III. Những nhiệm vụ cần thiết để hoàn thành nội dung đề tài
3.4.2. Đối với sự phát triển của đất nước hiện nay (1975 đến nay)
Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, chúng ta càng thấu hiểu và nhận thức rõ, đây là những bài học vô cùng quý báu về sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, càng có tầm quan trọng và ý nghĩa sâu sắc hơn đối với việc đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới hiện nay, nhất là việc đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, đồng bộ, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng những yêu cầu mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đảng toàn quốc lần thứ II đặc biệt là Chính cương của đảng lao động Việt Nam là mốc son đánh dấu bước phát triển nới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, làm tăng thêm thông tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó, nhân dân thế giới hiểu thêm về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chu nghĩa, phong trào công nhân quốc tế. Tạo điều kiện thúc đấy cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiến lên, giành những thắng lợi mới.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Từ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930, cho đến Chính cương của đảng lao động Việt Nam năm 1951 hay Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 sau này và những văn kiện khác của Đảng đều đã thể hiện sức mạnh tập trung, sáng suốt, là tư tưởng nhất quán về cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam tất yếu đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, nhân dân là động lực cách mạng, Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng, Nhà nước, Chính phủ, quân đội của nhân dân, xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các Cương lĩnh đó đều được xây dựng dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, mỗi bản cương lĩnh chính trị của Ðảng, ở những mức độ khác nhau, đều được xây dựng trên cơ sở quán triệt, vận dụng sáng tạo và bổ sung, phát triển các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, mỗi cái còn mang truyền thống tinh hoa văn hóa dân tộc, phản ánh đúng thực tiễn Việt Nam và có tham khảo kinh nghiệm của thế giới. Chính vì vậy, những văn kiện ấy vừa có tính lý luận khoa học vừa có tính thực tiễn sâu sắc, kết hợp tính giai cấp và tính dân tộc, đáp ứng đúng yêu cầu bức thiết của cách mạng ở mỗi giai đoạn và nguyện vọng cháy bỏng của nhân dân. Đầu tiên, Cương lĩnh chính trị 2/1930 của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc.Tại hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập một chính Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc đã thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên.Phương hướng chiến lược là tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để giành chính quyền về tay nhân dân đi tới xã hội cộng sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này. Tuy rằng, nội dung Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề về sau không hoàn toàn phù hợp với thực tế Việt Nam hoặc có một số từ ngữ có thể dẫn tới sự giải thích khác nhau, song với sự bổ sung của Luận cương Chính trị thì Cương lĩnh chính trị của Đảng đã được hoàn thiện hơn.
Tiếp theo đó, Luận cương chính trị được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp vào tháng 10/1930 thông qua. Về mặt nội dung, Luận cương đã trình bày nhiều khía cạnh quan trọng. Phương hướng chiến lược cách mạng là khẳng định tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa. Luận cương chính trị năm 1930 của Đảng đã đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận của cách mạng Việt Nam, vạch ra con đường đi lên của cách mạng nước ta. Song, Luận cương còn một số mặt hạn chế, không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không nêu được nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu. Do vậy, chưa phát huy đầy đủ vị trí của yếu tố dân tộc, chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất trong việc đoàn kết các lực lượng yêu nước. Luận cương chưa đánh giá
đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tinh thần yêu nước của tư bản dân tộc và một bộ phận địa chủ nhỏ.
Song song đó, Cương lĩnh chính trị 2/1930 và Luận cương chính trị 10/1930 đều có những điểm tương đồng và tương phản nhau. Trước tiên, cả hai đều khẳng định lực lượng lãnh đạo Cách mạng Việt Nam là Đảng cộng sản, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng. Thêm vào đó, cả hai xác định tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa, xác định vai trò và sức mạnh giai cấp công nhân. Tuy nhiên, do nhận thức và bối cảnh thực tiễn khác nhau, Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị có những nét khác nhau. Cụ thể hơn là cả hai khác nhau về người soạn thảo, Đảng lãnh đạo, phạm vi cách mạng, nội dung cách mạng, tiến trình cách mạng, mâu thuẫn chủ yếu, nhiệm vụ chủ yếu và về lực lượng cách mạng. Nhìn chung, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đúng đắn và hoàn thiện hơn so với Luận cương. Cả hai văn kiện tuy có nhiều điểm khác biệt, song, đều đóng vai trò rất lớn. Đó là sự chuẩn bị tất yếu, có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Đồng thời, đó là nền tảng cho việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện lí luận, tư tưởng ngày nay.
Bên cạnh đó, Chính cương Ðảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo soạn thảo và được Ðại hội II của Ðảng (2/1951) thảo luận, thông qua. Chính cương đã xác định đối tượng của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ, bọn phong kiến phản động. Giải quyết những nhiệm vụ cơ bản và sắp xếp lực lượng cách mạng như trên, cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dân chủ nhân dân. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thông qua Đảng Lao động Việt Nam, nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với các văn kiện đã thông qua tại Đại hội, “Chính cương Đảng Lao động Việt Nam” thể hiện sự hoàn chỉnh thêm một bước đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được vạch ra trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng, đường lối đó soi đường dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo đã đi qua chặng đường lịch sử 92 năm. Đảng đã tiến hành nhiều Đại hội đại biểu toàn quốc, có các Cương lĩnh quan trọng về cách mạng dân tộc dân chủ, về thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo thời gian và tiến
trình lịch sử, mỗi Cương lĩnh của Đảng chứa đựng những giá trị nội dung và ý nghĩa lớn lao riêng. Bài tiểu luận này đã làm rõ những nội dung, nhiều khía cạnh sâu sắc về Cương lĩnh chính trị 2/1930, Luận cương chính trị 10/1930 và Chính cương Đảng Lao động Việt Nam 1/1951, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nhiều mặt của các văn kiện ấy. Thật sự, mỗi Đại hội, hội nghị đã đánh dấu những mốc quan trọng trong lịch sử anh hùng, vẻ vang của Đảng bởi những văn kiện, nghị quyết làm nên chủ trương, đường lối cách mạng Việt Nam. Có nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng mang tính cương lĩnh chiến lược, sách lược cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Điều đó khiến chúng ta tin tưởng rằng tất cả những Cương lĩnh xây dựng đất nước ấy đều đáp ứng nguyện vọng của dân tộc, nhân dân Việt Nam và mong muốn của nhân dân thế giới về xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. THEO CƠ QUAN BAN HÀNH
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
B. THEO TÁC GIẢ
4. Lê Duẫn (1976), Giai cấp công nhân Việt Nam và liên mình công nông, Nxb Sự thật, Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh (1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hà Nội.
6. Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội
C. TÀI LIỆU TRÊN TRANG WEB
7. (2021), Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng - Giá trị lý luận và thực tiễn,
https://hcma2.hcma.vn/khoahoc/Pages/hoi-thao-toa-dam.aspx? CateID=272&ItemID=11366, ngày truy cập, 18/02/2022.
8. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa lịch sử và hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930?, https://aokieudep.com/doc/trinh-bay-hoan-canh-lich-su- noi-dung-y-nghia-lich-su-va-han-che-cua-luan-cuong-chinh-tri-thang-101930/, ngày truy cập, 18/02/2022.
9. (28/04/2021), So sánh Luận cương chính trị 10/1930 và Cương lĩnh chính trị đầu tiên, https://thukyphaply.com/so-sanh-luan-cuong-chinh-tri-10-1930-va-cuong-linh- chinh-tri-dau-tien/, ngày truy cập, 18/02/2022.
10. Giáo viên Việt Nam, So sánh nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng. Truy cập từ https://giaovienvietnam.com/so-sanh-noi-dung-cuong-linh-chinh-tri-dau-tien-cua- dang-va-luan-cuong-chinh-tri-thang-10-nam-1930-cua-dang/ - Giong_nhau, ngày truy cập, 18/02/2022.
11. Ngô Đức Hải (2021), Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng,
https://www.tuyengiaokontum.org.vn/Lich-su/cuong-linh-chinh-tri-dau-tien-cua- dang-3051.html, ngày truy cập, 19/02/2022.
https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/dang-cong-san-viet-nam-ra-doi-lam-thay- doi-mang-tinh-cach-mang-trong-tien-trinh-lich-su-dan-toc-viet-nam-126524 , ngày truy cập, 17/02/2022.
13. Nguyễn Nam (2021), Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng,
https://luathoangphi.vn/noi-dung-cuong-linh-chinh-tri-dau-tien-cua-dang/, ngày truy cập, 18/02/2022.
14. Tô_Văn_Sông_(2009),https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Sự_ra_đời_của_Đả ng_Cộng_sản_Việt_Nam_và_cương_lĩnh_chính_trị_đầu_tiên_của_Đảng, ngày truy cập, 18/02/2022.
15. PGS. TS Nguyễn Văn Sự (2020), Chiến dịch Biên giới 1950 trong bối cảnh chung của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly- luan/chien-dich-bien-gioi-1950-trong-boi-canh-chung-cua-cuoc-khang-chien-
chong-thuc-dan-phap-130533, ngày truy cập, 18/02/2022.
16. Nguyễn Thanh Tâm (2010), Các cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam,
https://tuyengiao.vn/tuyen-truyen/cac-cuong-linh-cua-dang-cong-san-viet-nam- 17174, ngày truy cập, 19/02/2022.
17. Thông tấn xã Việt Nam (2020), Các cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/huong-toi-ky-niem-90-nam-ngay-truyen-thong-nganh- tuyen-giao/thong-tin-tu-lieu/cac-cuong-linh-cua-dang-cong-san-viet-nam- 551004.html, ngày truy cập, 18/02/2022.
18. Lê Minh Trường (2021), Bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, https://luatminhkhue.vn/ban-chat-giai-cap-cua-dang-cong-san- viet-nam-theo-tu-tuong-ho-chi-minh.aspx, ngày truy cập, 18/02/2022.