thực tập
Qua 6 tháng thực tập tại trại em đã trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn, kết quả được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập (Đơn vị: con) Tháng Nái đẻ, nuôi con Lợn con đẻ ra Lợn con cai sữa Tỷ lệ nuôi sống (%) 6 67 850 821 96,59 7 70 906 881 97,24 8 67 842 818 97,14 9 57 714 679 95,09 10 52 616 586 95,12 11 50 614 598 97,39 Tổng 363 4542 4383 96,49
Số liệu bảng 4.2. Cho thấy, số lượng lợn nái và số lượng lợn con mà em trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng là 363 con, đây là những lợn nái chửa ở giai đoạn cuối 100 - 114 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và tập làm quen với chuồng đẻ. Khi lợn chuyển lên chuồng đẻ thì thẻ nái được gắn vào mỗi bảng thức ăn đầu ô chuồng, ghi ngày đẻ dự kiến, ghi bảng thức ăn để tiện cho ăn và chuẩn bị đỡ đẻ.
Trong quá trình nuôi dưỡng từ sau khi đẻ đến 21 ngày số lượng lợn con cai sữa tăng dần từ tháng 6 đến tháng 11. Có nhiều nguyên nhân là do kỹ thuật đỡ đẻ của công nhân và sinh viên thực tập ngày càng được nâng cao. Lợn con
45
bị lợn mẹ đè chết giảm do công tác trông lợn ngày càng được chú ý hơn. Tại trại, trong 6 tháng theo dõi em thấy lợn con có tỉ lệ sống cao nhất là 97,24% vào tháng 7 và 97,39% vào tháng 11, thấp nhất là 95,09% vào tháng 9 và 95,12% vào tháng 10, vì tháng 9 có sự thay đổi công nhân, người mới chưa quen việc, đến tháng 10 với sự thay đổi thời tiết nên ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn lợn con. Để có tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa cao phải chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, nếu nhiệt độ môi trường thấp phải đưa lợn con vào ô úm, không nên để chuồng và sàn chuồng ẩm ướt để tránh lợn con bị tiêu chảy. Nên cho lợn con tập ăn sớm lúc 4 ngày tuổi để tăng khả năng tăng trọng của lợn. Phải tạo mọi điều kiện thích hợp, tối ưu nhất để lợn con có khả năng phát triển tốt nhất. Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng cần đảm bảo số lượng công nhân trong dãy chuồng đang đẻ để giảm tỷ lệ chết do lợn mẹ đè, đó là 2 người trên 1 dãy chuồng khoảng 60 - 70 nái đang đẻ. Trong quá trình đỡ đẻ, thiến, mổ hernia phải đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật. Tuân thủ đúng yêu cầu trên thì chúng ta có thể hạn chế được tỷ lệ lợn con chết, đảm bảo số lượng lợn con xuất bán cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Khi chăm sóc lợn nái bầu giai đoạn 1 tuần trước khi đẻ phải chú ý về khẩu phần ăn của từng con lợn, khi tra thức ăn lợn phải nhìn vào bảng thức ăn của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới bào thai.
Hàng ngày, ngoài các công việc trên, em còn tham gia vào vệ sinh chuồng trại, sát trùng chuồng nuôi với các công việc cụ thể như sau: rắc vôi ở đường đi và hai bên hành lang để tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn. Vệ sinh máng ăn: khi lau máng ăn của lợn mẹ phải chú ý vét hết thức ăn thừa, lau thật sạch để tránh thức ăn thừa còn trên máng bị thiu, mốc, con mẹ ăn phải sẽ ảnh hưởng sức khỏe, nếu lợn bầu ăn phải thức ăn mốc, ôi thiu dễ bị sảy thai. Cần quét hành lang hàng ngày để giữ chuồng trại sạch sẽ hơn, xả nước vào gầm để tránh mùi hôi bốc lên và mầm bệnh xâm nhập.
46