Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ thương mại trung thành (Trang 75)

Nguyên nhân khách quan:

+ Sự biến động của giá nguyên vật liệu:

Tình hình biến động giá cả nguyên vật liệu, nhiên liệu năng lượng trên thị trường thế giới và trong nước ảnh hưởng rất lớn tới tính ồn định của thị trường xây dựng trong nước. Có nhiều thời điểm giá nguyên vật liệu, nhiên liệu biến động nhanh và mạnh trong khi giá cả đầu ra có tính ổn định, biến động chậm nên gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

+ Thị trường tài chính.

Trong giai đoạn vừa qua thị trường tài chính cũng biên động mạnh làm ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty. Các biến động về lạm phát, chính sách tiền tệ, lãi suất đã ảnh hưởng trực tiếp lên chi phí đầu vào (chi phí lãi vay), khả năng tiếp cận nguồn vốn rẻ của Công ty. Việc các ngân hàng hạn chế cho

vay vốn đầu tư xây dựng công trình và bất động sản làm cho các Công ty thực hiện dự án đầu tư gặp nhiêu khó khăn, thiếu vốn dẫn đến hoạt động đầu tư, dự án bị đình trệ, giảm khả năng thu hồi vốn cho doanh nghiệp.

+ Nhân tố con người.

Nước ta có nguồn lao động phổ thông rất dồi dào, nhưng lại thiếu những lao động có trình độ tay nghề cao, chi phí thuê nguồn nhân lực cao này rất tốn kém. Cụ thể thực trạng này làm cho chi phí lao động của công ty tăng cao và

có thời điểm không tìm được nguồn nhân lực chất lượng cao bổ sung trong các trường hợp thiếu hụt lao động đột suất. Bên cạnh đó lực lượng lao động trực tiếp tại hiện trường có tay nghề cao là thấp. Lực lượng lao động trực tiếp chủ yếu đến từ các vùng nông thôn nên phần lớn chưa được đào tạo bài bản, thậm chí chưa được đào tạo, sức khoẻ không đồng đêu, ý thức chấp hành kỷ luật chưa cao. Nhiều dự án mới Công ty phải thuê thêm nhân công ngoài nhưng việc quản lý, kiểm soát đối với bộ phận này gặp nhiều khó khăn. Chính điều này là rào cản cho năng suất lao động của công ty, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển lâu dài của công ty và sức cạnh tranh của công ty

+ Cạnh tranh khốc liệt trong ngành xây dựng trên địa bàn: Do đặc thù là công ty có quy mô nhỏ, hoạt động kinh doanh mang tính truyền thống nên hoạt động kinh doanh của công ty chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh bởi các công ty khác trên địa bàn, cùng lĩnh vực.

+ Tác động của dịch bệnh: Trong năm 2020, dưới tác động của dịch bệnh Covid 19, hoạt động của công ty chịu ảnh hường rất lớn khi các công trình bị đình trệ, các nguồn thu suy giảm, nguồn thu mới hạn chế trong khi công ty vẫn phải chịu nhiều chi phí cố định để duy trì hoạt động.

Nguyên nhân chủ quan:

+Công ty chưa chú trọng xây dựng và truyên đạt chiên lược công ty trong nội bộ công ty. Chiến lược là cơ sở để phân bổ nguồn lực hiệu quả, việc không xây dựng chiến lược rõ ràng khiến cho công ty thiếu đi cơ sở quan trọng nhất để phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. Những lý do chính thường được đưa ra là hoạt động kinh doanh mang tính chất gia đình, có độ ổn định thấp, tính không chắc chắn cao nên khó trong việc xây dựng chiến

lược. Công ty chưa xây dựng các chỉ tiêu đo lường chiến lược cụ thể. Điều này khiến cho việc xây dựng chiến lược vần dừng lại ở những yếu tố định tính, khó tạo cơ sở hiệu quả trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động và hiệu quả của việc thực thi chiến lược. Các cuộc họp của đội ngũ quàn lý còn tập trung nhiều đến vấn đề tác nghiệp, dành ít thời gian cho việc bàn luận các vấn đề chiến lược.

+ Công ty không xây dựng kế hoạch dòng tiền trong dài hạn (3-5 năm). Bên cạnh đỏ, các kế hoạch ngân sách cũng chỉ được xây dựng rời rạc hoặc phục vụ các mục tiêu riêng lẻ. Việc lập kế hoạch dòng tiền chưa thực hiện phân tích độ nhạy/Phân tích tình huống và kiểm nghiệm sức chịu đựng trong những bối cảnh nền kinh tế hoặc thị trường suy giảm

+ Do trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong công ty còn yếu kém làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Máy móc có nhưng người lao động chưa sử dụng thành thạo. Công tác dự báo thị trường chưa tốt dẫn đến việc tỷ trọng hàng tồn kho quá nhiều không đem lại hiệu quả, từ đó kéo theo nhiều chi phí không cần thiết như chi phí bảo dưỡng, duy trì và kho bãi.

+ Công ty chưa có các chuyên viên tài chính chuyển nghiệp tách khỏi bộ phận kế toán, phần lớn vần là tính toán giản đơn và kiểm nhiệm. Không có cẩm nang hay hướng dẫn về nghiệp vụ quản trị dòng tiền/ quản lý sử dụng tài

sản dẫn tới việc quản lý hiệu quả sử dụng tài sản của công ty một cách chuyên nghiệp, chi tiết gần như là không có.

+ Chính sách tín dụng thương mại của công ty chưa hoàn chỉnh và rõ ràng. Công ty bị phụ thuộc nhiều vào số ít khách hàng và nhà cung cấp do đó công ty khó áp dụng các điều kiện ràng buộc tín dụng trong hợp đồng một cách tiên quyết. Mặt khác, chính sách tín dụng thương mại của công ty chưa được áp dụng đúng với nhiều đối tượng, phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh. Không có cơ chế giám sát, kiếm tra việc thực hiện một cách nghiêm túc.

+ Công ty chưa tìm kiếm và tiếp xúc được nguồn vốn đầu tư với chi phí thấp.

+ Do công ty phải thi công các công trình với khối lượng vốn tương đối lớn so với quy mô tiền và tương đương tiền của công ty nên việc thu tiền các khoản nợ gặp khó khăn. Khách hàng luôn giữ lại cho mình một phần lợi nào đó của công ty, sau một thời gian mới trả hết. Đồng thời, công tác dự báo thị trường và dự báo nhu cầu sàn xuất của công ty thường dựa vào kinh nghiệm. Hoạt động tổ chức nghiên cứu thị trường của công ty về tình hình tiêu thụ hàng hoá chưa kịp thời, độ chính xác chưa cao

+ Công ty còn dè dặt trong vấn đề vay vốn ngân hàng để đẩy mạnh quy mô hoạt động, mới chỉ dừng lại ở các khoản vay ngắn hạn bo sung tạm thời, các hoạt động huy động vốn khác từ những nguồn vốn nhàn rồi trong và ngoài doanh nghiệp còn hạn chế.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỐ PHẢN XÂY DƯNG VÀ DỊCH vụ

THƯƠNG MẠI TRUNG THÀNH

4.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần xây dựng dịch vụ thương mại Trung Thành.

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp đó phải nắm giữ được thị phần dù là ít hay nhiều hay doanh nghiệp đó phải có khả năng cạnh tranh. Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược khác nhau để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Công ty đã đưa ra những phương hướng hoạt động cho những năm sau:

Giữ vững và phát triển thị trường, tăng doanh thu tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng.

Tăng năng suất lao động, thực hành tiết kiệm từ khâu dự trữ nguyên vật liệu đầu vào đến lượng dự trừ sản phẩm tồn kho.

Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại có năng suẩt cao để tiết kiệm vật liệu, hạ giá thành xây dựng.

Công ty sẽ đẩy mạnh mục tiêu xây dựng và chiếm lĩnh thị trường: Xây dựng thêm các cửa hàng trên các địa điểm thuận lợi không chỉ cho doanh nghiệp mà cho cả khách hàng, đế giảm bớt phí vận chuyển cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục đầu tư vào máy móc sản xuất của công ty để giảm phụ thuộc vào việc đi thuê đồng thời kết hợp nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực.

Doanh thu, lợi nhuận mỗi năm tăng từ 20% - 30% /năm.

Phát triển và quảng bá thương hiệu trở thành thương hiệu nổi tiếng, uy tín trong mảng kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng và xây dựng công trình tại khu vực huyện Thường Tín và địa bàn lân cận.

4.2. Một sô giải pháp góp phân nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ thương mại Trung Thành

Qua phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả sừ dụng tài sản tại Công ty cổ phân xây dựng và dịch vụ thương mại Trung Thành ta có thể thấy được những điểm hạn chế như: Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty biến động thất thường, đặc biệt là rất nhạy cảm trước những biến động tiêu cực của nền kinh tế; các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, gây áp lực lên vốn bị ứ đọng; công tác đánh giá, nắm bắt thị trường còn hạn chế, việc phân tích

hiệu quả kinh doanh là chưa tốt, chưa linh động nhạy bén nên chưa phát huy tối đa được hiệu quả kinh tế; Công tác quản lý tài sản chưa tốt, năng lực của cán bộ, nhân viên quản lý tài sản còn hạn chế; Công ty chưa tìm kiếm và tiếp xúc được nguồn vốn đầu tư với chi phí thấp; cơ cấu tài sản còn phụ thuộc quá nhiều vào TSNH... Để khắc phục những điểm hạn chế này, tác giả đề xuất những giải pháp như sau:

4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Do đặc thù kinh doanh nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tài sản của công ty, trong đó phải kể đến mục các hàng tồn kho và khoăn phải thu. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài săn cần phải đổi mới

và hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng TSNH.

4.2.1.1. Tăng cường công tác thu hồi công nợ

Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong TSNH của công ty, vì vậy quản lý các khoản phải thu là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

+ Phân tích khà năng tín dụng của khách hàng:

Đây là khâu rất quan trọng để Công ty xác định rõ khách hàng là ai và quyết định thực hiện chính sách thương mại như thế nào.

Mặc dù tín dụng thương mại tác động đến doanh thu bán hàng. Do được trả chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hoá của doanh nghiệp từ đó sẽ làm cho doanh thu tăng. Nhưng cần phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng

thêm thì phân nào lớn hơn chính vì thê mà phâi phân tích khả năng tín dụng của khách hàng. Nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn tối thiểu của doanh nghiệp thì tín dụng thương mại sẽ được cấp. Các phương pháp có thề dùng như: sử dụng các tài liệu để phân tích khách hàng như các báo cáo tài chính; phỏng vấn trực tiếp; xuống tận nơi để kiểm tra; tìm hiểu qua các khách hàng khác.

Vì Công ty đang có một khoản phải thu khách hàng rất lớn chính vì vậy phải cân nhắc khi cho đối tác chậm thanh toán, phải xem xét phẩm chất, tư cách tín dụng; năng lực trả nợ; vốn; các khoản thế chấp; điều kiện kinh tế của khách hàng. Trong các doanh nghiệp xây dựng việc không cho khách hàng nợ tiền công trình, chậm thanh toán là một điều khó khăn nhưng cần phải biết rõ về khách hàng và phải biết từ chối những công trình làm ăn không có lãi khi mà tính đến chi phí đòi nợ quá cao, làm giảm lợi nhuận.

Phải nhìn vấn đề theo phương pháp chiết khâu lợi nhuận ròng bởi đôi khi có lãi danh nghĩa, nhưng trên thực tê lợi nhuận thực lại là âm.

Cần phải có cán bộ chuyên trách, phân tích lập ra những điều kiện cụ thể khi tham gia vào một dự án và trước khi nhận một công trình nào đó phải phân tích các dự án trên cơ sở có tính đến cả chi phí đòi nợ.

+ Quán lý các khoản phải thu:

Đối với những khoản đã được nghiệm thu, đã thực sự được đưa vào các khoản phải thu thì lúc này Công ty cần có những chính sách quản lý chúng.

Thứ nhất: Để quản lý các khoản phải thu thì Công ty phải dựa vào năng lực trả nợ của các khách hàng, phải phân loại khách hàng theo năng lực trả nợ của bản thân khách hàng, theo mối quan hệ làm ăn lâu dài trong các năm qua (khách hàng quen).

Thử hai: Phải phân loại các khoản phải thu theo thời gian. Thứ ba: Sự tín nhiệm đối với sự bảo lãnh của bên thứ ba.

Nói tóm lại cần phải phân loại các khoản phải thu để biết được đặc điểm và những chính sách cần áp dụng cho từng loại phải thu có độ rủi ro khác

nhau. Đôi với những khoản phải thu có thời hạn quá lâu mà đã xác định là khoản nợ khó đòi thì phải đưa vào tài sản ngoại bảng theo dõi, và phải thực hiện truy thu những khoản này ngay khi có điều kiện.

Đối VỚI những khách hàng có uy tín, khả năng trả nợ cao thì Công ty có thể có các chính sách tín dụng để thu hút khách hàng.

Đối với những khách hàng mới thì cần theo dõi chặt chẽ về sự thay đổi tình hình tài chính của khách hàng và phải có biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng khi tình hình tài chính của khách hàng đang ở bên bờ phá sản, có thể chấp nhận giảm giá các khoản phái thu.

+ Rút ngắn thời gian thi công và nghiệm thu một công trình:

Rút ngắn thời gian thi công và nghiệm thu một công trình sẽ giúp cho Công ty có the vay vốn ngân hàng một cách thuận lợi theo những bản hợp đồng đầu năm. Xúc tiến tiến độ thi công công trình cũng sẽ không thể giúp cho khả năng quay vòng vốn được nếu như không được nghiệm thu vì chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu. Vì thế, để thực hiện việc xúc tiến tiến độ thi công công trình và nâng cao chất lượng sản phẩm thì công ty phải thực hiện những biện pháp sau:

Thứ nhất, phát triển hoàn thiện công cụ lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, hoàn thiện và áp dụng kỳ thuật thi công phù hợp, theo quy trình đồng bộ, hoàn chỉnh; Đây là vấn đề lâu dài bởi nếu muốn áp dụng kỳ thuật thi công tiên tiến thì phải có các kỳ sư giỏi, các công nhân lành nghề am hiểu về máy móc. Và muốn có được điều ấy thì cần phải có hoạt động tuyển dụng và đào tạo quy củ.

Thử ba, sử dụng vật liệu mới, vật liệu thay thế. Để sử dụng được vật liệu mới phải sẵn sàng trá một khoản chi phí cao.

Thử tư. hoàn thiện và hợp lý hoá các phương pháp tổ chức sán xuất, công nghệ quản lý, kỳ thuật quản lý. Đây là phương pháp mà các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng, cần phải có một nhà quản lý có khả năng điều phối sản xuất một cách hợp lý, khoa học. Nêu biết

hoàn thiện và hợp lý hoá các phương pháp tô chức sản xuât, thì có thê tận dụng được không chỉ năng lực của máy móc thiết bị mà còn tận dụng được rất nhiều những thời gian bị lãng phí một cách vô lý.

+ Áp dung các biên pháp chủ đông thu hồi nơ và bào toàn vốn:

Đối với các khoản nợ sắp đến kỳ hạn thanh toán, Công ty phải chuẩn bị các chửng từ cần thiết đồng thời thực hiện kịp các thủ tục thanh toán, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng. Đối với các khoản nợ quá hạn, Công ty phải chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp để thu hồi, bên cạnh đó, Công ty phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và có thể chia nợ quá hạn thành các giai đoạn để có biện pháp thu hồi thích hợp.

Ngoài ra, việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn vốn ngắn hạn phải dựa trên cơ sở là thời gian quá hạn trả nợ và tổng mức

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ thương mại trung thành (Trang 75)