Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 95)

4.3.1. Đối vói Chính phủ

- Ngoài những mục tiêu phát triển của nền kinh tế, trong hoạch định chính sách xuất nhập khẩu cần xét tới sự phát triển bền vững của hệ thống các

ngân hàng. Mọi sự thay đổi đều phải có lộ trình thực hiện cho các Ngân hàng

kịp thích ứng và có thờ gian thực hiện những chính sách đáp ứng lại cho phù hợp.

- Quy định liên quan tới cung cấp thông tin trong lĩnh vực xuất nhập

khẩu: Hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu liên quan tới nhiều

quốc gia, chính vì vậy việc xây dựng một hành lang pháp lý liên quan tới hoạt

động của các doanh nghiệp này là điều hết sức cần thiết. Đặc biệt, khi có những yêu cầu về cung cấp thông tin cụ thể, các Ngân hàng sẽ dễ dàng tiếp cận được các thông tin về khách hàng, về thị trường, dễ dàng đối chiếu và so

sánh thông tin Hơn nữa thực tế hiện nay, ngoại trừ những tập đoàn, tồng công ty lớn sẽ thuê các công ty kiểm toán quốc tế có chất lượng thì đa số các doanh nghiệp khác nếu bắt buộc phải kiểm toán sẽ thuê nhiều công ty kiểm toán

chất lượng không đảm bảo nhằm mục đích gian lận. Điều này sẽ được hạn chế

khi có những quy định vê cung câp thông tin trong hoạt động xuât nhập khâu.

- Xây dựng hành lang pháp lý để hoạt động xử lý tài sản đảm bảo nợ được diễn ra nhanh chóng. Mặc dù về mặt lý thuyết các khoản cấp tín dụng có

tài sãn đảm bảo khi có rủi ro khách hàng không trả được nợ thì nguồn thu từ phát mại tài sản đảm bảo sẽ giúp Ngân hàng bù đắp được tổn thất do các

khoản cấp tín dụng thường chỉ chiếm 70%, 80% cùng lắm là 90% giá trị tài săn đảm bảo. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy giá trị thu hồi được khi phát mại tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ rất nhỏ không đủ bù đắp tổn thất mà Ngân hàng phải chịu, có nhiều nguyên nhân dần tới hiện tượng trên nhưng

một trong những nguyên nhân cơ bản là thời gian xừ lý tài sản đảm bảo quá dài theo quy định của pháp luật. Đặc biệt liên quan tới hoạt động xuất nhập khấu, nếu như để hàng hóa trên tàu, lưu kho tại cảng quá lâu sẽ tốn chi phí

lưu trữ lớn, đồng thời hàng hóa sẽ bị hư hỏng giảm giá trị dẫn tới giá trị thu

hồi được sau khi trừ đi các chi phí chỉ đủ bù đắp được một phần nhỏ giá trị

của khoản tín dụng Ngân hàng cấp cho Khách hàng.

3.3.2. Đối vói Ngân hàng Nhà nước

- Tạo lập môi trường công bằng cho các Ngân hàng phát triền hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu: Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu là một

hoạt động đặc thù không chỉ ảnh hưởng tới một quốc gia mà tại nhiều quốc gia, có tính lan tỏa rộng lớn. Hiện nay có rất nhiều Ngân hàng tham gia cung ứng các sản phẩm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong đó có những Ngân

hàng lâu năm đã có kinh nghiệm, cũng có những Ngân hàng mới bước đầu triển khai hoạt động này. Trên thực tế, hoạt động cùa các Ngân hàng hiện nay

có tính mở và tự chủ rất cao. Điều này tạo điều kiện cho các Ngân hàng chủ

động trong hoạt động của mình nhưng cũng là nguyên nhân dẫn tới xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh. Nhiều Ngân hàng hạ thấp khẩu vị rủi ro, hạ lãi suất không cỏ cơ sở để lôi kéo khách hàng. Vi vậy, NHNN cần có sự

kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của các

NHTM, cần đặt ra các quy định cụ thể cho đối tượng được hoạt động trong mảng tín dụng tài trợ XNK, các giới hạn về hoạt động để đảm bảo hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu được phát triển trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh, các Ngân hàng sẽ phát triển hoạt động thực chất và có chiều sâu.

- Hoàn thiện hệ thong thông tin của trung tâm thông tin tín dụng NHNN C1C: Hiện nay CIC mới chỉ có thông tin liên quan tới hoạt động Ngân hàng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Neu như muốn phát triển hoạt động tín

dụng tài trợ xuất nhập khẩu thì các thông tin về các chủ thể nước ngoài, các chi nhánh Ngân hàng ở nước ngoài là thực sự cần thiết. Hiện nay, bản thân

mỗi Ngân hàng sẽ có những thông tin của riêng mình. Nhưng nếu có một hệ

thống thông tin tập trung, một đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thu thập, phân

loại và cung ứng thông tin thì giá trị của thông tin sẽ được nâng lên. Các Ngân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng cũng sẽ dễ tiếp cận hơn trong quá trình tác nghiệp.

- Thực hiện hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin định hướng cho các ngân hàng thương mại. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tống hợp, phân

tích thông tin trong nước và quốc tế; đưa ra những dự báo và tư vấn hữu dụng cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Đồng thời, cập nhật phản hồi về tính họp lý, cũng như tính phù hợp trong các quy định liên quan tới hoạt động tín dụng cả Ngân hàng để có những chỉnh sửa, bố sung cho phù họp.

KẾT LUẬN

Hoạt động xuất nhập khẩu với quy mô càng được mở rộng bao nhiêu thì nhu cầu tín dụng hỗ trợ sẽ ngày càng trở nên cấp thiết bấy nhiêu. Nhưng năm gần đây, triển vọng phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là tất

yếu rõ ràng. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khấu và sử dụng tới các sản phẩm tài trợ tín dụng của Ngân hàng ngày càng tăng lên. Các Ngân hàng thương mại đã và đang triển khai các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu với quy mô ngày càng được mở rộng. Đặc biệt là tại những nước đang phát

triển có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữ một vai trò chủ đạo trong nền

kinh tế như nước ta.

Tại NHTMCP Quân Đội, số lượng khách hàng tìm đến các sản phẩm tín

dụng tài trợ xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngân hàng chưa có chủ

trương phát triến hoạt động này thành một nghiệp vụ lớn, có tính trọng tâm.

Trong thời gian tới, ngân hàng nên đầu tư hơn nữa vào việc nghiên cứu đối

tượng khách hàng, tạo bước tiến thuận lợi cho ngân hàng chiếm lĩnh thị trường,

giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

Trong thời gian làm việc tại NHTMCP Quân Đội, em đã may mắn nhận

được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các anh/chị đồng nghiệp tại Ngân hàng, được trực

tiếp thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, được học hỏi những kiến thức thực tể và đặc biệt là hiểu sâu hơn về hoạt động của một ngân hàng nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong nền kinh tế hiện đại. Song với vốn kiến thức còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được

sự góp ý, sửa chữa của các thầy cô đề giúp luận văn của em thêm hoàn thiện.

Em xin chân thành cảm Oil!

TÀI LIỆU THAM KHÁO

1. Trần Thị Vân Anh, 2013. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nội. Luận văn Thạc sĩ, Trường Học viện Ngân hàng.

2. Vũ Minh Cường, 2004.Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khâu tại Ngăn hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Luận văn Thạc sĩ, Học viện Ngân hàng

3. Ngô Đình Giao, 1997. Giáo trình Quản trị kinh doanh tông hợp trong các doanh nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội

4. Tô Ngọc Hưng , 2014. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Học viện

Ngân hàng

5. Lưu Thị Hương, 2004. Giáo trình Tài chỉnh DN. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

6. Trần Thu Hoài, 2014, Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ cuẩt nhập khâu theo phương thức thanh toán tỉn dụng chứng từ đối với ngân hàng

Thương mại cô phần Ngoại Thương Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ, Học viên

Ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Nguyễn Thị Kim Liên, 2018, "Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất nhập khấu bằng phương thức tín dụng chúng từ tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Đông Đô ”. Luận văn Thạc sĩ, Trường Học viện Ngân hàng.

8. Mishkin F.S, 1992. Tiền tệ Ngăn hàng và thị trường tài chính. Dịch

từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Quang Cư và Nguyễn Đức Dy, 2001. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

9. Đàm Thị Thu Phương, 2013, "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khấu tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Hỏa". Luận văn Thạc sĩ, Trường Học viện Ngân hàng

10. Nguyên Thị Thu Quyên, 2018, “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khâu tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình ”. Luận văn Thạc sĩ, Trường Học viện Ngân hàng.

11. . Nguyễn Văn Tiến (2005), “Thanh toán quốc tể Tài trợ ngoại thương”, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê

12. Tổng cục thống kê, 2018. Thông cáo báo chí Kết quả chính thức

Tổng điều tra Kinh tế năm 2017. Hà Nội.

13. Peter s. Rose, 2004. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại.

Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Đức Hiển và Phạm Long. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

14. Nguyễn Văn Tiến, 2012. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại.

Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

15. Nguyễn Văn Tiến, 2012. Tiền tệ ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản

Thống kê.

16. Tài liệu hội thảo “Những thách thức của NHTM Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế”, 2012

17. Ngân hàng TMCP Quân Đội. Phương hướng hoạt động kinh doanh. Hà Nội.

18. Ngân hàng TMCP Quân Đội. Báo cáo tài chính năm 2018-2020. Hà Nội.

19. David Cox, 1997. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản.

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

20. MirabelleMuũls, 2015, “Exporters, importers and credit constraints”

21. Accord Financial Report (2016), “Import and Export Financing Solutions ”

22. Wagner, Joachim (2014), “Credit constraints and margins of import: first evidence for German manufacturing enterprises ”

23. Website MB: www.Mbbank.com.vn

24. Website Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam-VNBA: www.vnba.org 25. Website Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam: www.sbv.gov.com.vn 22. Website: Cafef.vn

Một phần của tài liệu Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 95)