Tiêu chuẩn đánh giá quản trị công ty

Một phần của tài liệu Quản trị công ty tại công ty cổ phần tập đoàn DABACO việt nam (Trang 29)

Trong gần ba thập kỷ qua, đánh giá quản trị công ty đà có những thay đổi với nhiều hệ thống đánh giá quản trị công ty ở cấp độ quốc gia và cấp độ doanh nghiệp. Đe đánh giá quản trị công ty của một công ty, các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp, các nhà nghiên cứu đã thiết lập ra các bộ chỉ số khác nhau bao gồm cả các chỉ tiêu định lượng và định tính. Nội dung của hệ thống đánh giá rất khác nhau, một phần là do nhu cầu của mỗi nhóm sử dụng kết quả, phần khác là do sự chi phối của thể chế, chính sách của mỗi quốc gia.

Các bộ chỉ số QTCT phổ biến được sử dụng gồm chỉ số G-Index của nhóm nghiên cứu GIM phát triển năm 2003, chỉ số CGI của FTSE và ISS công bố năm 2004, chỉ số Gov-Score do Lawrence D. Brown và Marcus L. Caylor phát triển và công bố vào năm 2005, và gần đây là chỉ số SEECGAN của Mạng lưới nghiên cứu QTCT khu vực Đông Nam châu Âu ra đời năm 2014. Các hệ thống đánh giá/xếp hạng QTCT trên thế giới đã thực sự phát triển mạnh mẽ trong vòng 15 năm trở lại đây trên cơ sở kế thừa lẫn nhau.

Hệ thống xếp hạng quản trị công ty Standard & Poor (S&P) là một hệ thống xếp hạng quản trị công ty ra đời đầu tiên. Hệ thống này xếp hạng QTCT theo 4 nhóm chỉ

tiêu gồm cấu trúc sở hữu và ảnh hưởng, quan hệ và quyền của đối tượng hữu quan về tài chính, sự minh bạch về tài chính và công bố thông tin, cấu trúc và quy trình của hội đồng quản trị, có mức điểm từ 0 đến 10 điểm. Cơ quan dịch vụ cổ đông tổ chức

(ISS) xếp hạng thực thi quản trị bằng cách sử dụng chỉ số quản trị công ty (QTCT), có mức điểm từ 0 đến 100 với 8 nhóm tiêu chí liên quan đến QTCT.

Hệ thống xếp hạng Deminor sử dụng mô hình đánh giá với 300 biến số quản trị với mỗi tiêu chí chuẩn dựa trên những hướng dẫn về quản trị công ty được chấp nhận trên phạm vi quốc tế. Bộ tiêu chí gồm 7 nhóm chỉ tiêu định lượng và định tính được trung tâm đo lường quản trị quốc tế (GMI) áp dụng.

Năm 2004, FTSE và ISS đã đồng sáng lập ra bộ chỉ số quản trị công ty (CGI) với 40 đến 60 tiêu chí và thay đổi theo từng chỉ số riêng cho các quốc gia và khu vực. Gompers và Metrick đã sáng lập ra bộ chỉ số G-Index với 24 tiêu chí theo dữ liệu của IRRC (Investor Responsibility Research Center) (Gompers, Ishii, & Metrick, 2003). Dựa trên kết quả nghiên cứu của Gompers và cộng sự, Bebchuk và cộng sự đã đưa ra một chỉ số với 6 nhân tố trên cơ sở hồi quy 24 nhân tố có liên hệ với giá trị công ty và lợi nhuận cổ đông (Bebchuk, Cohen, & Ferrell, 2009).

Nam 2010, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) đã đưa ra bộ tiêu chuẩn đánh giá QTCT của DNNN với 39 tiêu chí được phân chia thành 6 nhóm (khuôn khố pháp lý, nhà nước và vai trò chủ sở hữu, đối xử bình đẳng với cố đông, quan hệ với các bên có liên quan, minh bạch và công bố thông tin, trách nhiệm HĐQT). Sau đó, năm 2012, IFC tiếp tục phát triển bộ tiêu chuẩn đánh giá QTCT và công bố bộ chỉ số 80 tiêu chí chia làm 5 nhóm (quyền cổ đông, bảo vệ cổ đông thiểu số và đối xử công bằng với các cố đông, các bên liên quan, tính minh bạch và công khai, hội đồng quản trị.

Trung tâm đổi mới Quản trị quốc tế (CIGI) đưa ra thẻ điểm QTCT cho khu vực Đông Á với 102 tiêu chí chia làm 5 nhóm (quyền cổ đông, bảo vệ cổ đông thiểu số và đối xử công bằng với các cổ đông, các bên liên quan, tính minh bạch và công khai, trách nhiệm của hội đồng quản trị.

Tại Đức, Hiệp hội Phân tích tài chính và Quản trị tài sản đề xuất bộ tiêu chí đánh giá QTCT gồm 55 tiêu chí được phân chia thành 5 nhóm (cổ đông và đại hội

đông cô đông, hội đông quản trị, ban điêu hành, minh bạch và công khai, báo cáo và kiểm toán.

Tổ chức chứng khoán Credit Lyonnais Asia đề xuất thẻ điểm đánh giá QTCT gồm 57 câu hỏi đánh giá quản trị công ty được chia thành 7 nhóm (kỷ luật, minh bạch, độc lập, trách nhiệm giải trình, trách nhiệm, công bằng, xã hội)

Mặc dù các tổ chức đã đưa ra các bộ tiêu chuẩn để đánh giá về quản trị công ty, tuy nhiên các bộ tiêu chuẩn vẫn thiên về góc độ đánh giá tài chính của công ty. Hơn nữa các tiêu chuẩn có thể không được công bố công khai, do vậy phương pháp tính phụ thuộc nhiều vào chủ quan của chuyên gia đánh giá. Điểm khác biệt của thẻ điếm quản trị công ty khu vực ASEAN là đánh giá quản trị công ty theo các tiêu chí công khai trên nguyên tắc đảm bảo một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả; quyền của cổ đông và đối xử công bằng với các cố đông; nhà đầu tư, thị trường chứng khoán và các trung gian; vai trò của các bên có lợi ích liên quan; công bố thông tin và tính minh bạch, trách nhiệm của hội đồng quản trị. Thẻ điếm quản trị công ty khu vực ASEAN được thiết kế và đánh giá thử nghiệm từ năm 2010 và được đưa vào áp dụng đế đánh giá quản trị công ty của các công ty cố phần niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2011. Đây là kết quả nghiên cứu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trong kế hoạch tổng thể do diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACMF) thiết lập với sự hỗ trợ của ngân hàng phát triển châu Á (ADB).

Tại Việt Nam, thẻ điểm quản trị công ty áp dụng cho Việt Nam (được xây dựng dựa trên Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, Nghị định 71/2017/NĐ-CP ngày 06/06/2017, Thông tư 95/2017/TT-BTC ngày 06/6/2017, Thông tư 155/2015/TT- BTC ngày 06/10/2015, Bộ nguyên tắc quản trị công ty năm 2015 của OECD/G20, Bộ tiêu chí đánh gía thẻ điểm QTCT ASEAN phiên bản 2017-2018) bao gồm 77 tiêu chí, trong đó tiêu chí cấp 1 là 69 tiêu chí với tổng điểm là 100 điểm. Các tiêu chí đánh giá được phân chia thành 4 nhóm gồm (A) quyền và đối xử công bằng với các cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản; (B) vai trò của các bên có quyền lợi liên quan; (C) công bố thông tin và tính minh bạch; (D) trách nhiệm của hội đồng quản trị (Vietnam Listed Company Awards, 2018). Tiêu chí cấp 2 là 8 câu hởi, trong đó 2 câu hởi thông

lệ tôt được cộng điêm và 6 câu hỏi liên quan đên vi phạm quản trị trọng yêu bị trù’ điếm. Thang điểm đánh giá từng tiêu chí được xem xét trên 3 cấp độ theo thuật ngữ trong nguyên tắc OECD về phương pháp đánh giá. Cụ thể đối với câu hởi mang tính tuân thủ, chấp hành thông lệ tốt = 2 điểm; chấp hành một phần thông lệ (mức trung bình của thông lệ quản trị công ty, đòi hỏi tuân thủ luật pháp, quy định của Việt Nam = 1 điểm); không chấp hành thông lệ, chấp hành thiếu hiệu quả, chưa có hay không phù hợp = 0 điểm.

__ __ 2 - __

Bảng 1.1. Tông hợp tiêu chí đánh giá quản trị công tỵ

STT TỔ chức/cá nhân xây dựng rri /K 1_ Tên bô• tiêu chí Số tiêu chi 1 International Finance Corporation (IFC) Tiêu chuẩn đánh giá QTCT doanh nghiệp nhà nước

39 tiêu chí được phân chia thành 6 nhóm (khuôn khổ pháp lý, nhà nước và vai trò chù sở hữu, đối xử bình đẳng với cổ đông, quan hệ với các bên có liên quan, minh bạch và công bố thông tin, trách nhiệm HĐQT) 2 International Finance Corporation (IFC) Corporate Governance Scorecards 80 tiêu chí chia làm 5 nhóm (quyền cổ đông, bảo vệ cổ đông thiểu số và đối xử công bằng với các cổ đông, các bên liên quan, tính minh bạch và công khai, hội đồng quản trị

3

The Centre for International Governance Innovation (CIGI) Scorecard on Corporate Governance in East Asia 102 tiêu chí chia làm 5 nhóm (quyền cổ đông, bảo vệ cố đông thiểu số và đối xử công bàng với các cồ đông, các bên liên quan, tính minh bạch và công khai,

y--- 7

trách nhiệm của hội đồng quản tri•

4

The German Financial Analysis and Asset Management Association DVFA Scorecard for Corporate Governance

55 tiêu chí được phân chia thành 5 nhóm (cổ đông và đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban điều hành, minh bạch và công khai, báo cáo và kiểm toán

5 Vietnam Listed Company Awards Tieu chuan đánh giá QTCT tại VN

77 tiêu chí được phân chia thành 4 nhóm gồm quyền và đối xử công bằng với các cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản; vai trò của các bên có quyền lợi liên quan; công bố thông tin và tính minh bach; trách nhiêm của hôi đồng quản trị 6 Credit Lyonnais Securities Asia Scorecard for Corporate Governance

57 câu hỏi đánh giá quản trị công ty được chia thành 7 nhóm (kỷ luật, minh bạch, độc lập, trách nhiệm giải trình, trách nhiệm, công bằng, xã hội)

7

Lawrence D. Brown và Marcus L. Caylor (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(2005)

Gov-Score 51 tiêu chuẩn đươc chia• thành 8 nhóm (kiểm toán, hội đồng quản tri, điều lê, trinh đô của thành viên HĐQT, thù lao cho HĐQT, những sự thực thi tiến bộ, tình trạng sát nhập)

8 International Finance Corporation

CGI Bao gồm 60 tiêu chí

Nguôn: tông hợp của tác giá

1,2,5, Môi quan hệ giữa quản trị công ty với kêt quả kinh doanh của doanh nghiệp,

Cho đến nay, có nhiều các nghiên cứu kiểm chứng mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống quản trị công ty nói riêng và quản trị công ty nói chung đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Bằng việc sử dụng các bộ chỉ số đo lường/đánh giá QTCT khác nhau, nhiều nghiên cứu đã kiểm chứng ảnh hưởng của QTCT nói chung hoặc một

(một vài) thành tố trong thiết chế QTCT như sự độc lập của hội đồng quản trị (HĐQT) đến quản trị công ty, vấn đề sở hữu, thù lao của CEO, và sự liên kết trong HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính ngắn và dài hạn của công ty như thế nào, hoặc các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố thành phần của thiết chế QTCT với nhau.

Otuya và cộng sự đã khẳng định các thông lệ QTCT tốt sẽ góp phần đáng kể hạn chế hiện tượng khai báo sai lợi nhuận và từ đó tác động đến chất lượng của báo cáo tài chính (Otuya et al., 2017). Abdulhafid và cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng thù lao cùa HĐQT và đặc điểm của Ban kiểm soát là hai yếu tố căn bản cần củng cố để nâng cao thành tích hoạt động của doanh nghiệp (Abdulhafid, Hudec, & Urbancikova, 2015).

Kết quả nghiên cúu của Jirapom và cộng sự (2012) cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa QTCT và tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp (Jiraporn et al., 2012). Các công ty có QTCT thấp thì sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn. Tiếp đó, Jirapom và cộng sự (2015) tiếp tục nghiên cứu ảnh hường của QTCT đến mức độ chấp nhận rủi ro của DN. Nghiên cúu của Jiraporn và cộng sự (2015) khẳng đinh các công ty được quản trị tốt thì có các chiến lược ít mạo hiếm hơn so với các công ty với hệ thống QTCT yếu kém (Jiraporn et al., 2015).

Renders và cộng sự (2010), cho rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa QTCT với kết quả hoạt động của doanh nghiệp, song mức độ tương quan mạnh hay yểu phụ thuộc vào môi trường thế chế của từng quốc gia (Renders et al., 2010). Abbadi và cộng sự (2016) phân tích mối liến hệ giữa QTCT và lợi nhuận ở Jordan. Kết quả nghiên cứu cho thấy QTCT càng tăng thì lợi nhuận càng lớn (Abbadi et al., 2016).

Ngược lại, Luo và Salterio (2014) kiểm chứng mối quan hệ giữa điểm số QTCT đo lường bởi một chỉ số tổng họp với giá trị công ty và kết quả hoạt động đo lường bởi chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chu sở hừu (ROE). Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy mối

quan hệ này rât yêu (Luo & Salterio, 2014). Tương tự như vậy, một sô nghiên cứu khăng định không có mối quan hệ giữa cấu trúc QTCT với kết quả hoạt động của doanh nghiệp thể hiện ở 2 chỉ số ROA và ROE (Epps & Cereola, 2008; Klein et ak, 2005). Võ Hồng Đức và Nguyễn Minh Trí (2014) kiểm chứng mối quan hệ giữa các biến số thành phần của thiết chế QTCT đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên số liệu công bố của 177 công ty niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có đủ bằng chứng để kết luận về mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô HĐQT với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các biển số như sự đảm nhận vai trò đồng thời của CEO trong HĐQT và ban điều hành (duality role) hay cấu trúc sở hữu vốn lại có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Vo & Nguyen, 2014).

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tồng quan các công trình có liên quan đến đề tài, từ đó chỉ ra khoảng trống nghiên cứu của đề tài. Mặt khác, chương 1 này cũng hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản trị công ty, tiêu chuẩn đo lường quản trị công ty, mối quan hệ giữa quản trị công ty với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng được khung nghiên cứu và các giá thuyết phát triến.

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN củư

2.1. Thiêt kê nghiên cứu.

2.1.1. Tiếp cận nghiên cứu.

Nghiên cứu quản trị công ty có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả tiếp cận nghiên cứu quản trị công ty dưới góc độ quản trị doanh nghiệp. Với cách tiếp cận đó, tác giả tổng hợp bộ tiêu chuẩn đánh giá quản trị công ty phù họp áp dụng cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Từ đó sử dụng bộ tiêu chí đó để đánh giá quản trị công ty tại Công ty CP DABACO Việt Nam và đề xuất các hàm ý và kiến nghị dưới góc độ quản trị kinh doanh để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu này quản trị công ty được xem xét theo 4 nhóm tiêu chí được theo tiêu chuẩn đánh giá quản trị công ty tại Việt Nam được xây dựng dựa trên thẻ điểm quản trị công ty khu vực ASEAN và các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu them tác động của cấu trúc HĐQT đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả phân tích quy mô thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập với các quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đề xuất các giải pháp theo từng nhóm tiêu chí của quản trị công ty để hoàn thiện quản trị công ty tại doanh nghiệp.

2.1.2. Quy trình nghiên cứu.

Đe nghiên cứu quản trị công ty tại Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam, tác giả tiến hành nghiên cứu qua các bước:

Bước 1: Tống quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Phương pháp nghiên cứu sử dụng là nghiên cứu tại bàn. Tác giả thu thập các bài báo, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở trong nước và nước ngoài. Trên kết quả thu thập dữ liệu, tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về khái niệm quản trị công ty, các lý thuyết quản tộ công ty, quản trị công ty, tiêu chuấn đo lường quản trị công ty, mối quan hệ giữa chuất lượng quản trị công ty với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 2: Dựa trên các kêt quả tông quan và hệ thông hóa cơ sở lý luận, tác giả đề xuất khung nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu.

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu

Bước 3: Trên cơ sở tống quan và hệ thống hóa tiêu chuấn đánh giá quản trị công ty, tác giả so sánh và lựa chọn bộ tiêu chuẩn đánh giá quản trị công ty áp dụng đối

với doanh nghiệp Việt Nam.

Bước 4: Phỏng vấn sâu với các chuyên gia nghiên cứu về quản trị công ty về bộ tiêu chuấn đánh giá quản trị công ty áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như khung nghiên cứu và các biến quan sát.

Bước 5: Xây dựng bảng hỏi nghiên cứu dựa trên kêt quả nghiên cứu phỏng vân

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản trị công ty tại công ty cổ phần tập đoàn DABACO việt nam (Trang 29)