Bài 2 : nhiễm trùng ngoại khoa
4. Nhiễm trùng ngoại khoa đặc biệt
4.1. Bệnh uốn ván
Bệnh uốn ván là sự biến chứng của vết thương (vết thương do phẫu thuật, vết thương trong tự nhiên) do nhiễm trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani). Nó là một bệnh nhiễm trùng cấp tính với triệu chứng đặc thù là những cơn co cứng.
Ngựa, dê, cừu, lợn, trâu bị đều rất mẫn cảm với bệnh này. Chó có sức đề kháng tương đối mạnh đối với bệnh uốn ván, riêng các lồi gia cầm khơng mắc.
4.1.1. Ngun nhân
Bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Nó là một lồi vi khuẩn yếm khí, có sức đề kháng mạnh với nhiệt độ và hố chất. Vi khuẩn có thể tồn tại trong thiên nhiên hàng chục năm ở dạng nha bào trong điều kiện khơ ráo. Nó có thể chịu được nhiệt độ đun sơi 100oC trong thời gian từ 35 phút đến 3 giờ. ở nhiệt độ 115oC nó có thể sống trong 5 phút. Các chất hố học dùng để sát trùng thơng thường như cồn Iod 10% trong 10 phút, axit phenic 5% trong 15 phút, thuỷ ngân 0,1% và axit chlohydric 0,5% trong 30 phút mới diệt được nha bào của vi khuẩn uốn ván.
Nha bào vi khuẩn uốn ván có nhiều ở trong đất, những nơi đất được bón phân súc vật, nhất là trong phân ngựa, trâu bị. Những nơi khơng có người ở, trong đất khơng có nha bào vi khuẩn uốn ván. Trong tế bào tổ chức bình thường, khoẻ mạnh khơng thích hợp cho nha bào uốn ván phát triển. Chỉ khi tế bào tổ chức bị thương là điều kiện tốt nhất để nha bào vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào vết thương rồi gây bệnh.
Nhất là đối với những vết thương tổ chức bị phá hoại nghiêm trọng, vết thương chảy máu nhiều, trong vết thương có nhiều vật lạ, nhiều cục máu đơng, vết thương yếm khí là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn uốn ván phát triển.
Trong thực tế các loại vết thương ở phần dưới 4 chân gia súc do bị đâm, bị súc vật cắn, những vết thương do thiến hoạn, cắt rốn, vết thương do đà đẻ v.v... đều rất dễ nhiễm trùng uốn ván. Đặc biệt những vết thương do bom, đạn gây nên rất dễ nhiễm bệnh này. Tuy nhiên khi gia súc bị thương, bệnh uốn ván có phát ra hay khơng cịn phụ thuộc nhiều vào sức đề kháng của cơ thể. Sau khi bị thương sức khoẻ bị suy kiệt, hoặc bị nhiễm lạnh thì gia súc dễ bị mắc bệnh uốn ván.
4.1.2. Triệu chứng
Đối với ngựa thời kỳ nung bệnh 7-21 ngày, trâu bò 10-30 ngày. Giai đoạn đầu con
vật có những biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, ra nhiều mồ hơi, nhai thức ăn một cách uể oải, có khi đang nhai thì ngậm miệng lại để cho cỏ, thức ăn dính ở giữa hai hàm răng. Tại cục bộ vết thương khô ráo, giống như đã gần lành (da bít kín, khơ ráo, ít mủ)
khi có triệu chứng điển hình thì con vật đi lại khó khăn, hai chân sau bước đi khệnh khạng, hàm cứng, tai cứng, đuôi cứng không ve vẩy được.
Con vật co giật khi bị kích thích (ánh sáng, tiếng động, vỗ nhẹ vào cơ thể nó. Trâu bị lúc đầu dạ cỏ bị chướng hơi nhẹ, đi lại khó khăn, con vật không ăn không nhai lại, hàm cứng, đuôi không ve vẩy.
Nhiệt độ cơ thể gia súc mắc bệnh uốn ván ban đầu bình thường, lúc gần chết nhiệt độ tăng từ 42-43oC. Con vật chết do liệt cơ hô hấp và ngạt thở. Tỷ lệ chết từ 95-100%.
4.1.3. Điều trị
Phần lớn cho đào thải vì điều trị tốn kém mà khả năng cứu sống con vật rất ít.
4.2. Bệnh xạ khuẩn
Bệnh xạ khuẩn là bệnh nhiễm trùng mãn tính ở các vết thương do xây xát trên da và niêm mạc của gia súc. Các lồi gia súc trâu bị (nhất là bị sữa) hay mắc, sau đó là ngựa, lợn.
4.2.1. Nguyên nhân
Bệnh do một vi sinh vật vừa giống vi khuẩn vừa có những đặc điểm giống nấm gây bệnh có tên là Actinomyces gây nên. Loại vi sinh vật này thường có trong rơm, cỏ khô, các loại dây thừng làm bằng sợi thực vật (đay, giang, tre, nứa, xơ dừa...).
Khi gia súc ăn rơm, cỏ khô cứng làm niêm mạc miệng bị xây xát, lợn nái do con bú làm xây xát da đầu vú, thiến hoạn gia súc đực vô trùng không tốt, vi sinh vật này xâm nhập vào các vết xây xát, các vết mổ sẽ gây bệnh ở xương hàm, ở miệng, ở lưài, ở vú, ở các vết thiến. Nếu khơng có vết thương, vết xây xát ở da và niêm mạc (dù rất nhỏ) thì nó khơng có khả năng gây bệnh cho gia súc được.
4.2.2. Triệu chứng
Khi da và niêm mạc bị tổn thương Actinomyces xâm nhập vào vết thương làm cho da và tổ chức dưới da vùng bệnh có hiện tượng tăng sinh. Tốc độ tăng sinh tương đối chậm, nhưng lan tràn khơng có giới hạn rõ rệt với tổ chức lành xung quanh, da mất đàn tính. Bệnh phát sinh ở xương hàm trên hoặc xương hàm dưới làm cho xương hàm sưng to (màng xương tăng sinh) xương trở thành xù xì. Một thời gian sau đó da vùng bệnh bị và ra, trong vùng bệnh có một ít mủ màu vàng, mùi tanh chảy và thành lỗ dị (có thể có nhiều lỗ dị), trong lỗ dị thường xun có một ít mủ đặc chảy ra đồng thời có tổ chức thịt non bệnh lý tăng sinh, lan đến các tổ chức xung quanh.
Khi lưỡi bị tổn thương, nhiễm bệnh thì lưỡi con vật sưng to, cứng, thè hẳn ra ngoài xoang miệng, con vật không thể lấy thức ăn được, nước bọt chảy ra nhiều, miệng con vật thường há ra không ngậm lại được. Do không ăn uống được con vật bị suy dinh dưỡng. Mầm bệnh có thể theo hệ thống mạch máu, mạch lâm ba di chuyển và gây bệnh ở những nơi khác trên cơ thể. Bệnh cịn có thể phát sinh ở trong các khí quan nội tạng nhưng thường chẩn đốn rất khó khăn, chỉ phát hiện được sau khi gia súc chết.
4.2.3. Điều trị
Trường hợp vùng bệnh hình thành dạng khối u có giới hạn rõ với tổ chức xung quanh (bệnh ở vú, ở thừng dịch hồn) thì có thể dùng phương pháp phẫu thuật ngoại khoa để cắt bỏ triệt để vùng bệnh (nên cắt sang một ít tổ chức lành). Nếu vùng bệnh có hiện tượng tăng sinh lan tràn khơng có giới hạn rõ với tổ chức lành xung quanh (bệnh ở dưới hàm, trên má, lưỡi) thì khơng nên điều trị bằng phẫu thuật vì dễ gây chảy nhiều máu, nguy hiểm đến tính mạng của gia súc mà điều trị khơng triệt để, bệnh sẽ tái phát. Do đó phải điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Trước tiên dùng dao mở rộng lỗ dò, dùng nạo phá hết vách lỗ dị và những tổ chức hoại tử rồi dùng bơng, vải gạc tẩm dung dịch cồn Iod 5% nhét vào hoặc dùng vải gạc tẩm dung dịch Lugol 1% đặt dẫn lưu. Đồng thời kết hợp điều trị bằng Penicillin và Streptomycin liều cao.
Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
CƠNG VIỆC: PHÂN LOẠI, XÁC ĐỊNH TIÊN LƯỢNG, PHỊNG VÀ
ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA 1/B2/MĐ18 Bước Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang Ghi chú
công
việc thiết bị
1 Phân loại nhiễm trùng ngoại khoa
- Dựa vào nguyên nhân, triệu chứng của vật nuôi để chẩn đoán va phân loại nhiễm trùng ngoại khoa
- Phân loại chính xác thành các dạng như:
+ Nhiễm trùng hóa mủ: Cục bộ, toàn thân
+ Nhiễm trùng thối rữa + Nhiễm trùng yếm khí
- Các lồi vật ni bị bệnh
- Bộ tranh ảnh các bệnh nhiễm trùng ngoại khoa ở vật nuôi - Sổ sách ghi chép - Trang trại chăn nuôi hoặc hộ gia đình - Bộ dụng cụ khám bệnh thú y - Bảo hộ lao động 2 Xác định tiên lượng nhiễm trùng ngoại khoa
- Dựa vào phân loại nhiễm trùng để xác định tiên lượng của bệnh - Phụ thuôc vào nguyên nhân gây bệnh và tổ chức bị nhiễm trùng - Kết luận tương đối chính xác tiên lượng của nhiễm trùng ngoại khoa.
- Các lồi vật ni bị bệnh
- Bộ tranh ảnh các bệnh nhiễm trùng ngoại khoa ở vật nuôi - Sổ sách ghi chép - Trang trại chăn ni hoặc hộ gia đình - Bảo hộ lao động 3 Điều trị một số bệnh nhiễm trung ngoai khoa * Những bệnh nhiễm trùng ở da và tổ chức dưới da: - Xây dựng phác đồ điều trị bệnh - Sử dụng thuốc để điều trị bệnh cho vật nuôi
- Thực hiện các phẫu thuật ngoại khoa nếu cần
- Quản lý chăm sóc
* Những bệnh nhiễm trùng ngoại khoa đặc biệt:
- Chẩn đoán bệnh
- Xử lý tiêu hủy trong trường hợp bị uốn ván
- Xây dưng phác đồ điều trị đối với bệnh xạ khuẩn
-Phẫu thuật ngoại khoa với các
- Các lồi vật ni bị bệnh
- Sổ sách ghi chép - Trang trại chăn ni hoặc hộ gia đình - Bộ dụng cụ chữa bệnh và phẫu tuật ngoại khoa thú y - Bảo hộ lao động - Thuốc thú y - Gióng cố đinh vật ni - Rọ mõm các loại
vùng bệnh hình thành khối u có giới hạn rõ rệt - Sử dụng thuốc để điều trị bệnh cho vật ni - Quản lý và chăm sóc BÀI 3: TỔN THƯƠNG MỤC TIÊU CỦA BÀI
- Trình bày được khái niệm và phân loại tổn thương - Phòng và điều trị đúng các tổn thương ở vât ni - Chính xác, an tồn, đảm bảo cho người và vật nuôi
Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT 1. Khái niệm
Trên cơ thể gia súc, bất kỳ một tổ chức nào bị các nhân tố cơ giới, vật lý, hóa học, sinh vật học tác động gây nên những biến đổi bệnh lý ở cục bộ và tồn thân thì gọi là tổn thương.
Nó chiếm một tỉ lệ rất lớn trong các bệnh ngoại khoa của gia súc, hầu như tất cả các bệnh ngoại khoa đều có quan hệ đến tổn thương
2. Nguyên nhân
Tổn thương có thể do việc sử dụng gia súc không đúng phương pháp : bắt gia súc làm việc quá sức, đánh đập gia súc một cách thô bạo làm cho gia súc bị thương. Gia súc tính tình hung dữ hay húc, cắn xé, đánh nhau gây nên. Ngồi ra những tai nạn trong q trình chăn thả, sử dụng cũng gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho gia súc.
3. Phân loại
Căn cứ vào tính chất của tổ chức và khí quan bị tổn thương chia ra làm 2 loại : - Tổn thương tổ chức mềm :
+ Tổn thương kín tổ chức mềm (chấn thương) + Tổn thương hở tổ chức mềm (vết thương)
- Tổn thương tổ chức cứng (chấn thương khớp, trật khớp, gãy xương) + Tổn thương cơ giới : do đánh đập, trượt ngã gây nên
+ Tổn thương vật lý : bỏng do nhiệt, điện, quang học + Tổn thương hóa học : Bỏng do axit, kiềm
+ Tổn thương do sinh vật : Tổn thương do rắn cắn, các loại côn trùng độc hại và vi sinh vật gây bệnh gây nên.
4. Tổn thương kín tổ chức mềm ( chấn thương) 4.1. Khái niệm
Khi tổ chức mềm dưới da như màng cơ, cơ, mạch máu, mạch lâm ba, dây thần kinh, dây chằng, gân bị đứt hay giập nát nhưng da vẫn ở trạng thái hoàn chỉnh gọi là tổn thương kín tổ chức mềm hay chấn thương tổ chức mềm.
4.2. Nguyên nhân
Tổn thương kín tổ chức mềm thường do chấn thương cơ giới; vật gây ra tổn thương là những vật khơng sắc, khơng nhọn như: gạch, đá, gậy, móng ngựa, sừng trâu bị.
4.3. Triệu chứng
Tuỳ theo lực tác động lên tổ chức của cơ thể mà các triệu chứng có thể nặng hay nhẹ, thể hiện ở cục bộ hay toàn thân.
Trường hợp lực tác động nhẹ, chỉ ảnh hưởng tới các mao mạch dưới da sẽ gây những vết tụ máu hay xuất huyết nhẹ trên da. Vết tụ máu hay xuất huyết ấy sẽ nhanh chóng tan đi và khơng để lại dấu vết gì đáng kể.
Nếu lực tác động mạnh hơn có thể xảy ra các trường hợp sau:
- Vỡ mạch máu tạo thành u máu. Vỡ mạch lâm ba hình thành u lâm ba. - Rách, dập nát cơ; nếu ở vùng bụng có thể gây ra hernia thành bụng. - Chấn thương, đứt dây thần kinh, gân, dây chằng.
Trường hợp vỡ, đứt mạch máu: máu chảy khỏi lịng mạch vào tổ chức xung quanh hình thành u máu. U máu hình thành ngay sau khi mạch máu bị vỡ, kích thước của u máu to hay nhỏ phục thuộc vào: mạch máu bị vỡ, tính đàn hồi của tổ chức xung quanh, tốc độ đông máu, trạng thái của cơ thể gia súc khi bị chấn thương.
Quá trình hình thành bọc máu chỉ ngừng lại khi có sự cân bằng giữa áp lực của bọc máu và huyết áp của mạch máu. Khi ngừng chảy, máu trong bọc đông lại, fibrin lắng xuống và bám vào thành xoang. Sau đó một lớp tổ chức liên kết được hình thành giới hạn bọc máu với tổ chức xung quanh. Tại nơi bị tổn thương hình thành một cục sưng hình bán cầu. Lúc đầu cịn có triệu chứng viêm cấp tính ở cục bộ, sau đó vài ngày các triệu chứng này khơng cịn nữa (khơng nóng, khơng đau, sờ khơng có hiện tượng ba động) nếu ấn tay mạnh có thể nghe tiếng lạo xạo, lép bép do các cục máu đông bị vỡ tạo nên.
Trường hợp vỡ mạch lâm ba: nếu mạch lâm ba bị tổn thương, dịch lâm ba sẽ chảy ra ngoài tổ chức, gọi là dịch lâm ba ngoại thấm. Khi bị vỡ dịch lâm ba không chảy ồ ạt như vỡ mạch máu, nó chỉ rỉ ra từng ít một liên tục, trong tổ chức cơ thể không bị đông lại như máu. Do vậy, bọc lâm ba chỉ hình thành sau khi mạch lâm ba bị tổn thương từ 7- 10 ngày. Trên da chỗ bị thương xuất hiện một cục sưng hình bán cầu, khơng có triệu trứng cấp tính ở cục bộ, sờ nắn có hiện tượng ba động rất rõ, như sờ vào một túi da chứa nước.
* Triệu chứng toàn thân
Trường hợp bị chấn thương nhẹ, tồn thân gia súc khơng có biểu hiện gì đặc biệt. Khi gia súc bị chấn thương nặng hoặc các bộ phận quan trọng của cơ thể vùng đầu, ngực, tuỷ sống bị chấn thương hoặc vỡ mạch máu làm gia súc mất nhiều máu có thể phát sinh sốc.
* Những biểu hiện của gia súc khi bị sốc
Khi bị sốc gia súc có thể trải qua 1, 2 hay cả 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn hưng phấn (cương cứng): Thường xảy ra trong một khoảng thời gian
ngắn, chỉ 10-15 phút đầu. Các triệu chứng đều thể hiện sự kích thích, vật vã, tăng cảm giác đau, tăng phản xạ, tăng huyết áp động mạch và tĩnh mạch. Đồng tử giãn rộng, nước dớt, dãi chảy ra nhiều trong khi hô hấp tăng, điều này rất nguy hiểm vì con vật rất dễ bị sặc. Con vật kêu rên nhiều, vật vã.
Giai đoạn ức chế (trơ lỳ): Triệu chứng điển hình của giai đoạn này là giảm huyết
áp, giảm thân nhiệt và giảm cảm giác, hơ hấp nơng và nhanh, mạch yếu rất khó bắt, niêm mạc nhợt nhạt; gia súc nằm yên, lờ đờ, thờ ơ với xung quanh.
Giai đoạn tê liệt: Da lạnh toát, mắt nhắm nghiền, đồng tử giãn rộng, niêm mạc
mắt nhợt nhạt, mạch nhanh và yếu, hô hấp nông và nhanh, mất phản xạ đối với mọi kích thích bên ngồi. Nhiệt độ cơ thể giảm thấp so với bình thường từ 1,5-20C. Con vật ở trạng thái hơn mê hồn tồn, tê liệt toàn thân.
4.4. Điều trị
* Ðiều trị cục bộ
Ðối với trường hợp chấn thương nhẹ, chỉ gây những điểm tụ máu hoặc xuất huyết trên da thì khơng cần điều trị.
Trường hợp gia súc bị chấn thương nặng dẫn đến vỡ mạch máu hoặc mạch lâm ba thì nhất thiết phải điều trị. Vì nếu khơng điều trị, lượng máu và lâm ba không được hấp thu hết để lâu vi khuẩn xâm nhập vào gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.
* Ðiều trị vỡ mạch máu
Phương pháp điều trị duy nhất là mổ bọc máu lấy hết các cục máu đông ra.
Sau khi cố định, cắt lông, sát trùng gây tê ta mổ ở vị trí thấp nhất; nếu máu cịn chảy thì phải mở rộng vết mổ tìm mạch máu và thắt lại. Rửa xoang bọc máu bằng dung dịch sát khuẩn rồi thấm khô và rắc kháng sinh; nếu xoang bọc máu to thì đặt gạc dẫn lưu.