dạng lành thời kỳ I thì “khâu tạm” hay “khâu giả” nhằm thu hẹp độ hở của vết thương; xoang vết thương rộng cần đặt dẫn lưu nhằm đảm bảo cho sự thoát dịch tự do. Khi thực hiện “khâu tạm” cần phải xử lý hàng ngày: lấy dẫn lưu cũ, rửa vết thương, cho bột kìm khuẩn, thay dẫn lưu mới; tiến hành như vậy cho đến khi vết thương xuất hiện hàng rào hạt lành mạnh.

- Ðiều trị vết thương nhiễm trùng

Xử lý cơ giới: cũng tương tự như xử lý vết thương mới; tiến hành nạo vét, cắt bỏ từng phần hay toàn bộ vết thương. Cắt bỏ toàn bộ vết thương được chỉ định khi xử lý các vết loét, Lỗ dò bệnh lý,…

Xử lý hóa học: rửa bằng dung dịch sát trùng.

Khâu vết thương: chỉ định khâu “kín” khi vết thương sau khi xử lý ngoại khoa thỏa mãn 5 điều kiện lành của dạng lành thời kỳ I; nếu không thì chỉ định khâu “tạm” và xử lý hàng ngày.

* Ðiều trị toàn thân

Dùng thuốc giảm đau, an thần vào giai đoạn đầu của quá trình nhiễm trùng.

Phóng bế hay tiêm tĩnh mạch hỗn hợp: novocain + kháng sinh. Tiêm hoặc cho uống natri bromua, magnesi sulfat, aminazin.

Dùng dung dịch kháng sinh: lựa chọn kháng sinh mẫn cảm cao với vi khuẩn có trong vết thương. Nên làm kháng sinh đồ với vết thương điều trị lâu lành. Khi sử dụng kháng sinh cần sử dụng đúng liều lượng, đúng liều trình. Không có điều kiện làm kháng sinh đồ có thể sử dụng kháng sinh có phổ khuẩn rộng hay phối hợp các loại kháng sinh.

Điều trị bằng glucoza: cung cấp năng lượng cho con vật, tăng cường quá trình giải độc ở gan, tăng lợi tiểu góp phần thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể. Có thể cung cấp glucoza bằng con đường uống hay truyền tĩnh mạch.

Điều trị bằng CaCl2: làm tăng tính bền vững, giảm tính thẩm thấu của thành mạch, giảm hiện tượng phù viêm, cường tim, cải thiện tuần hoàn cục bộ. Tăng khả năng sinh sản và thực bào của bạch cầu. Kích thích sự tái sinh của mô bào. Thường pha trong

dung dịch glucoza 5-10%, tiêm chậm vào tĩnh mạch, liều lượng: vật nuôi lớn 10-15g/ngày, vật nuôi nhỏ: 1-2g/ngày.

Điều trị bằng cồn ethylic: có tác dụng gây hưng phấn nhẹ, tăng khả năng điều tiết giữa hưng phấn và ức chế của thần kinh trung ương. Kích thích tim, tăng cường hoạt động tuần hoàn. Dùng cồn tinh khiết 96% pha loãng thành nồng độ 30% tiêm chậm vào tĩnh mạch với liều: vật nuôi lớn 300-500ml, lợn: 30-70ml, chó 30-50ml ngày một lần.

Tăng cướng sức đề kháng của cơ thể bằng cách cho vật nuôi ăn các thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, giàu vitamin.

Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

CÔNG VIỆC: PHÂN LOẠI, XÁC ĐỊNH TIÊN LƯỢNG , PHÒNG VÀ ĐIỀU

TRỊ TỔN THƯƠNG 1/B3/MĐ18

Bước công việc

Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang

thiết bị Ghi chú

1 Phân loại tổn thương

- Dựa vào tính chất của tổ chức và khí quan bị tổn thương để phân

loại: - Tổn thương tổ chức mềm: + Tổn thương kín tổ chức mềm + Tổn thương hở tổ chức mềm - Tổn thương tổ chức cứng (chấn thương khớp, trật khớp, gãy xương)

+ Tổn thương cơ giới : do đánh đập, trượt ngã gây nên

+ Tổn thương vật lý : bỏng do nhiệt, điện, quang học

+ Tổn thương hóa học : Bỏng do axit, kiềm

+ Tổn thương do sinh vật : Tổn thương do rắn cắn, các loại côn trùng độc hại và vi sinh vật gây bệnh gây nên. bệnh - Bộ tranh ảnh các bệnh tổn thương ở vật nuôi - Sổ sách ghi chép - Trang trại chăn nuôi hoặc hộ gia đình - Bộ dụng cụ khám bệnh thú y - Bảo hộ lao động 2 Xác định tiên lượng tổn thương

- Căn cứ vào phân loại tổn thương để xác định tiên lượng của bệnh - Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và tổ chức bị tổn thương - Kết luận sơ bộ tiên lượng của tổn thương - Các loài vật nuôi bị bệnh - Bộ tranh ảnh các dạng tổn thương ở vật nuôi - Sổ sách ghi chép - Trang trại chăn nuôi hoặc hộ gia đình - Bảo hộ lao động 3 Điều trị tổn thương cho vật nuôi - Xây dựng phác đồ điều trị tổn thương - Sử dụng thuốc để điều trị tổn thương cho vật nuôi

- Thực hiện các phẫu thuật ngoại khoa nếu cần

- Quản lý chăm sóc

- Thuốc thú y

- Các loài vật nuôi bị bệnh

- Trang trại chăn nuôi hoặc hộ gia đình - Bộ dụng cụ chữa bệnh và phẫu tuật ngoại khoa thú y - Sổ sách ghi chép - Bảo hộ lao động - Gióng cố đinh vật nuôi

- Rọ mõm các loại

BÀI 4: MỘT SỐ BỆNH NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP MỤC TIÊU CỦA BÀI

- Mô tả được một số bệnh ngoại khoa thường gặp ở vật nuôi - Chẩn đoán đúng các bệnh ngoại khoa thường gặp ở vật nuôi

- Phòng và điều trị đúng một số bệnh ngoại khoa thường gặp ở vât nuôi - Chính xác, an toàn, đảm bảo cho người và vật nuôi

Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT 1. Bệnh thấp cơ

Bệnh thấp cơ là bệnh đau các đầu mút thần kinh cảm giác ở các bắp thịt. Đó là hiện tượng đau buốt, nhức nhối một cách dai dẳng. Bệnh thường thấy ở ngựa, trâu, bò, lợn, chó.

1.1. Nguyên nhân

- Bệnh phát sinh do thời tiết khí hậu thay đổi một cách đột ngột. Thời tiết đang nóng bức chuyển sang lạnh đôt ngột, mưa phùn và độ ẩm không khí cao, nền chuồng gia súc thường xuyên ẩm ướt, có gió lùa, rét mướt. Kết hơp với điều kiện chăm sóc kém làm cho sức đề kháng cơ thể giảm dẫn đến dễ mắc bệnh này.

- Gia súc thường xuyên làm việc nặng nhọc giữa trời nắng gắt mồ hôi ra nhiều, cho gia súc tắm nước lạnh đột ngột cũng dễ mắc bệnh thấp cơ

- Kế phát từ các bệnh như viêm mũi, viêm họng...

- Do vi khuẩn gây bệnh đó là liên cầu khuẩn gây dung huyết

1.2. Triệu chứng

Đặc điểm của bệnh thấp cơ là gia súc què đột ngột. Gia súc sau một đêm nằm trong

chuồng sáng hôm sau khi dắt ra khỏi chuồn thấy con vật bị què rất nặng nhưng để con vật đi một thời gian thì hiện tượng què giảm rõ rệt. Hiện tượng què có thể bị sang chân khác hoặc tự khỏi, một thời gian sau lại bị năng hơn.

Bệnh ở thể cấp tính nhiệt đô cơ thể cao hơn bình thường từ 0,5 – 10C, con vật ăn uống kém. Bệnh kéo dài làm các cơ ở

vùng đùi, vai của gia súc bi bệnh teo đi rất rõ, con vật gầy yếu dần. Gia súc cày kéo mất khả năng lao động.

1.3. Phòng và điều trị bệnh 1.3.1. Phòng bệnh

- Chủ động chen chắn, sưởi ấm cho vật nuôi khi thời tiết giao mùa. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, che chắn gió lùa.

- Cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống cho vật nuôi để tăng sức đề kháng

- Không cho gia súc làm việc nặng nhọc giữa trời nắng gắt mồ hôi ra nhiều, không cho gia súc tắm nước lạnh đột ngột.

- Đề phong từ các bệnh như: viêm mũi, viêm họng...

1.3.2. Điều trị

Bệnh mới phát sinh có thể dung các loại thuốc kích thích tiêu viêm hoặc dầu thông, cao ichthyon bôi ngày 2-3 lần.

- Đối với đại gia súc có thể dùn dung dịch Novocain 0,25% - 1% pha với Penicilline để tiêm tĩnh mạch. Lần đầu sử dụng Novocain 0,25% liều 100-200ml và 2-3 triệu đơn vị penicilline. Sau đó nâng nồng độ Novocain lên 0,5% - 0,75% - 1% nhưng

liều lượng không tăng và lượng Penicilline cũng không đổi. Liệu tringf điều trị 5 – 7 ngày.

Tiêm thêm các loại thuốc trợ sức, trợ lực cho vật nuôi. Đặc biệt là Cafein để giúp tim hoạt động bình thườn đề pòng biến chứng sang viêm nội tâm mạc.

Gia súc cày kéo mắc bệnh này thường mất khả năng lao tác, tốt nhất là loại thải.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNHMÔ ĐUN: PHÒNG, TRỊ BỆNH NGOẠI KHOA THÚ YNGHỀ: THÚ YTRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)