Ngành CNTT và thị trường năm

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên 2013 am tường công nghệ thấu hiểu thông tin HPT knowing IT (Trang 45 - 46)

Năm 2013 đánh dấu một năm có nhiều nỗ lực và kỳ vọng của cộng đồng về đầu tư và triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan, doanh nghiệp và người dân. Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông thì tổng doanh thu công nghiệp CNTT ước tính đạt hơn 20 tỷ USD, trong đó khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp hơn 90% giá trị xuất khẩu. Về ứng dụng CNTT, 100% cơ quan nhà nước có Trang/ Cổng thông tin điện tử, cung cấp hơn 100.000 dịch vụ công trực tuyến các loại phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hệ thống đào tạo nhân lực CNTT tiếp tục được duy trì ổn định với khoảng 290 cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và gần 150 cơ sở đào tạo nghề về CNTT-TT.

Trong lĩnh vực viễn thông tổng doanh thu ước đạt 9,9 tỷ USD. Tổng số thuê bao điện thoại đạt 105 triệu thuê bao, trong đó di động chiếm 93%; hơn 31 triệu người sử dụng Internet; tổng số thuê bao Internet băng rộng (xDSL) đạt hơn 5,17 triệu thuê bao; tổng băng thông kết nối Internet trong nước đạt 613,8Gb/s và tổng băng thông kết nối Internet quốc tế đạt 549Gb/s; hơn 263.000 tên miền “.vn” đã đăng ký và Việt Nam tiếp tục giữ vị trí số 1 Đông Nam Á về số lượng sử dụng tên miền cấp cao mã quốc gia, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 172% năm; tổng số tên miền tiếng Việt đã đăng ký đạt gần 950.000; tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp đạt trên 15,5 triệu địa chỉ.

Các xu hướng rõ rệt nhất được ghi nhận từ thị trường có lẽ là số lượng thuê bao di động tiếp tục tăng một cách ấn tượng và mạng xã hội, trong đó Facebook đã đạt được những thành công ngoạn mục và trở thành mạng xã hội tăng trưởng tốt nhất, có đông người dùng nhất và chắc chắn có ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam hiện nay.

Trong mảng đầu tư hạ tầng CNTT và triển khai các ứng dụng CNTT năm 2013 vẫn chưa có đột biến tăng trưởng có thể do tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, việc mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư tiếp tục bị thu hẹp, chi tiêu từ ngân sách nhà nước cho CNTT năm 2013 không thể giải ngân hết theo kế hoạch vì nhiều lý do, trong đó có việc Chính phủ vào cuối năm gặp khó khăn do thu ngân sách không đạt kế hoạch. Năm 2013, lĩnh vực an ninh an toàn thông tin được đặc biệt chú trọng do những tác động của các cuộc tấn công mạng và các sự cố gián điệp mạng

46 hptVIETNAM CORPORATION

BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

toàn cầu (Edward Snowden) từ các hãng và các quốc gia tiên tiến về công nghệ. Trong lĩnh vực sản xuất và gia công phần mềm năm 2013 có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều doanh nghiệp có tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận và đầu tư nguồn lực.

Năm 2013 đã thúc đẩy các dự báo về phát triển và thay đổi của công nghệ theo 5 xu hướng đáng chú ý: Internet của sự vật (Internet of Things), Di động hóa (Mobility), Dữ liệu lớn (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud Computing) và Mạng xã hội (Social Networks).

Trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn và việc đầu tư cho CNTT còn ít dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp CNTT, đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải chuyên nghiệp hơn, phải tiếp tục đầu tư vào nguồn nhân lực, nâng cao năng lực công nghệ và năng lực quản trị. Ngày nay, trên thị trường CNTT còn có sự tham gia cạnh tranh của các công ty nước ngoài có bề dày kinh nghiệm và tiềm lực tài chính, điều này càng làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực hơn rất nhiều.

Với những thách thức to lớn của năm 2013 và đánh giá cơ hội dành cho các doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ vượt qua khó khăn, tập thể Ban Lãnh đạo và cán bộ nhân viên HPT đã có những bước đi phù hợp, động viên nội lực, lao động cần mẫn để hoàn thành các mục tiêu quan trọng đề ra, tạo cơ sở cho sự phát triển của HPT trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên 2013 am tường công nghệ thấu hiểu thông tin HPT knowing IT (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)