Mụn nước (eczema)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNHMÔ ĐUN: PHÒNG, TRỊ BỆNH NGOẠI KHOA THÚ YNGHỀ: THÚ YTRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Trang 26 - 30)

Bài 2 : nhiễm trùng ngoại khoa

3. Những bệnh nhiễm trùng ở da và tổ chức dưới da

3.5. Mụn nước (eczema)

Mụn nước thường thấy ở chó, mèo, ngựa, các lồi gia súc khác ít gặp.

* Nguyên nhân

* Nguyên nhân bên ngoài

Do các nhân tố cơ giới kích thích lên da (ruồi, muỗi, ve, mịng đốt).

Kích thích do ánh sáng: ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào da, trong ánh sáng mặt trời có tia tử ngoại là nhân tố gây mụn nước nếu tác dụng với cường độ mạnh.

Kích thích do hố chất: nếu gia súc được tắm chải bằng nước xà phòng nhiều lần, mỗi lần tắm khơng dội rửa sạch xà phịng cũng gây nên mụn nước.

Khi điều trị bệnh ngoài da, viêm dây thần kinh, chấn thương thần kinh bằng các loại thuốc có tính kích thích mạnh đối với da như thuốc mỡ thuỷ ngân, thuốc mỡ iod,... cũng gây bệnh mụn nước trên da cho gia súc.

Gia súc ra nhiều mồ hôi đọng lại trong các nếp nhăn của da, trong lỗ chân lơng kích thích gây mụn nước trên da.

Da của gia súc thường xuyên bị kích thích bởi các chất phân tiết như mủ, nước tiểu, phân cũng gây nên mụn nước.

Do lông da của gia súc quá bẩn, khi da bị xây xát vi sinh vật xâm nhập vào cũng gây nên bệnh mụn nước.

* Nguyên nhân bên trong

Chủ yếu do cơ năng phòng vệ da bị phá hoại. Sự trao đổi chất bị rối loạn làm cho cơ năng bài tiết của các tuyến dưới da bị trở ngại. Ngược lại có khi sự phân tiết của các tuyến dưới da quá mạnh; mồ hôi và các chất nhờn trong cơ thể được bài tiết quá nhiều, ra ngồi khơng khí chúng đơng lại dính bết vào lơng, các chất bẩn như bụi bặm, phân dính vào tạo thành chất kích thích làm da phát sinh bệnh.

Mụn nước có liên quan chặt chẽ với cơ năng hoạt động của các cơ quan nội tạng như: gan, thận, dạ dày, ruột,... Khi các tuyến nhờn và mồ hôi của da bài tiết, chúng có thể làm cho những sản vật có hại của q trình trao đổi chất trở thành vơ hại. Đặc biệt khi các khí quan nội tạng như ruột, gan, dạ dày, thận bị bệnh thì tác dụng giải độc của da càng có ý nghĩa quan trọng.

Trong trường hợp bình thường, khi ruột hấp thu thức ăn thì niêm mạc ruột có tác dụng ngăn cản và lọc chất độc không cho chất độc thấm vào máu. Ruột bị bệnh thì chất độc thấm qua niêm mạc vào máu, vào gan. Nếu gan bình thường thì nó có khả năng trung hồ chất độc. Gan bị bệnh thì chất độc cơ thể theo máu vào các khí quan và da. Da bình thường sẽ trung hồ chất độc và thải chất độc ra ngồi. Nếu da khơng bình thường (da khơ, đàn tính kém, da q bẩn) sẽ làm cho mồ hơi và chất nhờn khơng thốt ra được gây kích thích sinh ra bệnh. Do đó nếu gia súc mắc các bệnh về đường tiêu hố như: táo bón, viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính, viêm gan, viêm thận, trúng độc dễ bị kế phát bệnh mụn nước.

* Triệu chứng

Đầu tiên trên da xuất hiện những vết ban đỏ bằng đầu đinh sau đó lớn dần thành những mụn to bằng hạt đậu xanh, hình thành những mụn nước; trong đó chứa nước trong sau đó vỡ ra, đóng vảy và bong tróc tạo thành những nốt loét màu đỏ nhớp nháp tập trung thành từng mảng.

Nếu bị nhiễm trùng kế phát thì những mụn nước sẽ trở thành những mụn chứa đầy mủ. Trong trường hợp này gia súc sẽ rất ngứa ngáy, chúng thường cọ xát làm cho các bọc nước bị vỡ, mủ và tương dịch chảy ra gây lở loét hay khơ đóng lại thành vảy.

Nếu gia súc bị mụn nước do thần kinh thì bệnh phát sinh có tính đối xứng.

Ở thể cấp tính thì nhiệt độ cơ thể bệnh súc tăng so với bình thường từ 0,5-10C.

Do các đầu mút thần kinh cảm giác ở da bị kích thích nên con vật có cảm giác ngứa ngáy khơng n, thường xun ở trạng thái hưng phấn nên ăn uống kém, cơ thể bị tiêu

hao, gầy yếu, suy kiệt, gia súc cho sữa thì lượng sữa bị giảm thấp rõ rệt. Đơi khi con vật có triệu chứng thần kinh (con vật bị hưng phấn, co giật).

* Điều trị

Bệnh rất khó điều trị. Khi điều trị cầm tuân theo các nguyên tắc sau: - Kết hợp giữa điều trị loại trừ nguyên nhân với điều trị triệu chứng.

- Cho gia súc nghỉ ngơi yên tĩnh, giảm bớt các kích thích với cơ thể. Thần kinh căng thẳng bệnh trở nên nặng thêm.

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, khơng cho ăn các thức ăn gây dị ứng. - Điều trị phối hợp giữa cục bộ và toàn thân.

* Điều trị toàn thân

Sử dụng các chất kháng histamin hay giảm cảm ứng:

- Dimedron 0,3 - 0,5g, cho uống ngày 1 lần trong vòng 2 tuần. - Dùng dexamethasone hay hydrocortisone tiêm bắp.

- Vitamin C: tiêm tĩnh mạch với gia súc lớn 1g/lần; gia súc nhỏ 0,1g/lần, ngày một lần trong 2 - 3 tuần.

- CaCl2 10% tiêm tĩnh mạch tiêm ngày 1lần trong 2 - 3 tuần.

- Dùng novocain 0,25% tiêm tĩnh mạch; gia súc nhỏ 5-10ml, gia súc lớn 100ml. Nếu gia súc có hiện tượng ngứa ngáy, hưng phấn thì dùng các loại thuốc an thần như dung dịch Natri bromua 10% tiêm tĩnh mạch trong 4-5 ngày. Ngồi ra có thể dùng glucoza ưu trương tiêm tĩnh mạch để bổ sung dinh dưỡng, giúp gan tăng khả năng giải độc.

- Dùng kháng sinh điều trị nếu có hiện tượng nhiễm trùng rõ rệt.

* Điều trị cục bộ

Cắt sạch lơng, rửa sạch vùng bệnh, tìm diệt ký sinh.

Dùng các loại thuốc sát trùng: acid tanic 3%, nitrat bạc 2%. Bôi lên vùng tổn thương 2 - 3 lần/ngày.

Phóng bế bằng novocain + kháng sinh. Dùng thuốc bơi vào vùng tổn thương: oxit kẽm 20g + bột tale 20g + glyxerin 30g + nước cất 30ml, dùng 2 - 3 lần/ngày.

3.6. Viêm tấy

Viêm tấy là dạng viêm lan tràn cấp tính ở tổ chức liên kết thưa dưới da, gây nên bởi các loại vi khuẩn hoá mủ hoặc vi khuẩn thối rữa. Bệnh thường phát sinh ở lớp tổ chức liên kết thưa dưới da nhưng có khi cịn lan đến màng cơ và lớp tổ chức thưa giữa các lớp cơ hoặc lan cả đến gân, màng xương nữa.

Do vi khuẩn hoá mủ hoặc vi khuẩn thối rữa xâm nhập vào vết thương gây nên. Các loại vi khuẩn trên có thể xâm nhập vào bất kỳ loại vết thương nào dù vết thương rất nhỏ cũng có thể phát sinh ra bệnh này. Cũng có khi vi khuẩn từ một vùng bệnh rất xa đến. Do đó đơi khi rất khó biết vi khuẩn từ đâu đến để gây ra bệnh viêm tấy. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là do tụ cầu trùng vàng, liên cầu trùng, ngoài ra các loại trực trùng mủ xanh, trực trùng ở đường ruột cũng gây bệnh. Thường vi khuẩn tụ cầu trùng gây viêm tấy ở cục bộ, vi khuẩn liên cầu trùng gây viêm tấy lan tràn.

* Triệu chứng

Trong thực tế có nhiều loại viêm tấy. Mỗi loại viêm tấy ở các vị trí khác nhau có biểu hiện lâm sàng khác nhau.

- Viêm tấy nơng cục bộ: Vùng bệnh đầu tiên có hiện tượng sưng, nóng, đau, chỗ sưng ban đầu hơi cứng, da căng. Khi vùng bệnh hố mủ hình thành bọc áp xe mềm và ba động rất rõ. Da ở vùng bệnh dần dần mỏng ra, lơng ở đó rụng hết da và, mủ chảy ra ngoài. Tuy nhiên do mủ khơng thể chảy ra hết, nên cịn một phần còn trong bọc, lắng xuống đáy bọc áp xe tiếp tục kích thích tế bào tổ chức bình thường của cơ thể, nhất là đối với những vết thương ở cổ, lưng, vai, miệng đều ở phía trên nên mủ khơng bao giờ thốt ra ngồi hết được.

- Viêm tấy sâu: Ban đầu tại vùng bệnh hiện tượng sưng không rõ lắm, chủ yếu chỉ

xuất hiện đau đớn ở cục bộ, do đó rất khó chẩn đốn. Sau một thời gian phát triển dần dần biểu hiện rõ lên, bên ngoài những triệu chứng giống như viêm tấy nơng ở cục bộ. Trên bề mặt ổ viêm có nhiều lỗ nhỏ giống như tổ ong hay gương sen. Lấy ngón tay ấn lên bề mặt vùng viêm sẽ có mủ chảy ra từ các lỗ nhỏ đó. Do có hiện tượng này nên người ta còn gọi viêm tấy là viêm dạng tổ ong.

- Viêm tấy lan tràn: Ở giai đoạn cấp tính, triệu chứng lâm sàng của loại viêm tấy

này xuất hiện rất rõ và rất ác tính. Tại cục bộ ban đầu xuất hiện triệu chứng viêm tấy nói chung nhưng chỉ cần từ 1/2 ngày đến 1 ngày sau đó bệnh lan rộng rất nhanh chóng sang tổ chức xung quanh gây nên hiện tượng sưng, nóng đau đối với tổ chức ở diện rộng. Ví dụ như chân con vật bị viêm tấy lan tràn ở một chỗ nào đó thì tồn bộ chân sẽ bị sưng rất to, con vật bị q hồn tồn, khơng điđứng được.

Trường hợp viêm tấy lan tràn biến thành huỷ hoại thì tổ chức bị hoại thư, tổ chức phân huỷ thối rữa sản sinh ra mùi hôi thối đặc biệt. Gia súc rất dễ nhiễm độc toàn thân mà chết.

* Điều trị

Cần phải đảm bảo các nguyên tắc điều trị sau:

- Để cho gia súc ở trạng thái yên tĩnh, không được bắt gia súc làm việc hoặc chăn thả. - Tìm mọi biện pháp để ức chế đi đến tiêu diệt mầm bệnh.

- Hạn chế quá trình hoại tử của tế bào tổ chức, ngăn cản sự hấp thu của cơ thể đối với độc tố của vi khuẩn và những sản vật trung gian do bị tổ chức hoại tử sản sinh ra.

- Kích thích q trình hình thành tổ chức thịt non tại vùng bệnh. Ở giai đoạn tổ chức viêm cấp tính, phù nề có thể tiến hành chườm nóng (chườm nóng khơ, khơng nên

làm ướt tổ chức vùng bệnh) đồng thời có thể tiến hành phong bế bằng dung dịch Novocain 1% và Penicilin xung quanh vùng bệnh. Dùng kháng sinh liều cao để tiêm truyền vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp để ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Nếu vùng bệnh đã hình thành những ổ mủ thì phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ các tổ chức bị hoại tử, cắt bỏ các túi và vách ngăn của các ổ áp xe. Trước khi mổ tại vùng bệnh phải được cắt lông, sát trùng kỹ bằng cồn Iod 5%. Chú ý đề phịng khi phẫu thuật sẽ có chảy máu nhiều, do đó phải chuẩn bị thuốc cầm máu dự phòng, dụng cụ và nguyên liệu để cầm máu trong khi đang phẫu thuật. Nếu viêm tấy dưới da thì chỉ cần rạch ra rồi cắt bỏ tổ chức hoại tử, viêm tấy ở tổ chức sâu thì cắt sâu vào tổ chức cơ, màng cơ gân. Cách mổ này có tác dụng làm giảm áp lực của mủ đối với tế bào tổ chức vùng bệnh, giảm đau, giảm hiện tượng hoại tử của tế bào. Sau khi phẫu thuật xong có thể dùng dung dịch NaCl 0,9% hoặc Chloramin 2% để rửa, thấm khô vết mổ rồi rắc hỗn hợp bột Sulfamid trộn với Iodoform (theo tỷ lệ 9:1) vào vết mổ. Nếu vết mổ sâu thì dùng vải gạc vơ trùng tẩm huyễn dịch dầu cá (dầu thực vật) 100ml trộn với Sulfamid đặt vào vết mổ để dẫn lưu tạo điều kiện cho dịch viêm thốt ra ngồi.

Đối với toàn thân, sau khi phẫu thuật tiếp tục dùng kháng sinh liều cao điều trị từ 5-7 ngày.

Ngồi ra cịn cần phải truyền dung dịch đường Glucose và Canxi clorua để chống nhiễm độc toàn thân và bổ sung dinh dưàng cho gia súc, giúp cho vết mổ chóng lành

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNHMÔ ĐUN: PHÒNG, TRỊ BỆNH NGOẠI KHOA THÚ YNGHỀ: THÚ YTRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)