Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn Đầu tư quốc tế Đại học hàng hải (Trang 83 - 90)

x .2 y Chi phí bảo hiểm z 124 aa 124 ab 124 ac 124 ad 124 ae

2.5.1. Cơ cấu tổ chức

2.4.1.

Tổng giám đốc Tổng giám đốc Giám đốc điều hành Giám đốc điều hành Phòng Nhân sự Phòng Nhân sự Phòng sản xuất Phòng sản xuất

Giám đốc kinh doanh Giám đốc kinh doanh

Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh Giám đốc tài chính Giám đốc tài chính Phòng kế toán Phòng kế toán Phòng vật tư Phòng vật tư 2.4.2. 2.4.3. 2.4.4. 2.4.5. 2.4.6. 2.4.7. 2.4.8. 2.4.9.

2.4.10. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban:

 Tổng giám đốc: “Là người điều hành tối cao nhất của doanh nghiệp, phụ trách việc điều hành tổ chức đó và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc

• Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

• Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng quản trị

• Tham gia vào quá trình tuyển dụng lao động của công ty.

• Ban hành những qui định nội bộ chung cho công ty.

• Bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong công ty theo đúng qui định của công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

• Kiến nghị các phương án xử lý những khoản lợi nhuận, lỗ trong quá trinh kinh doanh.

• Là người có quyết định cuối cùng trong mọi giao dịch của công ty.

• Xây dựng, điều hành, quản lý việc thực hiện các phương án đầu tư, sản xuất để quá trình kinh doanh diễn ra hiệu quả.

 Giám đốc các bộ phận (Giám đốc điều hành/kinh doanh/tài chính): “Là người đại diện thay cho chủ đầu tư, phụ trách hoạt động sản xuất trong công ty theo chuyên môn, cũng như các hoạt động đối ngoại khác của công ty”

• Phát triển các kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn của công ty theo đúng qui định và pháp luật

• Điều chỉnh hành lang pháp lý và các qui định trong công ty để đảm bảo công ty kinh doanh một cách hiệu quả nhất

• Quản lý, đốc thúc, khuyến khích nhân viên làm việc tích cực theo kế hoạch

• Điều hành và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của công ty

• Quyết định chế độ lương, thưởng cho nhân viên

 Phòng Nhân sự: “Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành trong công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, pháp chế của công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành trước các hoạt động, nhiệm vụ được giao”

• Tiến hành lập kế hoạch và triển khai kế hoạch hàng năm, thu chi ngân sách, công việc của từng phòng ban để nộp cho ban Giám đốc kí duyệt

• Tổ chức bộ máy nhân sự, phân chia công việc cho nhân viên một cách hiệu quả để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ

• Thực hiện báo cáo nội bộ theo qui định của công ty và các báo cáo khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo

• Xây dựng qui trình, tiến hành giám sát kiểm tra quá trình làm việc để cải thiện tiến độ công việc, giúp nâng cao hoạt động của công ty

• Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đề án ngân sách về chi phí lao động. Thực hiện khảo sát chính sách nhân sự, mức độ hài lòng hàng năm đối với toàn thể cán bộ, nhân viên nhằm cải thiện chính sách nhân sự  Phòng Sản xuất: “Khai thác và vận hành hiệu quả hệ thống dây chuyền công

nghệ của công ty nhằm hướng tới chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu khách hàng, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu”

• Ra quyết định về cơ cấu tổ chức của hệ thống dây chuyền sản xuất

• Đánh giá năng lực sản xuất để giúp công ty xác định được tiềm năng phát triển

• Đưa ra hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất theo kế hoạch, đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất để hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh

• Quản lý, kiểm định chất lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất

• Kiểm soát chi phí sản xuất so với mức ngân sách cho phép đã đặt ra của công ty, kiểm soát định mức tiêu hao nguồn nguyên vật liệu, định mức lao động, báo cáo lượng tồn kho kịp thời phục vụ sản xuất

• Tiếp nhận đơn hàng, lên kế hoạch sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm

• Theo dõi, giám sát quá trình sản xuất và báo cáo tiến độ sản xuất hàng ngày với cấp trên. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác của Tổng giám đốc

 Phòng Kinh doanh: “Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong việc thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm của công ty theo kế hoạch được giao. Góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản phẩm, phân phối hàng hóa và dịch vụ”

• Thực hiện việc tiếp cận và nghiên cứu thị trường khách hàng

• Cung cấp các nguồn thong tin, dịch thuật tài liệu cho ban lãnh đạo

• Thực hiện đôn đốc, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh cảu các phòng ban nhằm đảm bảo được tiến độ sản phẩm đúng thời hạn

• Lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cho các phân xưởng sản xuất cho công ty

• Phối hợp thực hiện công tác phát triển thị trường, các công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm

• Chịu trách nhiệm với ban Giám đốc công ty về các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty

 Phòng Kế toán: “Giúp Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính trong công ty theo các quy định về quản lý tài

• Thực hiện nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để đảm bảo duy trì tốt các hoạt động kinh doanh

• Phối hợp với các phòng ban khác để lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của công ty

• Quản lý công tác đầu tư tài chính

• Tổ chức tuần hoàn chu chuyển vốn, thanh toán tiền kinh doanh, thu hồi công nợ

• Kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn ở các phòng ban trong công ty

• Thực hiện đầy đủ công tác ghi chép sổ sách các nghiệp vụ phát sinh trong toàn công ty đồng thời kiểm tra thường xuyên hoạt động của toàn bộ hoạt động của Công ty để sử dụng đồng vốn có hiệu quả

• Xây dựng các nội qui nội bộ về quản lý tài chính: quy trình thu, chi kinh doanh; quản lý tiền vốn, công nợ,... và kiểm tra việc chấp hành nội quy của nhân viên

• Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và để báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ban Giám đốc công ty

 Phòng Vật tư: “Tham mưu cho Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính trong công tác quản lý vật tư, trang thiết bị; tổng hợp và đề xuất mua vật tư, thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính giao”

• Lập kế hoạch và kiểm soát vật liệu: chuẩn bị ngân sách, dự báo mức tồn kho, lên lịch các đơn đặt hàng và giám sát hiệu suất sản xuất, bán hàng

• Lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, kiểm định toàn bộ máy móc trang thiết bị của toàn công ty

• Xây dựng và thực hiện hệ thống sổ sách kho

• Bảo đảm cung ứng đúng số lượng, chất lượng, thời gian, tiết kiệm chi phí

• Kiểm tra, giám sát, quản lí các loại vật tư các đơn vị trong công ty sử dụng để có biện pháp thu hồi khi sử dụng không đúng mục đích, tránh gây lãng phí, thất thoát cho tài sản công ty

• Tổng hợp, đánh giá tất cả số liệu vật tư. Quản lý việc phân phối vật tư trong công ty

• Giám sát mức tồn kho, phối hợp với các phòng ban khác để lên kế hoạch cho mô hình dự báo

2.4.13. 2.4.14. 2.4.15. 2.4.16.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn Đầu tư quốc tế Đại học hàng hải (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w