Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐH Bách Khoa hcm (Trang 37 - 38)

III. Những nhiệm vụ cần thiết để hoàn thành nội dung đề tài

3.4.1. Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc

Chính cương Đảng Lao động Việt Nam với việc xác định đầy đủ và chi tiết những vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Với hai nhiệm vụ chính là: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, Chính cương đã đề ra những chính sách và biện pháp hệ trọng, cấp thiết như: Đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang về mọi mặt, củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất, phát huy tinh thần yêu nước và đẩy mạnh thi đua ái quốc, triệt để giảm tô, giảm tức, tịch thu ruộng đất của thực dân và việt gian chia cho dân cày nghèo.

Với chủ trương đúng đắn và sáng tạo, Chính cương đã phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng giành độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Qua đó quyết tâm thực hiện Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, xây dựng tổ chức Đảng Lao động Việt Nam vững mạnh. Với khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do cho dân tộc: theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh: Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ”20, qua câu nói trên ta có thể thấy được sự quyết tâm giành độc lập nước nhà từ tay thực dân Pháp dù với bất cứ giá nào cũng không chịu mất nước, mất đi mái nhà của mình. Chính cương được coi là kim chỉ nam thực hiện kháng chiến toàn dân, quy tụ và phát huy ý chí, sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, đưa đến kết quả là kháng chiến của toàn dân ta thắng lợi và giành lại nước nhà từ tay thực dân hung hăng, tàn bạo. Kết thúc quá trình xâm lược gần 100 năm của bọn thực dân. Trên quan điểm kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chính cương là thái độ kiên định giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, nắm chắc quan điểm bảo đảm trên hết và trước hết lợi ích quốc gia dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, mở rộng hợp tác quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐH Bách Khoa hcm (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w